Tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế và những vấn đề xoay quanh

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-18 11:04:04

Khủng hoảng kinh tế là một thuật ngữ ám chỉ giai đoạn kinh tế đi xuống trầm trọng và hoạt động kinh tế bị ngưng trệ. Vậy làm sao để biết khủng hoảng kinh tế đang xảy ra? Những nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế? Và làm gì để giảm thiểu cũng như vượt qua nó? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khủng hoảng kinh tế và những vấn đề quan trọng xoay quanh.

Tìm Việc Làm Kinh Doanh

1. Tổng hợp về những vấn đề liên quan tới khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm, ngưng trệ trong các hoạt động kinh tế diễn ra trong một thời gian kéo dài và dẫn đến những hậu quả trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế là quá trình đưa các hoạt động kinh tế vào giai đoạn suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

1.1. Tìm hiểu về đặc điểm của khủng hoảng kinh tế

Thuật ngữ khủng hoảng kinh tế được đề cập tới trong môi trường vĩ mô, nó có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay một khu vực thậm chí là trải rộng ra cả thế giới. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thì các vấn đề như chính trị, kinh tế, xã hội đều bị tác động gây ra những hậu quả khó lường.

​ Tính chất của những cuộc khủng hoảng kinh tế
​ Tính chất của những cuộc khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế cũng được hiểu theo hướng triết học là sự suy sụp tạm thời của hoạt động sản xuất, làm tăng mức độ căng thẳng giữa các tầng lớp phân cấp trong xã hội. Từ đó tái tích tụ hình thành một nền tư bản mới, tức là qua quá trình này thì nền kinh tế có thể biến đổi đi theo một hướng khác với nhiều triển vọng hơn sau một quá trình bùng nổ trước đó.

Những yếu tố tác động tới khủng hoảng kinh tế thường là tài chính và tiền tệ, có nhiều loại khủng hoảng kinh tế khác nhau và trong đó chúng đều có ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế, xã hội trong thời gian kéo dài.

Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng tới các chỉ số tài chính, kinh tế như GDP giảm, thanh khoản cạn kiệt, lạm phát gia tăng, lãi suất tăng, tăng số lượng người lao động thất nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu bị ngưng trệ, thị trường chứng khoán có nguy cơ bị đóng băng và tổng giá trị nợ quốc gia tăng chóng mặt.

1.2. Những nguyên nhân dẫn kinh tế đến khủng hoảng

Biểu hiện xuống dốc của hoạt động kinh tế
Biểu hiện xuống dốc của hoạt động kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế thường bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng. Những hoạt động liên quan tới tiền tệ có thể là nguyên nhân gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính khi mà nhu cầu về tiền tệ tăng nhanh chóng vượt mức cung hoặc mức cung vượt mức cầu.

Với những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn xảy ra nguyên nhân là do trình trạng sụp đổ của hệ thống ngân hàng tại những nước phát triển mạnh hoặc do sự ồ ạt đua nhau sản xuất trong khu cung đang lớn hơn rất nhiều so với cầu.

Sự bắt nguồn dấu hiệu của các khủng hoảng tài chính sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, những vấn đề về sụp đổ thị trường chứng khoán hay bong bóng tài chính các vấn đề nợ quốc gia đề có thể là nguyên nhân sơ khai dẫn đến một giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế.

Nguyên nhân diễn ra các cuộc khủng hoảng lớn không chỉ có vậy nó còn bị tác động bởi những yếu tố xã hội khác như chiến tranh, dịch bệnh hay mâu thuẫn, phân tầng giữa các cấp trong xã hội. Một ví dụ cụ thể và nổi bật như cuộc đại dịch Covid -19 đã kéo theo những nguy cơ dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế tại một số quốc gia không kiểm soát được dịch bệnh.

Tham khảo: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì trong tình hình phát triển hiện nay?

Với những nguyên nhân vĩ mô được cho là khách quan này thì không ai có thể ngăn chặn quá trình khủng hoảng kinh tế diễn ra. Vì vậy chỉ còn cách làm chậm lại quá trình này hoặc quản lý, giảm thiểu những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế.

2. Phân loại các kiểu hình khủng hoảng kinh tế

Các loại khủng hoảng kinh tế được phân chia chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó thì khủng hoảng kinh tế được chia làm 3 loại là khủng hoảng thường, khủng hoảng thiếu và khủng hoảng nợ.

Các loại khủng hoảng kinh tế được biết đến nhiều
Các loại khủng hoảng kinh tế được biết đến nhiều

2.1. Đặc điểm của loại khủng hoảng kinh tế thừa

Khi các hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ trong khi nhu cầu không có dẫn đến hàng hóa được sản xuất ra thừa, lượng cung lớn hơn cầu từ đó làm cho hoạt động kinh doanh, trao đổi và lưu thông hàng hóa bị đình trệ.

Khủng hoảng kinh tế thừa có thể xảy ra khi hiện đại hóa các thiết bị máy móc hoạt động thay thế con người, lượng công nhân thất nghiệp, không có thu nhập. Trong khi đó quy trình sản xuất có hiệu quả mang lại nhiều sản phẩm vượt quá mức nhu cầu dẫn đến sự dư thừa và ứ đọng hàng hóa.

Hoặc khi hàng hóa có xu hướng khan hiếm các ông chủ lớn đầu cơ để đẩy mức giá lên quá cao tạo nên giá bong bóng bất hợp lý. Đến một thời điểm khi mà hàng hóa được sản xuất nhiều các chủ đầu cơ cũng tuôn ra lượng hàng lớn để giảm tổn thất.

Lúc này bong bóng bị vỡ dẫn tới giá hàng hóa lại quay ra sụt giảm nghiêm trọng vì thế hoạt động sản xuất lại giảm đi dẫn đến tình trạng bị phá sản, người lao động mất việc mà hàng hóa thì vẫn dư thừa.

2.2. Loại hình khủng hoảng thiếu

Ngược lại với khủng hoảng thừa thì khủng hoảng thiếu xảy ra khi nguồn cung sụt giảm trong khi nhu cầu tăng cao. Một số nguyên nhân tác động như do tăng dân số, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt nguồn nguyên liệu, hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ.

Đối với loại khủng hoảng này người dân, người tiêu dùng sẽ bị tác động mạnh mẽ khi mà mức giá của hàng hóa bị đẩy lên cao đến mức không thể chấp nhận được. Khi đó sự phân tầng cấp độ lại rõ ràng hơn khi mà người nghèo không đủ chi trả đề mua hàng hóa, đồ dùng làm gia tăng sự bất mãn dẫn đến nhiều hậu quả kéo theo.

2.3. Khủng hoảng kinh tế nợ

​ Khủng hoảng tài chính có thể là bắt nguồn của những cuộc khủng hoảng kinh tế
​ Khủng hoảng tài chính có thể là bắt nguồn của những cuộc khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng nợ có thể kể đến ở phạm vi doanh nghiệp hoặc chính phủ một nước khi mà không có khả năng chi trả những khoản nợ mình đã mượn. 

Khủng hoảng này xảy ra gây tác động chủ yếu tới mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ chứ không ảnh hưởng phạm vi lớn như khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu.

3. Những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn từng nổ ra

Trên thế giới đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra để lại những hậu quả lâu dài và khó giải quyết. Những cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế lớn có thể kể đến như: Khủng hoảng hoa Hà Lan năm 1637, khủng hoảng tín dụng Anh năm 1772, khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973, Khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010.

Điểm qua những ảnh hưởng mà khủng hoảng kinh tế gây ra

Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 còn biết đến là một trong những cuộc đại khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng toàn cầu và bắt nguồn từ phố Wall - Mỹ. Đến mãi 1939 thì những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này mới được phần nào giải quyết.

Những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra
Những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra

Cuộc khủng hoảng được cho là gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam một cách mạnh mẽ đó là cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng khi xảy ra hiện tượng bong bóng nhà đất, sự sụt giá chứng khoán, mất giá tiền tệ tại Mỹ sau đó lan rộng sang các nước Châu Âu.

Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tác động tới nền kinh tế Việt nam nhiều đến mức hiện nay nó vẫn được nhắc đến như là một cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Việt Nam.

4. Những hoạt động hỗ trợ vượt qua khủng hoảng kinh tế

Để vượt qua những cuộc khủng hoảng thì cần phải có sự can thiệp hỗ trợ từ chính phủ. Chính phủ các nước phải đưa ra những chính sách điều hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định và phù hợp. 

Không những thế chính phủ các nước còn phải cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp để có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng.

Tìm kiếm thu hút các nguồn đầu tư để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hỗ trợ tài chính cho phía ngân hàng, doanh nghiệp, triển khai các gói kích cầu hoặc khuyến khích hoạt động gia tăng sản xuất nếu cần.

Xem thêm: việc làm tư vấn tài chính

Đối với mỗi người lao động để vượt qua những cuộc khủng hoảng kinh tế thì phải tìm kiếm và thích ứng với môi trường làm việc mới, tham gia những lĩnh vực việc làm an toàn hơn, tìm kiếm cơ hội xung quanh những khó khăn hiện tại, không nên bị động chờ đợi được hỗ trợ hay giúp đỡ.

​ Những biện pháp để thúc đẩy bình thường hóa hoạt động kinh tế
​ Những biện pháp để thúc đẩy bình thường hóa hoạt động kinh tế

Bài viết trên đây về khủng hoảng kinh tế hy vọng đã giúp bạn hiểu được về những tính chất và đặc điểm của quá trình này. Qua đó bạn cũng biết thêm về những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới và bạn cũng có thể nhận định được nguy cơ cũng như những dấu hiệu không chắc chắn trong hoạt động kinh tế để có thể chủ động hơn đảm bảo nguồn lực tài chính của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: