Hospitality là gì và những điều cần biết về thuật ngữ này trong ngành dịch vụ

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2022-03-10 16:44:10

Hospitality là gì” chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều thắc mắc và quan tâm. Lĩnh vực hospitality tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong phạm vi bài viết hôm nay hãy cùng nhau khám phá về ngành nghề này.

1. Hospitality là gì? 

Đây là 1 khái niệm phổ biến dùng thường được sử dụng trong ngành dịch vụ khách hàng. Hospitality trong tiếng Anh được dịch nghĩa là lòng yêu mến, sự mến khách hoặc có thể hiểu đơn giản là thái độ thân thiện, nhiệt tình tiếp đón khách hàng. 

1.1. Giới thiệu về Hospitality 

Hospitality là ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc khách hàng bao gồm Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Dịch vụ. Bởi vậy hospitality được định nghĩa một cách trừu tượng là “ngành công nghiệp không khói”. 

Hospitality là gì?
Hospitality là gì?

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có niềm đam mê và tài năng trong lĩnh vực này vì thế sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến hospitality ở nước ta chiếm số lượng khá lớn. Không chỉ là ngành học thú vị, quan trọng nhất là sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc tại các vị trí, bộ phận thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến dịch vụ khách hàng. Có thể đánh giá hospitality là một trong những chuyên ngành ẩn chứa nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nếu các bạn biết cách khai thác cũng như nỗ lực học tập và làm việc.

1.2. Tìm hiểu chi tiết 

Khi nhắc đến khái niệm hospitality, thông thường mọi người sẽ nhầm lẫn rằng đây chỉ là thuật ngữ dành riêng cho lĩnh vực khách sạn - nhà hàng. Trên thực tế hospitality sẽ được phân chia thành 3 mảng chính: 

- Food & Beverage (Ẩm thực): gồm các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, quán bar,... 

- Accommodation (Dịch vụ lưu trú): gồm khách sạn, resort, homestay, hotel,... 

- Travel & Tourism (Du lịch & lữ hành): gồm các công ty lữ hành, ngành hàng không,....

Những mảng chính của ngành hospitality
Những mảng chính của ngành hospitality 

Như vậy, tóm gọn lại thì bất cứ ở đâu tồn tại các vị trí, bổn phận dịch vụ khách hàng thì ở đó sẽ xuất hiện khái niệm hospitality, bao gồm những nhân viên được học tập và tốt nghiệp ngành hospitality. 

1.3. Vai trò, tiềm năng của ngành hospitality 

Ngành công nghiệp không khói với giá trị lên đến hàng tỷ USD. Tại các nước phát triển, ngành hospitality chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế đặc biệt ở một vài quốc gia như Thụy Sĩ, Singapore thì đây còn là ngành mũi nhọn. 

Tiềm năng của ngành hospitality
Tiềm năng của ngành hospitality 

Riêng đối với Việt Nam, ngành hospitality ngành càng phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi lượng lớn nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cao. Theo thống kê mỗi năm ngành hospitality ở nước ta cần thêm 25.000 nhân sự mới. Bởi vậy có thể nói, cơ hội nghề nghiệp của các bạn sinh viên theo học ngành hospitality rất rộng mở:

1.3.1. Nhà hàng 

Một lựa chọn hoàn hảo đó là bạn có thể trở thành nhân viên tại các nhà hàng, cơ sở ăn uống ở địa phương, hoặc các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thậm chí là nhà hàng quốc tế sang trọng. Có vô vàn vị trí có thể lựa chọn tùy vào chuyên ngành cũng như sở thích, đam mê của bạn: đầu bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng,...

1.3.2. Khách sạn/Resort 

Tương tự như các nhà hàng, bạn hoàn toàn có thể apply vào các khách sạn, resort cao cấp 5 sao hoặc các nhà nghỉ bình dân. Rất nhiều công việc thú vị mà bạn có thể ứng tuyển như: lễ tân, quản lý cấp cao,.... 

Cơ hội việc làm luôn rộng mở
Cơ hội việc làm luôn rộng mở 

1.3.3. Du lịch lữ hành 

Nếu chuyên môn của bạn liên quan nhiều đến du lịch thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến lựa chọn trở thành một chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Khi làm ở vị trí này, công việc của bạn là giúp khách hàng lập ra plan kế hoạch cụ thể phù hợp với lịch trình của họ và biến kế hoạch đó thành thực tế. Bạn cũng có thể làm ở các vị trí khác tương đương với năng lực/sở thích của bản thân như: thiết kế tour, hướng dẫn viên du lịch,.... 

1.3.4. Các ngành nghề khác 

Còn rất nhiều vị trí tiềm năng, cơ hội làm việc tốt mà bạn có thể nắm bắt khi theo học ngành hospitality. Bạn có thể trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện, làm việc chủ yếu tại các hội nghị, lễ hội âm nhạc lớn nhỏ,... Bạn cũng có thể trở thành các chuyên viên trong spa thẩm mỹ viện để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho khách hàng. Thậm chí, bạn còn có thể trở thành tiếp viên hàng không nếu muốn. Ngành hospitality không bó buộc bạn phải đi theo khuôn mẫu nào, bạn hoàn toàn có thể làm ở bất cứ vị trí nào nếu đủ khả năng, kiến thức và sự cố gắng. 

Tốt nghiệp ngành hospitality, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau
Tốt nghiệp ngành hospitality, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau 

Một lợi thế của ngành hospitality đó là có cơ hội nghề nghiệp rất cao bởi bất cứ nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó sẽ cần đến nhân viên ngành này. Đối với những sinh viên mới ra trường, các bạn có thể phụ trách mảng công việc với mức lương thấp để tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc. Sau đó các bạn sẽ có cơ hội thăng tiến cao và làm việc tại các lĩnh vực, địa điểm hot như nhà hàng, khách sạn cao cấp, khu du lịch sang trọng,... 

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành hospitality không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đuổi ngành này thật sự là ý tưởng không tồi bởi bạn hoàn toàn có thể tích lũy kiến thức ngay từ khi còn nhỏ. Tất nhiên để thành công và tiến xa trong công việc, không riêng ngành hospitality mà bất cứ vị trí làm việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có kiến thức căn bản, được đào tạo bài bản qua các khóa học, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn.

2. Các kỹ năng cần có để làm việc ngành hospitality là gì? 

- Kiến thức: Đam mê là tốt nhưng chưa đủ để hoàn thành việc gì đó. Để thành công, chúng ta cần kết hợp khéo léo giữa việc yêu thích và kiến thức chuyên môn. Bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn nắm vững những điều căn bản, nghiệp vụ của ngành. Và hospitality cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, kiến thức ở đây không chỉ bao gồm lý thuyết sách vở mà còn gồm cả kỹ năng thực tế. Để làm tốt điều đó, chăm chỉ học tập là cần thiết nhưng đừng quên đi thực tập và làm các công việc part time phù hợp để tích lũy kinh nghiệm.

- Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng cần thiết không chỉ trong công việc mà còn áp dụng vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt đối với ngành hospitality càng đòi bạn rèn luyện kỹ năng này bởi bạn sẽ phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe cũng quan trọng vì trong nhiều trường hợp, những gì khách hàng cần ở bạn là được lắng nghe những gì họ chia sẻ.

Một số kỹ năng quan trọng của ngành hospitality
Một số kỹ năng quan trọng của ngành hospitality

- Ngoại ngữ: Với đặc thù thường xuyên tiếp xúc và làm việc với khách nước ngoài vì thế nhân viên ngành hospitality bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ, ít nhất là giao tiếp. Ngoại ngữ sẽ là lợi thế của rất nhiều ngành nghề, nhưng với hospitality, ngoại ngữ đã trở thành yêu cầu cơ bản, bắt buộc bạn phải có. Và càng biết nhiều thứ tiếng sẽ càng có lợi cho công việc của bạn. 

- Thái độ: Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với một người làm trong ngành hospitality. Người ta vẫn có câu “thái độ hơn trình độ”, trong một vài trường hợp, việc đúng - sai không phải vấn đề mà vấn đề là thái độ của bạn có làm khách hàng cảm thấy hài lòng, tôn trọng hay không. 

Hospitality có thể nói là ngành nghề làm dâu trăm họ vì thế bạn cần học cách chịu được áp lực, tiết chế cảm xúc và  tư duy logic để đưa ra những hành động, quyết định đúng đắn nhất.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau giải đáp câu hỏi “hospitality là gì”. Hy vọng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích và sáng suốt trong việc chọn ngành, chọn nghề!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: