Xem ngay bản mô tả công việc nhân viên Marketing chi tiết nhất

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2020-12-22 09:07:06

Nhân viên Marketing có vai trò như thế nào cũng như cần thực hiện những nhiệm vụ,chức năng gì? Bài viết về bản mô tả công việc nhân viên marketing dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp chi tiết nhất!

1. Nhân viên Marketing là làm gì?

Vài nét về nhân viên Marketing
Vài nét về nhân viên Marketing

Trước tiên, để nắm rõ hơn về công việc, chúng ta cùng điểm qua vài thông tin về nhân viên Marketing nhé!

Marketing là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mỗi công ty, một doanh nghiệp nếu làm tốt khâu Marketing lẽ dĩ nhiên sẽ chiếm được ưu thế lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng.

Về khái niệm, nhân viên Marketing hay còn được biết đến với tên gọi là Marketer được hiểu là những người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của công ty hay doanh nghiệp. Nhờ vào các hoạt động này, doanh nghiệp có thể gắn kết với khách hàng đồng thời tạo ra một mối quan hệ bền chặt lâu dài. Hay nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ Marketing.

Xem thêm: Những mẫu cv marketing ấn tượng. Đừng bỏ lỡ!

2. Bản mô tả công việc nhân viên Marketing chi tiết

Bản mô tả công việc nhân viên Marketing
Bản mô tả công việc nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch, chiến lược do Giám đốc hoặc Trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru nhất. Ngoài ra nhân viên marketing sẽ là người trực tiếp thực hiện các chiên lược marketing giúp qiangr bá sản phẩm và doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Tùy theo công ty mà nhân viên marketing có thể sẽ phải thực hiện các công việc khác nhau nhưng chủ yếu họ sẽ phải làm những công việc sau đây:

2.1. Lập kế hoạch Marketing dựa trên chỉ thị của ban lãnh đạo

Lập kế hoạch Marketing dựa trên chỉ thị của ban lãnh đạo
Lập kế hoạch Marketing dựa trên chỉ thị của ban lãnh đạo

Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà nhân viên Marketing cần phải thực hiện. Trong bất cứ hoạt động Marketing nào của doanh nghiệp, kế hoạch là một trong những dữ liệu quan trọng nhất không thể thiếu. Một kế hoạch Marketing cụ thể và hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được nguồn lực đồng thời đo lường được tính hiệu quả của công việc.

Nhiệm vụ của nhân viên Marketing ở đây là phải xây dựng một lộ trình chi tiết bao gồm tất cả hoạt động cụ thể và chi tiết nhất dưới sự chỉ đạo của ban quan trị doanh nghiệp.

2.2. Nghiên cứu và phát triển thị trường

Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường

Bài toán thu hút khách hàng không phải là dễ dàng, đặc biệt là đặt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp như hiện nay. Nghiên cứu thị trường sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này, đây có thể nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một người nhân viên Marketing. Công việc này đòi hỏi ở một người nhân viên Marketing rất nhiều kỹ năng, quan trọng nhất là kỹ năng phân tích và tập trung để có thể đưa ra những thông tin số liệu đảm bảo chính xác 100%.

Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một hoạt động tìm kiếm và thu thập các thông tin về thị trường, phân tích các dữ liệu đã thu thập được nhằm đề ra những định hướng thu hút khách hàng cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Khi doanh nghiệp của bạn đưa sản phẩm ra thị trường, những rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu như bộ phận Markting làm tốt công việc nghiên cứu thị trường thì nhà quản trị có thể xác định rủi ro từ trước qua đó giảm thiểu thành công rủi ro. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực tài chính và thời gian vì không cần phải giải quyết các quyết định sai lầm.

Cụ thể với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, nhân viên Marketing thực hiện một số công việc như sau:

- Thu thập thông tin từ khách hàng thông qua nhiều hình thức như: Điện thoại, email, phỏng vấn trực tiếp, thực hiện các khảo sát thông qua nhiều hình thức

- Tổng hợp dữ liệu thu thập được, lập bảng báo cáo với các dữ liệu đã qua xử lý

- Dựa vào bản báo cáo đưa ra kết luận tổng quan về thị trường

- Tham gia đề xuất các chiến lược kinh doanh và định hướng ngắn hạn cho ban quản trị doanh nghiệp

2.3. Nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh khách hàng, việc nắm bắt đối thủ cạnh tranh là một trong những chìa khóa then chốt giúp doanh nghiệp có thể mở ra cánh cửa thành công. Nói một cách dễ hiểu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có nghĩa là việc tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn là ai và sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của họ với ý tưởng kinh doanh của bạn. Đây là một nhiệm vụ tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực đòi hỏi người nhân viên Marketing cần phải kiên trì và nỗ lực cho đến cùng. Trong bối cảnh kinh doanh đầy cạnh tranh, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn trở thành cái tên hàng đầu được khách hàng tin dùng? Để có thể trở thành người đi đầu, bạn bắt buộc phải hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu thậm chí là nắm bắt được từng đường đi nước bước của doanh nghiệp đối thủ. Tại sao hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực hay kinh doanh một dòng sản phẩm tuy nhiên doanh số thu về luôn có sự chênh lệch? Đừng quên rằng, chỉ với một ưu thế cạnh tranh nhỏ cũng sẽ tạo ra một tác động lớn, thay đổi toàn bộ ván cờ.Việc bạn xác định được các hoạt động của đối thủ sẽ là lời giải đáp không thể nào hữu ích hơn cho câu hỏi này!

Nhiệm vụ chính của nhân viên Marketing khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là tìm hiểu các thông tin về đối thủ thông qua các nguồn khác nhau như: Mạng xã hội, sử dụng dữ liệu google, thông tin khách hàng của đối thủ… dựa trên kinh nghiệm đã có sẵn từ trước. Bên cạnh đó, nhân viên Marketing cũng cần phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như:

- Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh dựa trên 4 tiêu chí có sẵn: Cùng bán sản phẩm, cùng sở hữu cơ sở kinh doanh, tiếp thị đối tượng khách hàng tương tự, tham gia thị trường vào thời điểm giống nhau

- Phân loại đối thủ cạnh tranh: Sau khi đã có danh sách đối thủ cạnh tranh, nhân viên Marketing cần tiếp tục thực hiện công việc phân loại các đối thủ thành nhóm dựa vào mức độ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

- Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh: Như đã đề cập ở trên, đây là bước quan trọng nhất của nhiệm vụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để đối thủ có thể dễ dàng lộ ra điểm yếu trong cuộc chiến thương trường đầy khốc liệt? Để thực hiện được nhiệm vụ này, người nhân viên Marketing phải vận dụng rất nhiều thời gian cũng như công sức đồng thời phải đảm bảo thông thạo các công cụ xử lý data của khách hàng. Thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ được tiến hành thu thập dựa trên các nhóm sau: Thông tin chung, sản phẩm và dịch vụ của đối thủ, mạng lưới phân phối của đối thủ, truyền thông, khách hàng tiềm năng của đối thủ.

- Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh: Tiếp theo bước thu thập, bạn cần sắp xếp các dữ liệu trong bảng báo cáo theo trình tự hợp lý để ban lãnh đạo có thể dễ dàng tiến hành so sánh, đối chiếu.

2.4. Xây dựng ý tưởng cho các chiến lược marketing

Xây dựng ý tưởng
Xây dựng ý tưởng

Sau khi đã tiến hành nghiên cứu thị trường đảm bảo nắm bắt được các thông tin về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, nhân viên Marketing cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng cũng như đề xuất các ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc xây dựng ý tưởng có vai trò là tiền đề giúp doanh nghiệp định hướng thành công một chiến lược Marketing hiệu quả cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Ý tưởng ở đây có thể được hiểu là những hoạt động giúp doanh nghiệp quảng bá sản trên truyền , dịch vụ của mình thông qua các hình thức khác nhau. Đó có thể là một đoạn video viral, mini game, bài viết dạng chia sẻ, các hoạt động chương trình ưu đãi, giảm giá…

2.5. Đo lường độ hiệu quả từ các chiến lược Marketing

Đo lường độ hiệu quả từ các chiến lược Marketing
Đo lường độ hiệu quả từ các chiến lược Marketing

Độ hiệu quả được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể, đây có thể được xem là thước đo cho sự thành công của bất kì chiến lược Marketing nào. Khi thực hiện nhiệm vụ này, người nhân viên Marketing cần có khả năng ứng biến và xử lý nhanh chóng, kịp thời để có thể đối diện với những sự thay đổi và biến hóa của thị trường đồng thời thông thạo các phần mềm hỗ trợ đo lường kết quả.

Để có thể hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc nhân viên Marketing cần thực hiện trong quá trình đo lường độ hiệu quả từ các chiến lược:

- Lập kế hoạch trước để hỗ trợ toàn bộ các kênh: Một sản phẩm sẽ sử dụng rất nhiều kênh để quảng bá, mỗi kênh sẽ cần đến những kỹ thuật giám sát khác nhau. Nhân viên Marketing cần phải hiểu rõ về đặc điểm của từng loại kênh để có thể tiến hành phân cấp các kênh theo các mức độ khác nhau

- Lập nhóm kiểm soát nhằm đo lường sức nâng của chiến dịch: Cụ thể với công việc này, nhân viên Marketing cần xác định được tiêu chuẩn nhóm kiểm soát trên toàn bộ các kênh để có thể tính toán chính xác về mặt lợi nhuận.

- Xây dựng phương pháp đo lường phù hợp: Nhiệm vụ của người nhân viên Marketing là cần xác định những thông số và tiêu chuẩn đo lường phù hợp sao cho đưa ra con số tổng quan chính xác nhất về mức độ tác động lên người tiêu dùng.

- Sử dụng các công cụ báo cáo, phân tích: Đây là bước cuối cùng cũng như bước quan trọng nhất khi thực hiện nhiệm vụ đo lường độ hiệu quả từ các chiến lược. Nhân viên Marketing có thể sử dụng các công cụ đo lường như: Google Analytics, Formisimo, Facebook Ads…

Tham khảo: Những việc làm marketing mới nhất hiện nay

3. Một số công việc khác nhân viên Marketing cần thực hiện

Một số công việc khác nhân viên Marketing cần thực hiện
Một số công việc khác nhân viên Marketing cần thực hiện

Ngoài những công việc chính đã được nêu ở phần trên, người nhân viên Marketing cũng cần phải đảm bảo thực hiện một số nhóm công việc sau đây như:

- Tham gia huấn luyện cho các nhân viên đại lý, chi nhánh bán hàng về sản phẩm, tham gia các hoạt động marketing khác…

- Hỗ trợ các hoạt động Marketing thông qua những hình thức như: Soạn thảo, báo cáo thông tin tài liệu…

- Tổng hợp số liệu đánh giá người tiêu dùng bằng bản báo cáo

- Phụ trách phần định dạng nội dung và hình ảnh, sắp xếp việc in ấn

- Tổng kết các dữ liệu và xu hướng về Marketing

- Phối hợp cùng với các phòng ban khác thực hiện theo chỉ thị của cấp trên

4. Yêu cầu cần có để làm nhân viên marketing

Để có thể trở thành một nhân viên marketing thì bạn bắt buộc phải có các tố chất dưới đây:

  • Có khả năng tư duy nhạy bén để phân tích được các chiến lược marketing hiệu quả
  • Kỹ năng tin học văn phòng tốt
  • Có thể đọc hiểu tiếng Anh nhằm học học các tài liệu nước ngoài và sử dụng phầm mềm trong quá trình làm việc
  • Ham học hỏi và luôn cập nhật những xu hướng marketing mới nhất

5. Mức lương của nhân viên marketing 

Nhân viên marketing hiện nay có mức lương giao động khoảng 6 - 15tr/tháng. Cụ thể thì với những người chưa có kinh nghiệm mức lương sẽ khoảng 6-8tr/tháng còn với những người đã có kinh nghiệm trên 1 năm thì mức lương trên 10tr/tháng. Đặc biệt một số nhân viêm marketing có thể có thu nhập khủng theo hoa hồng của dự án tham gia.

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần biết về bản mô tả công việc nhân viên Marketing. Đừng quên theo dõi và truy cập vieclam88.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin thú vị xoay quanh tuyển dụng và việc làm bạn nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bản mô tả đầy đủ công việc của nhân viên Marketing tại đây!

Bản mô tả công việc nhân viên Marketing--.docx

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: