[Giải mã] Điều dưỡng khác gì y tá và một số thông tin liên quan

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-12 11:36:49

Với những ai yêu thích những công việc ngành Y tế - Dược, điều dưỡng và y tá là hai vị trí nhận được sự quan tâm đông đảo trên thị trường tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được hai vị trí này. Vậy, điều dưỡng khác gì y tá? Cùng giải mã câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của vieclam88.vn nhé.

1. Tìm hiểu về dưỡng và y tá

Xã hội phát triển, yêu cầu về chất lượng đời sống của con người ngày một nâng cao. Chính vì lẽ đó, những công việc thuộc nhóm ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày một thể hiện giá trị và giữ vững vị thế trên thị trường tuyển dụng. Bên cạnh bác sĩ, dược sĩ thì điều dưỡng và y tá là hai công việc nhân được sự quan tâm của nhiều người nhất. Cùng tìm hiểu vài nét về hai công việc này nhé.

1.1. Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là công việc có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và bảo vệ tình hình sức khỏe của người bệnh trước - trong và sau khi bệnh nhân điều trị. Họ là những người kề cận, nắm bắt tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Định nghĩa về điều dưỡng
Định nghĩa về điều dưỡng

 Để bệnh nhân có điều kiện hồi phục tốt nhất, điều dưỡng sẽ thường xuyên tiếp xúc, theo dõi tình hình bệnh nhân. Bên cạnh sức khỏe thể chất, người điều dưỡng cũng nhận trách nhiệm phụ trách sức khỏe tinh thần, giữ cho bệnh nhân luôn lạc quan, giữ trạng thái tốt nhất về tâm lý để phục vụ các công tác khám chữa bệnh về lâu dài. 

Họ là mắt xích quan trọng trong bộ máy chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 

1.2. Y tá là gì?

Nếu so với điều dưỡng, có thể nói nghề y tá không nặng về chuyên môn như điều dưỡng. Công việc của y tá là thực hiện y theo lệnh của bác sĩ. Họ thường hoạt động ở những đơn vị có quy mô nhỏ hơn như trạm xá, các trung tâm ý tế đơn vị cấp phường, xã, các trạm y tế của các doanh nghiệp, trường học… 

Định nghĩa về y tá
Định nghĩa về y tá

Y tá vẫn làm việc tại các phòng khám, bệnh viện những nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ công việc của bác sĩ, kiểm soát những hoạt động liên quan đến hành chính, giấy tờ của bệnh nhân như soạn hồ sơ bệnh án, sắp xếp những giấy tờ chụp chiếu của bệnh nhân, sắp xếp những giấy tờ, phương án hội chẩn của bác sĩ; tiêm cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân sinh hoạt và uống thuốc đúng giờ.

2. Phân biệt điều dưỡng và y tá

Không phải ngẫu nhiên hai ngành nghề này thường bị nhầm lẫn với nhau. Nếu như không có kiến thức hoặc không tìm hiểu sâu về hệ thống nhân sự ngành y, rất nhiều người lẫn lộn hai khái niệm trên. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào nội dung chính bài viết và tìm hiểu xem y tá và điều dưỡng có gì khác nhau nhé. 

2.1. Những điểm tương đồng của nghề điều dưỡng và y tá

Trước tiên, không thể không kể đến điểm tương đồng và khối ngành nghề. Cả hai công việc này đều thuộc nhóm ngành Y dược - chăm sóc sức khỏe. Những người bệnh nhân chính là khách hàng của y tá, điều dưỡng. 

Những điểm tương đồng của nghề điều dưỡng và y tá
Những điểm tương đồng của nghề điều dưỡng và y tá

Cũng như bác sĩ, y tá và điều dưỡng đều có trách nhiệm và nhiệm vụ tối quan trọng phải bảo vệ, gìn giữ, cải thiện sức khỏe cho người dân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Những công việc chuyên môn cao nếu như thiếu đi bàn tay hỗ trợ của điều dưỡng và y tá cũng sẽ không thể hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao đối với quá trình điều trị của bệnh nhân. 

Thứ hai, về đặc thù công việc. Không thể phủ nhận điều dưỡng và y tá là hai đội hình nhân sự đóng góp và hỗ trợ công việc của đội ngũ bác sĩ cực lớn. Nếu như thiếu đi họ, công việc của bác sĩ sẽ nặng hơn đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trực tiếp đến sức khỏe của các y bác sĩ do khối lượng công việc của họ sẽ nặng lên. 

2.2. Những điểm khác nhau cơ bản giúp phân biệt điều dưỡng và y tá

2.2.1. Sự khác nhau về nhiệm vụ cần thực hiện

Một điều dưỡng cần thực hiện những công việc gì? Nhiệm vụ của một người điều dưỡng cần thực hiện nghiêng nhiều về chuyên môn hơn là y tá, một người điều dưỡng cần phải thực hiện các công việc như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ đón tiếp bệnh nhân, tiếp nhận bệnh nhân đồng thời là hướng dẫn người bệnh làm thủ tục hành chính để được thăm khám.

- Thực hiện quy trình chăm sóc toàn diện đối với người bệnh, quy trình này cần phải đúng theo tiêu chuẩn đã đề ra theo từng loại bệnh. Đòi hỏi điều dưỡng phải là những người có kiến thức hiểu biết về chuyên môn.

- Thực hiện thăm khám sơ bộ cho người bệnh: Ghi lại những triệu chứng là dấu hiệu bệnh của bệnh nhân đồng thời là điền cách xử lý vào phiếu ghi nhận và phiếu theo dõi của bệnh nhân đúng theo quy định mà bệnh viện đề ra.

Nhiệm vụ của điều dưỡng cần nhiều chuyên môn hơn so với y tá
Nhiệm vụ của điều dưỡng cần nhiều chuyên môn hơn so với y tá

- Điều dưỡng có nhiệm vụ thăm nom bệnh nhân và thực hiện theo các yêu cầu của bác sĩ.

- Điều dưỡng cũng là những người thực hiện việc lên kế hoạch để có thể chăm sóc và quản lý bệnh nhân. Bên cạnh đó họ cũng là những người thực hiện những công việc chuyên môn thuộc tùy từng khoa điều trị như là tiêm thuốc cho bệnh nhân, đặt ống thông, ống nuôi ăn, truyền dịch hay là thay băng cho bệnh nhân.

- Thực hiện việc kiểm tra và cấp thuốc đầy đủ đồng thời kiểm soát các trang thiết bị y tế để có thể lên kế hoạch khi cần sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các trang thiết bị này.

- Bàn giao lại công việc vào cuối ca đồng thời là ghi sổ những điều lệnh về y tế trong ngày hay những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bệnh nặng.

Khác với các điều dưỡng viên, công việc của vị trí y tá không yêu cầu cao về chuyên môn như là công việc điều dưỡng viên, một người làm việc ở vị trí y tá cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ khi khám bệnh ví dụ như: Chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ các bác sĩ trong việc chuẩn bị dụng cụ y tế, lấy dụng cụ y tế, làm các loại xét nghiệm cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ, trấn an tinh thần bệnh nhân, giúp bệnh nhân băng bó các vết thương. Bên cạnh đó, một y tá còn cần thực hiện các công việc sau: Chuẩn bị phòng ốc cho bệnh nhân, tiếp đón bệnh nhân và làm việc theo những yêu cầu của bác sĩ trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân.

Nhiệm vụ mà một người y tá cần thực hiện yêu cầu ít hơn về chuyên môn
Nhiệm vụ mà một người y tá cần thực hiện yêu cầu ít hơn về chuyên môn

- Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân: Y tá cũng là những người tham gia vào quá trình chăm sóc  bệnh nhân giống như điều dưỡng nhưng công việc của họ cần ít chuyên môn hơn, họ cần thực hiện các công việc như: Quản lý đơn thuốc của bệnh nhân, quản lý lịch uống thuốc của các bệnh nhân đồng thời là trao đổi về các vấn đề sức khỏe trong quá trình bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Từ đó, đề xuất ý kiến về dịch vụ,…với bác sĩ.

- Y tá cần thực hiện nhiệm vụ lên lịch hẹn cho bệnh nhân và cập nhật quản lý hồ sơ của người bệnh: Họ cần thực hiện việc xem xét lại hồ sơ của bệnh nhân, tình trạng hiện tại của bệnh nhân sau đó báo cáo lại với bác sĩ chuyên khoa và lấy lịch hẹn từ bác sĩ sau đó thông báo với bệnh nhân, đồng thời họ cũng là những người cập nhật tình hình mới nhất của bệnh nhân vào hồ sơ bệnh án.

- Quản lý quầy thuốc, thiết bị vật tư y tế, các loại hóa chất được giao cũng là trách nhiệm của một y tá. Nhiệm vụ cụ thể họ cần thực hiện là quản lý, phân loại các loại thuốc khi được nhận. Kiểm kê số lượng thuốc và thực hiện việc nhập thêm các loại thuốc đang bị thiếu, xử lý các sản phẩm thuốc không còn đạt yêu cầu, đưa ra kế hoạch tiêu hủy đối với các sản phẩm không đạt yêu cầu.

Y tá thực hiện nhiệm vụ thụ động theo yêu cầu của bác sĩ
Y tá thực hiện nhiệm vụ thụ động theo yêu cầu của bác sĩ

- Y tá cũng là những người thực hiện công tác quản lý tài sản, thiết bị vật tư y tế đảm bảo rằng các thiết bị này đủ an toàn để có thể đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó họ cũng là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khử khuẩn và chăm sóc các thiết bị máy móc y tế theo đúng quy trình.

- Thực hiện việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân trong các giai đoạn bệnh nhân điều trị đồng thời là việc hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân, đảm bảo rằng bệnh nhân dùng thuốc đúng liều lượng.

- Làm báo cáo một cách định kỳ cũng là một đầu công việc mà những người y tá phải đảm nhiệm. Thêm vào đó, y tá cũng cần thực hiện thêm một số nhiệm vụ khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Tóm lại, từ việc phân tích chi tiết công việc của điều dưỡng và y tá có thể thấy rằng những người thực hiện nhiệm vụ của một người điều dưỡng cần có chuyên môn cao hơn so với y tá. Khi mà họ cần phải thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn như đặt ống thông, nuôi ăn hay là truyền dịch cho bệnh nhân.

2.2.2. Sự khác nhau về quá trình học tập của y tá và điều dưỡng

Đầu tiên về y tá, quá trình học tập để có thể trở thành một y tá là ngắn hơn so với điều dưỡng. Đào tạo y tá chỉ là đào tạo sơ cấp. Thời gian đào tạo cho một y tá cũng ngắn hơn rất nhiều so với việc đào tạo ra một điều dưỡng, để thực hiện công việc của một y tá thì người học chỉ cần hoàn thành hệ sơ cấp với quá trình đào tạo kéo dài từ 9 đến 18 tháng.

Do đó, chức năng nghề nghiệp của y tá và điều dưỡng cũng là khác nhau khi nhiệm vụ chủ yếu của y tá là hỗ trợ bác sĩ, thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ và hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

Sự khác nhau về quá trình học tập của y tá và điều dưỡng
Sự khác nhau về quá trình học tập của y tá và điều dưỡng

Về thời gian đào tạo ra một điều dưỡng là 3 đến 4 năm dài hơn so với thời gian đào tạo của một y tá. Bên cạnh những nghiệp vụ thông thường điều dưỡng còn cần học tập các nghiệp vụ về chuyên môn. Khác với y tá, điều dưỡng có bốn cấp độ đào tạo 2 năm đối với trung cấp điều dưỡng, 3 năm đối với cao đẳng điều dưỡng và 4 năm đối với đại học. Điều dưỡng hoàn toàn có thể theo học tiếp chương trình sau đại học để nâng cao tay nghề trở thành điều dưỡng chuyên khoa hay là thạc sĩ hoặc tiến sĩ về điều dưỡng.

Điều dưỡng viên muốn được phép hành nghề thì phải tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên môn cho điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng do các cơ quan có thẩm quyền cấp cho.

2.2.3. Sự khác biệt về chức danh của y tá so với điều dưỡng

Chức vụ của những người điều dưỡng và y tá cũng là một đặc điểm rõ nét giúp chúng ta có thể phân biệt điều dưỡng và y tá. Nhiệm vụ của y tá là hỗ trợ cho quá trình làm việc của bác sĩ trong quá trình chăm sóc và giúp bệnh nhân hồi phục. Do đó, họ không có các chức vụ chuyên khoa, thạc sĩ hay là tiến sĩ như điều dưỡng.

Sự khác biệt về chức danh của y tá so với điều dưỡng
Sự khác biệt về chức danh của y tá so với điều dưỡng

Nhiệm vụ của điều dưỡng thì khác ngoài thực hiện các yêu cầu của bác sĩ thì họ cũng có những công việc chủ động như là thấu hiểu và lắng nghe bệnh nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất. Và họ cũng cần phải thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn và nghiệp vụ như đã đề cập ở phần trên của bài viết do đó chức vụ của họ không chỉ dừng lại ở bậc sơ cấp mà họ còn có thể học cao hơn trở thành các thạc sĩ và tiến sĩ trong lĩnh vực điều dưỡng.

3. Khác biệt trong mức lương của điều dưỡng và y tá

Về mặt công việc, có thể thấy y tá và điều dưỡng những nhiệm vụ riêng và khối lượng công việc có tính phân hóa rõ rệt, nhưng về lương thưởng, đãi ngộ thì y tá khác gì điều dưỡng? 

Những ngành nghề liên quan đến Y dược, chăm sóc sức khỏe nói chung đều nhận được sự tôn trọng và tôn vinh của toàn xã hội. Đối với y tá, mức lương sẽ sẽ được chia thành mức lương cơ sở và mức lương cao cấp. 

Khác biệt trong mức lương của điều dưỡng và y tá
Khác biệt trong mức lương của điều dưỡng và y tá

Trong đó, mức lương cơ sở có hệ số 1 triệu 600 nghìn/ tháng còn mức lương y tá cao cấp sẽ dao động trong 3 bậc, từ 3 triệu 700 nghìn/ tháng đến 4 triệu 800 nghìn/ tháng. Tùy vào quy mô cơ sở y tế mà mức lương sẽ có sự tăng giảm nhất định. 

Với điều dưỡng, có thể nói mức lương không chỉ cao hơn mà họ còn có nhiều cơ hội hấp dẫn như làm việc tại nước ngoài, làm việc cho những đơn vị chăm sóc sức khỏe tư nhân. Ngay sau khi ra trường, điều dưỡng có thể có mức lương từ 7 - 8 triệu đồng/ tháng. Với mỗi ca trực nhận thêm, họ sẽ có thêm 2 - 300.000 đồng. Hiện nay ở các nước phương Tây, đặc biệt những nước có dân số già hóa nhanh, nghề điều dưỡng hiện đang nhận được đãi ngộ vô cùng hấp dẫn và thu hút được nguồn lao động từ các nước đang phát triển. 

Với những chia sẻ của vieclam88.vn, mong rằng các bạn đọc đã có thêm thông tin về sự khác nhau của hai công việc điều dưỡng y tá cũng như giải mã câu hỏi “Điều dưỡng khác gì y tá?”. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: