1. Giới thiệu về mẫu đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108
Đầu tiên, chúng ta cùng điểm qua một số thông tin về Nghị định 108 nhé.
1.1. Vài nét về Nghị định 108
Như đã đề cập trong phần mở đầu của bài viết nhà nước hiện đang rất quan tâm đến hệ thống an sinh xã hội. Đặc biệt trong số đó là hệ thống bảo trợ xã hội và bảo hiểm xã hội. Sau một thời gian dài làm việc, đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận được phúc lợi gì? Đây chính là điều mà lực lượng lao động chính ở nước ta hiện đang đặc biệt quan tâm đến.
Nghị định số 108 hay còn được biết đến với tên gọi Nghị định 108/2014/NĐ-CP là một trong những nghị định được quan tâm nhất, đặc biệt đối là với tầng lớp lao động đã chuẩn bị đến tuổi về hưu và có mong muốn được nghỉ hưu sớm. Theo những gì pháp luật nước ta yêu cầu, người lao động sau khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và đáp ứng đủ điều kiện về hưu sẽ được xét về hưu và hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người lao động không đáp ứng được những yêu cầu về mặt sức khỏe, trí lực hoặc có những vấn đề cá nhân cần được xét tinh giảm biên chế và về hưu sớm, họ sẽ áp dụng những điều khoản trong Nghị định 108 để viết đơn xin nghỉ việc.
1.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108
Tại các cơ quan, xí nghiệp, các công ty nói chung hiện nay đều rất tạo điều kiện cho những lao động có thâm niên đóng góp lâu năm được về hưu sớm nếu có nhu cầu. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có 1 mẫu đơn xin nghỉ việc chung, người lao động chỉ cần tải về và điền tên tuổi cùng các thông tin cá nhân đầy đủ.
Những với loại hình mẫu đơn xin về hưu trước kỳ hạn, bạn có thể phải tự soạn mẫu đơn. Dưới đây là ví dụ về mẫu đơn này để bạn tham khảo. Nhìn chung, so với các loại hình đơn xin nghỉ việc khác, nó chỉ khác biệt ở phần lý do và nguồn tài liệu luật pháp được sử dụng.
2. Những quy định dành cho đối tượng muốn nghỉ việc theo Nghị định 108
Vậy, những trường hợp người lao động nào có thể áp dụng các điều luật trong Nghị định 108? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
2.1. Quy định về tính chất công việc
Có rất nhiều công việc nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe đã được Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành danh sách để người lao động có thể nắm rõ. Những công việc này thường khá nặng nhọc và phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. (Ví dụ: Thợ mỏ, thợ cơ khí,...) Khi thuộc những nhóm nghề này, nam từ 50 -53 tuổi, nữ từ 45 - 48 tuổi có thể xin về hưu sớm với điều kiện đã đóng ít nhất 15 năm bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, để thuộc diện tinh giản biên chế của các cơ quan, xí nghiệp sản xuất, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm ít nhất 20 năm; lao động nam ở độ tuổi từ 55 - 58; lao động nữ ở độ tuổi từ 50 đến 53.
Nếu bạn là đối tượng tinh giản biên chế, thuộc danh sách những ngành nghề nặng nhọc cùng với đó nằm trong nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 bạn sẽ được xét nghỉ hưu sớm khi là lao động nam từ 53 - dưới 55 tuổi; lao động nữ từ 48 đến dưới 50 tuổi. Trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bạn phải có 15 năm được xác nhận tính chất công việc nặng nhọc.
Nghị định 108 phong phú và chi tiết hơn về các điều lệ cho người Lao động khi nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt, so với Luật Bảo hiểm xã hội thì những điều luật này nhiều hơn và đặc biệt không khấu trừ lương hưu cũng như các trợ cấp khác trong từng trường hợp cụ thể.
2.2. Các quy định về giấy tờ
Như các loại hồ sơ xin nghỉ việc khác, hồ sơ xin nghỉ việc theo Nghị định 108 cũng có yêu cầu nhất định về các vấn đề liên quan đến hồ sơ, giấy tờ. Đặc biệt đối với người lao động muốn về hưu sớm, việc chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ là vô cùng quan trọng để các công tác xét duyệt hồ sơ xảy ra nhanh và trơn tru hơn.
2.2.1. Các giấy tờ nộp kèm đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108
Đơn vị làm việc của người lao động phải cấp giấy cho người lao động xác minh quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí. Những giấy tờ này phải được gửi kèm với giấy đăng ký cư trú khi nghỉ hưu kèm địa chỉ khám bệnh trong bảo hiểm xã hội hoặc địa chỉ khám bệnh ban đầu người lao động đăng ký.
Bên cạnh đó, người lao động phải gửi chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã được chứng thực.
2.2.2. Lưu ý về sổ bảo hiểm
Nếu khi gửi hồ sơ xin nghỉ việc bạn vẫn chưa kết thúc hợp đồng làm việc tại cơ quan thì đơn vị bạn làm việc sẽ là đơn vị nộp đơn lên cơ quan giải quyết bảo hiểm xã hội cho bạn.
Nếu khi gửi hồ sơ bạn đã được phê duyệt cho nghỉ rồi thì bạn phải tự nộp sổ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Lưu ý, sổ bảo hiểm xã hội đem đi nộp phải được chốt sổ.
3. Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108
Khi có nhu cầu, mong muốn xin nghỉ hưu sớm, bạn cần phải dành thời gian đọc kỹ những quy tắc, quy định trong Nghị định 108 để tránh sai phạm và mất tiền lương hưu. Đặc biệt, ở Điều 2 trong Nghị định 108 có ghi rõ những đối tượng được về hưu sớm và được xét trả tiền lương hưu. Bạn nên xem kỹ mục này để những căn cứ trong lá đơn được chính xác hơn.
Hiện nay, việc kiểm tra các thông tin về bảo hiểm xã hội đã đơn giản và không còn phức tạp, yêu cầu nhiều bước như trước. Bạn có thể lên website bảo hiểm xã hội để kiểm tra trực tiếp sổ bảo hiểm xã hội và năm đóng bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, tùy theo thực tế cá nhân bạn là nhóm đối tượng nào để xác minh năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu kèm những thông tin liên quan.
Trong đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108, để tăng tính xác thực bạn có thể trích rõ tại mỗi căn cứ theo Điều bao nhiêu trong Nghị định. Đặc biệt, bắt đầu từ khoảng thời gian nào bạn muốn được nghỉ hưu. Cơ quan bạn đang công tác cũng cần được báo trước về nguyện vọng này của bạn để bàn giao công việc và đào tạo nhân viên mới.
Vậy là vieclam88.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu về đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108. Có thể nói, ai trong chúng ta cũng muốn đóng góp hết sức mình cho xã hội, cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc về hưu sớm là điều không ai mong muốn. Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng bạn đọc đã có thêm nguồn thông tin tham khảo để xây dựng mẫu đơn này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Tham gia bình luận ngay!