Tham khảo bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh đầy đủ

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-07-03 09:23:18

Hồ sơ xin việc là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp đối với ứng viên; ứng viên có thể lựa chọn nhiều hình thức gửi khác nhau như: trực tiếp đến trụ sở công ty hay gửi online; tùy theo từng công ty cụ thể, yêu cầu về hồ sơ xin việc của mỗi công ty là khác nhau, nhìn chung, nó đều gồm các giấy tờ cơ bản như: sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, ảnh thẻ 3x4 hoặc 4x6,… Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Tham khảo bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh đầy đủ”.

1. CV xin việc nhân viên kinh doanh

CV xin việc là bộ hồ sơ quan trọng, nó giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát về mục tiêu, sở thích, con người cũng như năng lực làm việc của ứng viên. Một bản CV chuẩn cần đạt được yêu cầu cơ bản về hình thức: 1 trang A4 và yêu cầu về nội dung: đưa thông tin ngắn gọn giới thiệu về bản thân, các thông tin về mục tiêu hay kinh nghiệm nên hướng đến công việc đang ứng tuyển.

CV xin việc nhân viên kinh doanh
CV xin việc nhân viên kinh doanh

Bạn có thể tham khảo các bài viết hướng dẫn về cách tạo CV trên rất nhiều trang tìm việc làm khác nhau hay bạn có thể sử dụng các CV mẫu theo từng vị trí ngành nghề cụ thể; CV trên các trang tìm việc làm thường được thiết kế khá bắt mắt, khoa học và tính chuyên nghiệp cao, làm nổi bật được nội dung mình muốn đề cập và nói đến trong CV.

Lưu ý khi viết CV xin việc nhân viên kinh doanh, các nội dung nên được trình bày một cách ngắn gọn và “chắt lọc thông tin” nhất; nên biết sắp xếp và trình bày nội dung một cách khoa học, không nên viết chèn nội dung của danh mục này sang danh mục khác. Vì dụ, bạn lại viết kinh nghiệm làm việc trong mục tiêu làm việc; lý do, đưa thông tin về kinh nghiệm để làm nổi bật mục tiêu làm việc.

Điều đó là không nên; bạn chỉ nên làm vậy trong cuộc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp; bởi viết theo lối đó sẽ tạo nên các phân đoạn khá dài, gây mất thời gian trong quá trình đọc CV của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng chỉ thường dành từ 15s -20s để đọc một CV, vì vậy, các nội dung lên được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng; tập trung vào nội dung duy nhất.

Viết CV xin việc nhân viên kinh doanh
Viết CV xin việc nhân viên kinh doanh

Từng phần nội dung đã được phân chia rõ ràng, hãy chỉ điền đúng nội dung từng phần, không chèn thêm hay giới thiệu thêm. Ngoài ra, bạn phải nghiên cứu kỹ về yêu cầu đối với CV xin việc của nhà tuyển dụng; nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên chuẩn bị CV bằng tiếng anh hay tự chuẩn bị CV cá nhân (đối với công việc làm về sáng tạo).

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo hồ sơ xin việc .doc cùng nhiều tính năng khác

2. Đơn xin việc nhân viên kinh doanh

Đơn xin việc là giấy tờ quan trọng, luôn luôn đi kèm với bộ hồ sơ xin việc (bạn mua tại các cửa hàng văn phòng phẩm hay hiệu photo). Bạn có thể bám sát gợi ý trong lá đơn xin việc để điền thông tin chính xác; nội dung đưa vào đơn xin việc phải đảm bảo được tính chính xác, cũng như làm nổi bật mong muốn được làm việc vào vị trí nhân viên kinh doanh của bạn.

Đơn xin việc nhân viên kinh doanh
Đơn xin việc nhân viên kinh doanh

Nếu bạn không thích phong cách trình bày của lá đơn xin việc nhân viên kinh doanh mẫu, rập khuôn và cứng ngắc; bạn có thể lựa chọn hình thức đánh máy hoặc viết tay một mẫu đơn xin việc mới, mang đậm màu sắc phong cách cá nhân bạn; tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được nội dung chính của lá đơn.

3. Thư xin việc nhân viên kinh doanh

Không giống đơn xin việc – thể hiện sự chủ động và tự nguyện làm việc của ứng viên, là yêu cầu bắt buộc phải có; thư xin việc là lá đơn bạn được quyền lựa chọn viết hoặc không. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hay bạn thực sự mong muốn được làm việc tại vị trí đó, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị một lá thư xin việc nhân viên kinh doanh.

Thư xin việc nhân viên kinh doanh
Thư xin việc nhân viên kinh doanh

Một lá thư xin việc cần đảm bảo được 3 yếu tố chính: mở thư, nội dung thư và kết thư. Với phần mở thư, bạn phải có tiêu đề, thông tin người nhận và thông tin ứng viên viết thư. Với phần nội dung thư, cần trình bày đến nhà tuyển dụng lý do bạn viết lá thư, nêu kinh nghiệm và kỹ năng bạn đạt được, không nói thẳng, nhưng thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự phù hợp của bạn đối với vị trí công việc này; cuối cần là kết thư, gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã đọc lá thư của bạn.

Chú ý, các thông tin đưa vào nên ở dưới dạng chia sẻ, liệt kê; đừng viết theo giọng văn khoe khoang và phô trương hơi quá về bản thân, cần trình bày một cách ngắn gọn, tập trung vào ý chính bạn đang đề cập.

4. Sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khỏe nhân viên kinh doanh

Sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khỏe luôn có trong hồ sơ xin việc cùng đơn xin việc, bạn cần bám sát và đọc kỹ các thông tin yêu cầu và điền chính xác; chú ý, không gạch xóa hay sai chính tả trong sơ yếu lý lịch cá nhân; dán ảnh đầy đủ và lấy dấu xác nhận của UBND quận huyện nơi bạn đang sinh sống (nếu có yêu cầu).

Giấy khám sức khỏe bạn có thể lấy tại các bệnh viện hay cơ sở y tế có thẩm quyền về việc cấp giấy khám sức khỏe; thông thường, bạn sẽ mất từ 100 nghìn đồng – 150 nghìn đồng cho việc khám sức khỏe; bạn nên chuẩn bị trước một vài bản dự phòng; giấy khám sức khỏe đảm bảo rằng, bạn hoàn toàn có sức khỏe để đáp ứng về yêu cầu công việc.

Sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khỏe nhân viên kinh doanh
Sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khỏe nhân viên kinh doanh

Ảnh thẻ có thể là 3x4 hoặc 4x6; tùy theo yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng; hay nếu không được yêu cầu cụ thể, bạn nên chọn ảnh 4x6, phù hợp với ô khung ảnh trong sơ yếu lý lịch cá nhân.

Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn xin việc cho người có kinh nghiệm

5. Một số loại giấy tờ khác

Một số loại giấy tờ khác đi kèm như: chứng chỉ và bằng cấp liên quan; sổ hộ khẩu photo có công chứng; chứng minh thư hay căn cước công dân photo có công chứng; giấy khai sinh photo có công chứng.

Các chứng chỉ và bằng cấp thuộc về ngành học của bạn hay các chứng chỉ yêu cầu phải có đối với những loại hình kinh doanh đặc thù; nếu đã muốn lựa chọn kinh doanh sản phẩm đó, bạn nên chuẩn bị cho mình các chứng chỉ cơ bản của ngành.

Hay như, để minh chứng cho kỹ năng bạn sở hữu, bạn có thể mang đến bản sao có dấu xác nhận của các chứng chỉ như: chứng chỉ tin học văn phòng, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tiếng Trung,…

Các giấy tờ như: giấy khai sinh photo, sổ hộ khẩu photo, chứng minh thư photo,… bạn cần mang bản photo và bản gốc ra UBND quận huyện nơi bạn đang cư trú hay đến các văn phòng công chứng để đơn vị cơ quan có thẩm quyền xác nhận và công chứng.

Một số loại giấy tờ khác
Một số loại giấy tờ khác

Chú ý, khi viết nội dung bên ngoài hay bìa của hồ sơ xin việc; với phần nội dung và tên hồ sơ; bạn nên trình bày dưới dạng in hoa có dấu; đặc biệt, tên hồ sơ không nên để là “xin việc”; thay vào đó, hãy nêu cụ thể vị trí bạn đang ứng tuyển như – Nhân viên kinh doanh; điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho phía nhà tuyển dụng trong việc phân loại và sàng lọc hồ sơ.

Các thông tin về ứng viên cần được trình bày đầy đủ; nội dung hồ sơ bao gồm, nên trình bày từng giấy tờ có trong hồ sơ vào 1 dòng, khoa học, dễ nhìn. Ví dụ: sơ yếu lý lịch, cv xin việc, thư xin việc, giấy khai sinh photo, sổ hộ khẩu photo, chứng minh thư photo, chứng chỉ tiếng anh photo, chứng chỉ tin học photo,…. (tất cả các bản photo đều đã được công chứng).

Trên đây là bài chia sẻ của vieclam88 về bài viết “Tham khảo bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh đầy đủ”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về hồ sơ ứng tuyển cho vị trí nhân viên kinh doanh.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: