Hạ tầng logistics là gì? Hệ thống hạ tầng logistics của nước ta

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-11 14:06:26

Trong thời đại ngày nay, Logistics là một trong những dịch vụ quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hạ tầng logistics là gì, vai trò của hạ tầng logistics trong nền kinh tế hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc quan tâm đến hạ tầng của dịch vụ này nhé!

1. Hạ tầng logistics là gì?

Hạ tầng logistics là tất cả những cơ sở vật chất, kiến trúc, kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng, phục vụ cho ngành dịch vụ logistics như: hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường thủy nội bộ,... Hạ tầng logistic được chia ra thành hai nhóm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông

Hạ tầng logistics là gì?
Hạ tầng logistics là gì?

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một hệ thống các vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện tổ chức nền móng cho ngành giao thông vận tải như hệ thống đường sá, cầu cống, nhà ga, sân bay, cảng biển,… Bên cạnh đó còn bao gồm các trang thiết bị đi kèm như biển báo, đèn tín hiệu, tín hiệu,…

Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông là tất cả hệ thống thông tin dùng để quản lý các hoạt động của hàng hóa như nhập liệu, vận chuyển, lưu kho,… Cơ sở vật chất cho hạ tầng này là máy tính, thiết bị điện tử phục vụ cho việc thông tin và truyền thông

Xem thêm: Danh sách việc làm logistics mới nhất

2. Vai trò của hạ tầng logistics trong nền kinh tế

Hạ tầng logistics đóng một vài trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, nó đáp ứng được hoạt động sản xuất và nhu cầu thiết yếu của chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, hạ tầng logistics còn có vai trò như vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, xử lý và lưu trữ hàng hóa cũng như đảm bảo về thông tin liên lạc giữa các dây chuyển sản xuất để tạo thành một mắt xích hoạt động liên tục qua các công đoạn. Các hoạt động như vận chuyển hàng hóa, lưu trữ kho bãi hay truyền đạt thông tin là những hoạt động cơ bản và đặc trưng của logistics, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được tác động trực tiếp từ cơ sở hạ tầng logistics thông qua tác động trực tiếp vào hoạt động logistics.

Vậy vai trò cụ thể của hạ tầng logistics là gì?

2.1. Hạ tầng logistics có vai trò hỗ trợ xuyên suốt trong hoạt động logistics

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hay cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa. Bất kì sự đầy đủ hay thiếu hụt nào của hạ tầng logistics đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp

Giao thông vận tải trong hạ tầng logistics có vai trò đảm nhận tất cả những hoạt động như vận chuyển hàng hóa từ mắt xích này đến mắt xích khác. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, cho đến đưa nguyên liệu và nhà xưởng sản xuất, sau đó đưa các hàng hóa thành phẩm vào các khâu chế biến, rồi phân phối đến các kênh phân phối như đại lý, nhà bán lẻ, cho đến tay người tiêu dùng.

Vai trò của hạ tầng logistics
Vai trò của hạ tầng logistics

Nhiệm vụ này đòi hỏi tần suất sử dụng nhiều phương tiện giao thông vận tải như đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Những phương tiện giao thông vận tải này thuận lợi thì công đoạn vận chuyển, xử lý hàng hóa càng được rút ngắn

Bên cạnh đó, kho vận cũng đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong việc xử lý và lưu trữ hàng hóa. Hệ thống kho vận càng nhiều, càng dễ dàng phục vụ cho việc cung cấp hàng hóa đến người tiêu dùng trong tương lai.

Đọc thêm: Tìm hiểu Logistics ngược là gì?

2.2. Hạ tầng logistics có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xanh hóa toàn doanh nghiệp

Theo thống kê gần đây trong hạ tầng logistics, vận tải hàng hóa là một trong những hoạt động chiếm nhiều năng lượng trên thế giới, cụ thể lên đến 35%. Điều này đồng nghĩa với việc hạ tầng logistics mà yếu kém và thiếu tính đồng bộ thì lượng khí thải dẫn đến ô nhiễm môi trường là rất cao.

Chính vì vậy, việc cải tiến và phát triển hạ tầng logistics đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy hoạt động xanh hóa toàn doanh nghiệp. Đầu tư thêm đường cao tốc, mở rộng sân bay, hải cảng là những giải pháp thiết thực nhằm rút gọn hoạt động vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường

2.3. Hạ tầng logistics có chất lượng cao sẽ giúp thúc đẩy và chính xác hóa hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của toàn doanh nghiệp

Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế công nghiệp hiện đại, tốc độ và độ chính xác của chuỗi cung ứng hàng hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp tạo nên một điểm mạnh vượt trội cho doanh nghiệp. Hạ tầng logistics có vai trò đẩy nhanh tiến độ, giúp hoạt động logistics được thông suốt và hạn chế tình trạng tắc nghẽn, hàng hóa lưu thông từ khâu này đến khâu khác được dễ dàng.

Hạ tầng logistics có chất lượng cao
Hạ tầng logistics có chất lượng cao

Đầu tiên, hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng nhất đối với tiến độ vận chuyển của toàn bộ hoạt động logistics. Các yếu tố thuộc về hạ tầng giao thông vận tải quyết định tới tốc độ luân chuyển hàng hóa như đường bộ, đường thủy, đường sắt,… đóng một vai trò tiên quyết. Đối với cơ sở hạ tầng đường bộ thì diện tích mặt đường, chất lượng đường sá, mạng lưới phân bổ hay hệ thống cầu đường, cao tốc, đường hầm là những yếu tố cần được quan tâm để tối ưu tốc độ vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đấy, đường thủy cũng cần phải quan tâm đến hệ thống tàu thuyền, cảng biển lớn và vững chắc; hệ thống kho vận luôn trong điều kiện sẵn sàng nhất có thể,…

Nếu như những hệ thống này không được quan tâm và cải thiện thì rất dễ ảnh hưởng đến mức độ an toàn của hàng hóa. Mặt đường không bằng phẳng, hệ thống đường ray cũ kỹ, kho vận không đảm bảo,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa, nhất là những hàng hóa dễ vỡ hay lương thực, thực phẩm.

Đọc thêm: 3PL là gì? Tại sao nên chọn 3PL trong logistics

3. Hệ thống hạ tầng logistics hiện nay ở Việt Nam như thế nào?

Tầm quan trọng của hạ tầng logistics là điều không thể bàn cãi nhưng không phải ai cũng biết hệ thống hạ tầng logistics của nước ta hiện nay như thế nào. Dưới đây là những thông tin mà Timviec365.com.vn đã khai thác và tìm hiểu, qua đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất

3.1 Hạ tầng logistics đường sắt ở nước ta

Mạng lướt đường sắt nước ta khá dày với mật độ khoảng 7,9 km/1000 km2, gồm 7 tuyến chính và hơn 12 tuyến phụ, tổng chiều dài là 3.143km; hệ thống số ga tàu là 277, phân bố và trải dài khắp 34 tỉnh thành.

Hạ tầng logistics đường sắt
Hạ tầng logistics đường sắt

Trong năm 2020, tổng công ty đường sắt Việt Nam và các công ty vận tải đã phối hợp để sửa chữa, nâng cấp hàng loạt kho bãi phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa kịp thời. Bên cạnh đó đường sắt Việt Nam cũng khai thông được tuyến đường vận chuyển nông sản từ Miền Tây sang Trung Quốc, mở thêm một ga đường sắt tại khu vực thành phố Vinh để làm ga Liên vận quốc tế, phục vụ cho việc giám sát hàng xuất nhập khẩu

Tuy nhiên nhìn chung hạ tầng logistics đường sắt hiện nay ở nước ta vẫn đang thiếu quy hoạch đồng bộ phục vụ vận chuyển một số hàng hóa chuyên dụng như nông sản, thiếu sự kết nối giữa đường sắt và các hệ thống đường khác như cảng sông, cảng biển – nơi tập kết nhiều nông sản. Hiện nay số ga liên vận quốc tế vận tải hàng nông sản ở Việt Nam chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc, chính vì thế cần có những biện pháp nhằm quy hoạch một số ga đường sắt thành ga liên vận quốc tế tại miền Trung và miền Nam

3.2. Hạ tầng logistics đường bộ

Theo World Bank, mạng lướt đường bộ Việt nam hiện nay có tổng chiều dài khoảng 206633km, tuy nhiên chiếm 60% là tuyến đường địa hình đồi núi. Hiện nay chất lượng của các tuyến đường vẫn còn yếu kém và rất hay xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là ở những thành phố có mật độ dân số đông và nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn

Hạ tầng logistics đường bộ
Hạ tầng logistics đường bộ

Năm 2020, bộ GTVT đã thống nhất bổ sung thêm một vài tuyến đường nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa quá cảnh, đạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cảng quốc tế Nghi Sơn – Thanh Hóa

Bộ GTVT cũng đã hoàn thành xong 10 dự án hạ tầng đường bộ quan trọng trong năm 2020 với tổng mức đầu tư lên đến 8.000 tỷ đồng gồm những dự án nối đường bộ - cao tốc, dự án nâng cấp mặt đường, xung yếu,…

3.3. Hạ tầng logistics đường hàng không

Cho đến năm 2020 thì Việt Nam có tổng cộng 22 cảng không  trong đó có 11 cảng quốc tế và 11 cảng nội địa. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam thì tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 235 máy bay dân dụng và 32 trực thăng được đăng ký quốc tịch Việt Nam

Hạ tầng logistics đường hàng không
Hạ tầng logistics đường hàng không

Dự đoán đến năm 2025 thì nhu cầu đầu tư để phát triển hạ tầng hàng không vẫn vô cùng lớn.  Dự đoán sẽ tiếp tục đổ khoảng 10 tỷ USD nữa và hạ tầng hàng không. ACV cũng lên kế hoạch để đầu tư và nâng cấp một loạt cảng hàng không với tổng số tiền đầu tư lên đến 66,6 nghìn tỷ trong giai đoạn từ 2021-2025.

Thêm vào đấy, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT tập trung tháo gỡ các vướng mắc, chỉ đạo và đẩy mạnh đầu tư, giải ngân nhanh chóng các dự án, công trình giao thông quan trọng. Vào ngày 19/5/2020 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định để ACV đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 ở Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Và tổng vốn đầu tư của dự án này lên đến 10.990 tỷ đồng bằng chính nguồn vốn của ACV.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, quý bạn đọc đã có những câu trả lời hữu ích cho câu hỏi: hạ tầng logistics là gì? Vai trò của hạ tầng logistics và hạ tầng logistics ở Việt Nam hiện nay, từ đó có những kiến thức đúng đắn, bổ ích.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: