Cty TNHH là gì? Những thông tin cần biết về loại công ty này

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-03-18 16:35:53

Trong thời đại phát triển hiện nay, nước ta không thiếu những doanh nghiệp, những công ty hoạt động với nhiều loại hình khác nhau. Các doanh nghiệp này đóng góp vào sự phát triển chung vô cùng lớn. Chính vì thế mà các bạn cũng cần phải hiểu cty tnhh là gì trước đã.

1. Cùng tìm hiểu về “chân dung” cty TNHH là gì?

Chắc chắn sẽ có những bạn mong muốn cho mình một ước mơ lập nghiệp với một công ty “siêu to” “siêu lớn”. Không ai đánh thuế ước mơ, người ta đã nói như thế. Chính vì vậy mà bạn có thể tha hồ mơ mộng với những hoài bão, với giấc mơ một công ty lớn của mình. Thế nhưng, đế cho giấc mơ đó đi vào đời thực thì trước tiên điều mà bạn cần hiểu về các loại hình của công ty như thế nào? Đương nhiên trong đó có cty tnhh? Hãy cùng vieclam88.vn hiểu sâu hơn về loại hình công ty này nhé!

Cùng tìm hiểu về “chân dung” cty TNHH là gì?
Cùng tìm hiểu về “chân dung” cty TNHH là gì?

Theo đó thì cty TNHH có tên đầy đủ chính là công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn được coi là một loại hình doanh nghiệp của nước ta và nó được rất nhiều các doanh nhân sử dụng loại hình này để thành lập công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ có tư cách pháp nhân và được pháp luật Việt Nam thừa công nhận điều đó. Theo đó thì công ty tnhh sẽ là pháp nhân còn đối với người sở hữu công ty (đứng tên thành lập công ty) sẽ được pháp luật gọi là thể nhân. Pháp nhân và thể nhân này còn được gọi là quyền và nghĩa vụ qua lại của cá nhân đó đối với doanh nghiệp, công ty của mình. Đương nhiên hai quyền này sẽ được tách riêng biệt với nhau (Tham khảo luật doanh nghiệp 2014)

Như vậy, với những thông tin cơ bản trên về công ty trách nhiệm hữu hạn thì bạn cũng đã hiểu hơn về khái niệm, chân dung của công ty này rồi đúng không nào? Như trong nội dung phần đầu cũng đã nói đến có rất nhiều cá nhân khi thành lập công ty đã áp dụng loại hình này. Tại sao họ lại sử dụng nhiều đến như thế? Câu trả lời sẽ có trong các nội dung phần sau, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều loại hình khác nhau

Công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều loại hình khác nhau
Công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều loại hình khác nhau

Đương nhiên không chỉ sở hữu cho mình một loại duy nhất, “ứng cử viên” này thậm chí không làm cho người dùng phải thất vọng khi nó “tung” ra khá nhiều loại hình khác nhau. Đem đến cho người dùng những lợi ích, những sự lựa chọn phù hợp hơn. Hãy cùng xem sự phong phú đó như thế nào nhé!

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Đối với bạn có xa lạ hay không? Có thể nói với xã hội hiện nay thì đương nhiên nó cũng không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Đặc biệt tại các điểm tập chung như ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Khi nhắc đến công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có thể những suy nghĩ như công ty này chỉ có một người làm chủ, chỉ có một người làm việc,…hay tất cả những suy nghĩ về một thành viên sẽ đều áp dụng lên công ty này. Điều đó có đúng hay không?

Đối với điều đầu tiên mà bạn cần biết về loại hình công ty này thì đây chính là loại hình công ty mà chỉ có một tổ chức hoặc là một cá nhân là chủ sở hữu. Đối với tổ chức hoặc cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ mà công ty đó gánh chịu trong quá trình hoạt động của mình và chịu trách nhiệm về cả số tài sản mà trong phạm vi hoạt động của vốn điều lệ. Cty tnhh một thành viên sẽ bắt đầu có tư cách pháp nhân khi nhận được giấy chứng nhận kinh doanh.

Thêm một điều mà bạn cần phải biết về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nữa chính là công ty này thì không được phép phát hành cổ phiếu giống như các công ty khác nhé. (Tham khảo điều 73, luật Doanh nghiệp năm 2014)

2.2. Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên

Đối với cty tnhh hai thành viên trở lên được coi là một doanh nghiệp. Thành viên của công ty này là tổ chức, nhưng cũng có thể là cá nhân. Đối với số lượng nhân viên trong công ty tối thiểu sẽ là hai thành viên và tối đa là 50 thành viên trong công ty.

Các thành viên trong công ty sẽ phải chịu về số nợ mà công ty gánh trong quá trình hoạt động và số tài sản trong phạm vi mà mình đã đóng góp thành lập doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sẽ bắt đầu chính thức có tư cách pháp nhân khi được cơ quan chức năng cấp cho giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Cũng giống như công ty tnhh một thành viên thì loại hình công ty này cũng sẽ không được phép phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, với những thông tin trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về loại hình của công ty trách nhiệm hữu hạn rồi đúng không nào? đối với những câu hỏi, những thắc mắc ban đầu của bạn đã được chúng tôi giải đáp. Vẫn còn một câu hỏi nữa đó chính “tại sao các cá nhân lại sử dụng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn này nhiều?” đến như vậy. Chắc hẳn nó sẽ phải có những ưu điểm thu hút doanh nghiệp đúng không nào?

3. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

Có thể nói đối với bất kỳ một loại hình nào cũng sẽ tồn đọng những hạn chế nhất định và có cho mình những ưu điểm vượt trội. Cho đến tận bây giờ vẫn chưa có một loại hình doanh nghiệp nào “ưu việt” hơn cả.

Về ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Đối với phạm vi chịu trách nhiệm về tài sản và số nợ đối với mỗi thành viên công ty thì họ chỉ cần phải chịu trách nhiệm với số vốn ban đầu mà mình đã đóng góp vào để thành lập công ty. Chứ còn tài sản cá nhân bên ngoài sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng và liên quan gì đến công ty cả. Đối với ưu điểm này sẽ rất có tác dụng khi mà công ty trách nhiệm hữu hạn đó không may rơi vào tình trạng rủi ro dẫn đến phá sản thì nghĩa vụ chịu trách nhiệm của các thành viên trong công ty cũng sẽ không quá lớn.

Đối với mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường thì đều phải đối mặt với cạnh tranh lớn. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập nguy cơ bị các “ông trùm” nuốt chửng là rất lớn. Chính vì thế mà để bảo toàn cho tài sản cá nhân cũng như hạn chế sự rủi ro cho mình mà họ đã vận dụng thành lập công ty theo hình thức như thế này.

Về ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Về ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Đối với vấn đề chuyển nhượng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì sẽ được pháp luật quy định chặt chẽ hơn rất nhiều. Chính vì thế mà số vốn của công ty này sẽ được đảm bảo hoàn bảo bởi sự bảo vệ của pháp luật Việt Nam hiện hành.

- Vấn đề huy động vốn và xoay vốn sẽ khá nhanh nếu như công ty có gặp vấn đề về tài chính. Bởi lẽ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (tức loại hình doanh nghiệp thứ hai) sẽ được phép phát hành trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật. Việc xoay vòng vốn, hay khả năng xoay vốn của doanh nghiệp rất quan trọng. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nếu như không xoay vốn rót vào kịp thời thì doanh nghiệp đó cũng có khả năng sụp đổ vì không đủ vốn duy trì hoạt động. Chính vì thế mà người ta cũng sẽ lựa chọn hình thức này như một giải pháp cứu cánh hơn với chính mình vậy.

- Khi thực hiện các công việc phân công, phân bổ công việc hay đưa ra một quyết định mới nào thì cần phải xin ý kiến của các bộ phận khác hay cần phải thông qua biểu quyết. Thế nhưng điều đó chỉ xuất hiện đối với các doanh nghiệp khác, còn với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì điều đó sẽ không xuất hiện. Chủ sở hữu của công ty sẽ tự ra các quyết định và không cần thông qua ai, miễn sao làm đúng pháp luật.

Về những hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn

Đương nhiên rồi, như ở trên cũng đã nói thì chưa có một loại hình công ty nào “ưu việt” cả. Với bất kỳ một loại hình nào thì cũng đều có những khuyết điểm, những hạn chế nhất định của nó.

Về những hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn
Về những hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Hạn chế đầu tiên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mà chúng ta phải nói đến chính là khả năng mở rộng doanh nghiệp. Bạn có thể mở rộng quy mô nhưng lại không thể mở rộng về số lượng nhân viên làm việc. Công ty này chỉ giới hạn tối đa là 50 nhân viên. Đối với mỗi công ty việc mở rộng về nhân sự là rất lớn, nếu như không mở rộng và phát triển được đội ngũ nhân viên của mình thì cũng sẽ bị giới hạn về sự phát triển vươn xa.

- Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, một công ty nào đều cần đến vốn để thực hiện cho sự phát triển và xoay vòng vốn nhanh. Thế nhưng công ty TNHH một thành viên lại không được phép phát hành cổ phiếu. Chính vì điều này mà sẽ dẫn đến vấn đề khả năng xoay vốn của công ty sẽ gặp khó khăn khi cần thiết.

- Đối với mức độ chịu ảnh hưởng của doanh nghiệp là hữu hạn, chính vì thế mà nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty đó gây dựng, không những ảnh hưởng đến công ty mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng nữa. Mà uy tin, thương hiệu và nguồn khách hàng tin cậy là 3 cái mà các công ty đều phải dày công gây dựng lên. Nếu như bị ảnh hưởng thì nó sẽ rất khó để lấy lại được.

- Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn còn một hạn chế lớn nữa đó chính là phải chịu sự quản lý vô cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Bắt buộc cần phải tuân theo quy định của luật. Loại hình công ty này sẽ có phần khắt khe và nghiêm hơn so với các công ty hợp danh khác.

Như vậy thì bạn cũng đã hiểu lý do tại sao mà có rất nhiều người lựa chọn hình thức này để thành lập doanh nghiệp công ty rồi chứ.

4. Những điều mà bạn cần biết khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Những điều mà bạn cần biết khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Những điều mà bạn cần biết khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

- Về đặt tên cho công ty:

Vấn đề đặt tên cho công ty khá quan trọng, bạn cần phải chú ý để đảm bảo đặt đúng tên về các ký tự và không sai quy định của pháp luật như sau: Công ty + TNHH ( hoặc là trách nhiệm hữu hạn) + Tên riêng của công ty.

Ví dụ như: Công ty TNHH Vĩnh Phúc

- Lưu ý về vốn thành lập công ty:

Số vốn để thành lập công ty sẽ phải cam kết đủ trong khoảng thời gian là 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc là thời gian góp đủ số vốn sẽ phải nhỏ hơn quy định trong điều lệ.

Công ty nếu như có hoạt động kinh doanh ở một số ngành nghề có quy định về số vốn tối thiểu thì sẽ phải thực hiện góp đủ số vốn đó. Còn hầu hết các ngành nghề được phép hoạt động ở nước ta lại không quy định về điều này.

- Lưu ý về ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh

Lưu ý về ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh
Lưu ý về ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh

Đối với các ngành đã đăng ký hoạt động kinh doanh thì ngành nghề đó phải được áp mã theo đúng với quy định pháp luật.

Đối với các ngành nghề kinh doanh thì bạn cũng cần phải chú ý để thực hiện đúng, tránh cách ngành nghề bị cấm và không đủ yêu cầu.

Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về cty tnhh là gì rồi đúng không? Để không làm trái pháp luật thì cần phải có những tìm hiểu rõ hơn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: