Hợp đồng liên doanh là gì? Tìm hiểu mẫu hợp đồng liên doanh

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-04-09 11:17:15

Trong kinh doanh, có một loại hợp đồng được goị là hợp đồng liên doanh. Hợp đồng liên doanh là gi? Hợp đồng liên doanh có chức năng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết điểu đó cho bạn. 

1. Tìm hiểu khái niệm về hợp đồng liên doanh là gì

Trong kinh doanh có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau. Trong đó, có một loại hợp đồng giúp doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp khác, được sự bảo hộ của pháp luật. Đó chính là hợp đồng liên doanh. Vậy hợp đồng liên doanh là gì? Hợp đồng liên doanh là Thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên doanh với việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của từng bên trong việc hình thành doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Hợp đồng liên doanh điều chỉnh quan hệ giữa các bên liên doanh với nhau và quan hệ giữa từng bên liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh khi họ tham gia doanh nghiệp liên doanh. Hợp đồng liên doanh chỉ có hiệu lực khi được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài phê chuẩn thông qua thủ tục cấp giấy phép đầu tư. 

Khái niệm hợp đồng liên doanh
Khái niệm hợp đồng liên doanh 

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được ký kết hợp đồng liên doanh với Việt Nam đó là nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ toàn bộ các quy định theo pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp hoặc các thỏa thuận quốc tế khác mà có sự góp mặt của Việt Nam. 

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2. So sánh điểm giống và khác giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nếu không được phân biệt rõ ràng và cụ thể, chúng ta chắc hẳn sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại là hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có khá nhiều những điểm tương đồng với nhau. Cụ thể, cả hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đều cần có sự thỏa thuận trong việc phân chia quyền lợi của mình giữa các bên tham gia ký hợp đồng với nhau. Bên cạnh đó , hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng đều nêu rõ trách nhiệm của các bên cần có là gì. Tuy nhiên, có rất nhiều những điểm mà hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh khác nhau. Những điểm khác nhau đó bao gồm những điểm gì? Ngay sau đây sẽ là phần so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hơp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

So sánh hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh
So sánh hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

Với từng loại hình kinh doanh cụ thể cũng như các mô hình kinh doanh cụ thể, sẽ cần áp dụng hai loại hợp đồng này một cách hợp lý bởi mỗi loại hợp đồng sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Tránh trường hợp áp dụng sai hợp đồng, điều đó sẽ không hề có lợi cho doanh nghiêp của bạn.

2.1. Những điểm giống nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Quan hệ của đầu tư được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng

- Chủ thể của hợp đồng: các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

- Về nội dung, cả hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đều là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ khi tham gia ký kết hợp đồng. 

- Hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đều có thể được tham gia ký bởi hai bên hoặc nhiều bên liên quan. 

Những điểm giống nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Những điểm giống nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

2.2. Những điểm khác nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay còn gọi là hợp đồng BBC, được pháp luật việt nam coi là một hình thức đầu tư độc lập. Trong khi đó, hợp đồng liên doanh thì không như vậy. Mục đích của hợp đồng liên doanh là đạt được sự thỏa thuân giữa các bên liên quan trong quá trình liên kết. Bên cạnh đó, hợp đồng liên doanh cũng chính là một trong những cơ sở pháp lí trong quá trình tạo nên một doanh nghiệp liên doanh. 

- Về chủ thể hợp đồng: Hợp đồng hợp tác kinh doanh không giới hạn các nhà đầu tư. Có thể là các nhà đầu tư trong nước làm hợp đồng để liên kết với nhau, hoặc cũng có thể là liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Còn đối với hợp đồng liên doanh, sự tham gia có mặt của nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài là điều bắt buộc phải có trong quá trình ký kết hợp đồng liên doanh. Đây là quy định đã được pháp luật ban hành. 

 Những điểm khác nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Những điểm khác nhau giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Giá trị cốt lõi của hợp đồng: hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được pháp luật quy định tại Điều 28 của Luật đầu tư năm 2014, đây là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của các bên liên quan để hợp tác kinh doanh. Đây được coi như là một trong những hình thức đầu tư. Trong khi đó, hợp đồng liên doanh chỉ là một cơ sở pháp lý để pháp luật công nhận và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia kí kết hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng liên doanh không phải là một hình thức đầu tư như hợp đồng hợp tác kinh doanh. Để có thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có. 

Mẫu hợp đồng liên doanh
Mẫu hợp đồng liên doanh

- Về những thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng thỏa thuận những nội dung về: phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh, thể thức góp vốn. Còn đối vơi hợp đồng liên doanh, sau khi được ký kết sẽ hình thành một pháp nhân, được bảo hộ bởi Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Có thể coi hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng thành lập một công ty. 

Qua so sánh trên, có thể tháy với những điểm khác nhau, hai loại hợp đồng là hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu điểm và han hạn chế riêng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có quy trình làm việc nhanh chóng mà không tốn nhiều chi phí. Còn đối với hợp đồng liên doanh, sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn cho việc xử lý hợp đồng. Nhưng bù lại sẽ được pháp luật quy định và bảo vệ rõ ràng hơn. Sau khi kết thúc hợp tác, các bê liên quan cần tiến hành quá trình giải thể doanh nghiệp. 

Xem thêm: Mẫu hợp đồng kinh tế

3. Quy định của pháp luật trong việc ký liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài

Về cơ bản, mẫu hợp đồng liên doanh gồm có những thành phần sau đây

- Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, cùng với đó là tên của doanh nghiệp liên doanh. 

- Xác định doanh nghiệp hoạt động theo loại hình gì, lĩnh vực hoạt động là về lĩnh vực gì

- Vốn điều lệ của mỗi bên tham gia

- Tiến độ và thời gian hoạt động của dự án hợp tác liên doanh

- quyền cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

- Điều kiện để chấm dứt hợp đồng, giải thể doanh nghiệp 

- Phương thức giải quyết tranh chấp và trách nhiệm của các bên khi tham gia hơp đồng

Quy định của pháp luật trong việc ký liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài
Quy định của pháp luật trong việc ký liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài

Sau khi các bên liên quan thống nhất được với nhau về các điều khoản trong hợp đồng, cần ký hợp đồng và chờ một thời gian để hợp đồng được nhà nước công nhận. 

Như vậy, với những kiến thức cơ bản trên về hợp đồng kinh doanh, rất hy vọng các bạn đã có được những kiến thức bổ ích cho mình. Chúc bạn thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: