Raw Material là gì? Phân loại nguyên liệu thô chuẩn nhất

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-05-24 19:12:55

Có một vị trí làm việc trong ngành sản xuất cơ bản hay sản xuất hàng hóa, chắc chắn một điều rằng, ít nhất một lần trong đời bạn được tiếp cận với cụm từ Raw Material. Vậy thì Raw Material là gì? Raw Material có những đặc điểm nhận dạng nào? Và phân loại ra sao? Chúng ta hãy cùng với Hà Anh của vieclam88.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Bạn đã hiểu Raw Material là gì chưa?

Trước khi đặt trong tư cách là một nhân viên từng đảm nhiệm vị trí công việc trong ngành sản xuất hàng hóa, khái niệm Raw Material là gì cũng có thể dễ dàng được giải đáp khi bạn có nền tảng tiếng Anh cơ bản, bởi lẽ Raw Material là một cụm từ tiếng Anh và bạn có thể dịch ra ý nghĩa từờnng minh của nó bằng những hiểu biết của bản thân hoặc sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ như Google dịch hay từ điển.

Bạn đã hiểu Raw Material là gì chưa?
Bạn đã hiểu Raw Material là gì chưa?

Raw Material được dịch ra trong tiếng Việt là nguyên liệu thô - một danh từ được sử dụng tương đối nhiều trong ngành sản xuất hàng hóa. Nhưng ngay cả việc nắm nghĩa tiếng Việt của cụm từ này đi chăng nữa thì có lẽ không ít người trong chúng ta vẫn mong muốn có thêm lời giải thích tường tận hơn cho nghĩa tiếng Việt của nó. 

Nguyên liệu thô là tên gọi để ám chỉ những loại nguyên liệu, những chất ban đầu hoặc các loại nhiên liệu được con người sử dụng để sản xuất ra những vật dụng trong đời sống tiêu dùng hoặc phục vụ cho mục đích buôn bán và trao đổi hàng hóa. Raw Material là loại hàng hóa phổ  biến dược được tất cả các quốc gia trao đổi thông thương với nhau trên tất cả các sàn giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới. Những ví dụ điển hình về Raw Material bao gồm các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ các loại nhiên liệu (tài nguyên thiên nhiên) vừa được khai thác chưa qua xử lý như than đá, đá vôi, dầu mỏ, dầu khí, rừng...các sản phẩm trong nông nghiệp như ngũ cốc...Nguyên liệu thô là thành phần căn bản trong vô số các loại sản phẩm hiện nay. 

Nguyên liệu thô là gì
Nguyên liệu thô là gì

Trước khi đưa vào quá trình sản xuất, các nguyên liệu thô (Raw material) thường được các cơ sở sản xuất xử lý sơ bộ để có thể sử dụng và tái sử dụng trong nhiều quá trình khác nhau. Với vai trò là “điểm bắt đầu” của hầu hết các loại sản phẩm, cho nên nguyên liệu thô còn được biết đến với tên gọi hàng hóa vật tư sản xuất. 

Trên thế giới, theo thống kê của ngân hàng thế giới, Cộng hòa Congo, Nam Sudan, Libya và Iraq chính là những địa chỉ chuyên sản xuất Raw Material dưới dạng là các tài nguyên thiên nhiên lớn nhất toàn cầu. Nguyên liệu thô có tác động to lớn đến nền kinh tế của quốc gia đó. Một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ tiết kiệm được một phần lớn ngân sách đất nước trong việc nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất. Không những vậy, còn có thể xuất khẩu đến những quốc gia khác. Tuy nhiên trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng có thể tận dụng mạnh được sức mạnh của nguyên liệu thô nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế và biến mình trở thành một cường quốc, bởi lẽ quá trình sử dụng hợp lý nguyên liệu thô để phát triển kinh tế giữa các nước không giống nhau. 

Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ tự nhiên
Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ tự nhiên

Đối với các loại nguyên liệu thô là tài nguyên thiên nhiên. Đây không phải là nguồn nguyên liệu thô vô hạn, không thể tự sản sinh liên tục mà cần trải qua thời gian. Quá trình khai thác và sử dụng bất hợp lý có thể là nguyên nhân tác động trực tiếp đến nền kinh tế bởi những sự cố môi trường và tình trạng cạn kiệt. Nhưng đối với những quốc gia nắm bắt được điều này và áp dụng khoa học kỹ thuật cao để chế tác và tự sản xuất ra nguyên liệu thô có thể sử dụng bền vững như các nước có nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản…) viễn cảnh về sự khan hiếm nguồn nguyên liệu sẽ không quá đáng ngại. 

Đây chính là ý nghĩa phổ biến nhất cho cụm từ Material.

 Ngoài ra, ở một vài ngữ cảnh khác nhau, Material cũng được mang một số ý nghĩa khác. Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn dưới đây nhé. 

Raw Material cũng được hiểu là giấy đế. Đây chính là một loại giấy dùng trong ngành công nghiệp sản xuất phấn viết. Nghĩa thứ ba của Raw Material chính là giấy gốc. 

Chắc chắn đến đây, bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa Raw Material rồi đúng không. Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu tiên, hãy cùng theo dõi thêm những khái niệm liên quan cũng như phân loại Raw Material để có một cái nhìn tổng quát nhất về định nghĩa này ngay dưới đây nhé. 

2. Một số đặc điểm nổi bất của Raw Material -Nguyên liệu thô

Để có thể dễ dàng nhận dạng được sự khác biệt của nguyên liệu thô với những loại nguyên liệu khác và dễ dàng phân loại, các nhà sản xuất có thể căn cứ vào một số đặc điểm nổi bật của Raw Material ngay sau đây:

Một số đặc điểm nổi bất của Raw Material -Nguyên liệu thô
Một số đặc điểm nổi bất của Raw Material -Nguyên liệu thô

- Nguyên liệu thô luôn là hàng hóa xuất hiện trong khâu đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Do đó, khái niệm nguyên liệu xuất hiện trong hầu hết các loại hình sản phẩm từ các loại thực phẩm và quá trình sản xuất tại các phân xưởng đến các mặt hàng tiêu dùng được sử dụng trong đời sống hằng ngày. 

- Đây cũng là một trong những yếu tố phục vụ cho hoạt động sản xuất cùng vốn và nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. 

Đây chính là hai đặc điểm nổi bật nhất giúp bạn có thể dàng nhận biết được nguyên liệu thô. 

Mẫu đơn xin việc

3. Phân loại Raw Material  như thế nào?

Đi sâu cách hiểu Raw Material chính là nguyên liệu thô, thì ở nhiều trường hợp khái niệm này được được giới chuyên gia của ngành sản xuất cơ bản phân làm 2 loại bao gồm: Nguyên liệu thô trực tiếp và nguyên liệu gián tiếp. Việc phân loại này có tác động lớn đến việc các kế toán viên trong doanh nghiệp ghi nhận trong bảng cân đối kế toán lẫn báo cáo về hoạt động kinh doanh. Đi vào chi tiết, chúng ta có thể dễ dàng khu biệt 2 loại Raw Material bởi một số đặc điểm nổi bật sau đây. 

 Phân loại Raw Material  như thế nào?
 Phân loại Raw Material  như thế nào?

Thứ nhất là nguyên liệu thô trực tiếp. Khái niệm này được sử dụng để nhấn mạnh đến loại nguyên liệu được các cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp trong việc chế tạo và sản xuất các thành phẩm. Bạn có thể dễ dàng hình dung hơn trong ví dụ các thợ mộc sử dụng gỗ để sản xuất ra các loại bàn ghế. 

Trong doanh nghiệp, các nguyên liệu thô trực tiếp được xem là một loại tài sản mang tính lưu động. Loại nguyên liệu này sẽ được ghi nhận vào danh mục giá vốn khi doanh nghiệp tiến hành làm báo cáo kinh doanh. Cũng tại các doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại nguyên liệu thô, thì có nhiều công đoạn hơn so với với những doanh nghiệp chỉ nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu thô vào sản xuất và tạo ra thành phẩm. Tất cả những công đoạn này sẽ được thống kê đầy đủ trong quá trình làm báo cáo hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 

Đây cũng được xem là loại chi phí biến đổi.

Nguyên liệu thô gián tiếp
Nguyên liệu thô gián tiếp

Trong khi đó, nguyên liệu thô gián tiếp được biết là danh mục nguyên liệu không nằm trong thành phẩm cuối cùng mà nằm rải rác trong suốt quá trình sản xuất ra các sản phẩm. Vì lý do này, cho nên nguyên liệu thô gián tiếp được các doanh nghiệp ghi nhận là tài sản dài hạn. Tuy nhiên, so với các tài sản dài hạn khác thì thời gian khấu hao của loại tài sản này ngắn hơn nhiều.

Trên đây là toàn bộ những thông tin đi giải mã giúp bạn Raw material là gì cùng với những thông tin xoay quanh. Hi vọng những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Xem thêm: Direct mail là gì? Lợi thế của việc bán hàng qua Direct mail

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: