Những yếu tố cần và đủ để trở thành một chuyên gia đàm phán

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-04-29 12:09:30

Trong cuộc sống, nhất là công việc, đàm phán là kỹ năng quan trọng, cần thiết được thực hiện để giúp ta đạt được mục đích. Vai trò của việc này quan trọng đến độ biến đàm phán trở thành một nghề. Không phải ai cũng có thể tham gia vào công việc này. Vậy để trở thành một chuyên gia đàm phán, bạn cần trang bị cho mình những yếu tố nào?

1. Trở thành một chuyên gia đàm phán, bạn nhận được lợi ích gì?

Đã bao giờ bạn rơi vào tình huống phải ngậm ngùi rời khởi một cuộc trò chuyện, hơn hết là một cuộc thảo luận khi những mong muốn, ý kiến của bản thân không được thể hiện triệt để và không được chấp thuận hay không? Nếu như câu trả lời là có thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ cần phải rèn luyện kỹ năng đàm phán của mình cho thật tốt.

Chuyên gia đàm phán
Chuyên gia đàm phán

Trên phương diện lý thuyết, câu trả lời của việc đàm phán chỉ đơn giản là "Có" hoặc "Không", và nó khá dễ dàng để thực hiện theo ý đồ của người đặt vấn đề. Tuy nhiên trong thực tế thì việc đàm phán hiệu quả lại là điều khiến bao người phải chau mày nhăn mặt vì nó thực sự khó để đưa vấn đề đi đến hồi kết được chấp thuận như điều chúng ta mong muốn.

Từ cuộc sống tới công việc, ai cũng muốn nguyện vọng của mình được đáp ứng. Nhưng dường như mọi vấn đề đều có mối quan hệ ràng buộc với nhiều yếu tố khác và liên quan đến nhiều người do đó, rất có thể mong muốn của bạn có sự ảnh hưởng đến người khác, nếu nó không phù hợp hoặc thậm tệ hơn, có thể gây bất lợi cho người khác thì chắc chắn sẽ không được đáp ứng hoặc mong muốn của bạn phụ thuộc vào sự quyết định của người khác thì kết quả cũng có thể không đạt được như những gì bạn mong đợi.

Làm thế nào để trở thành chuyên gia đàm phán
Làm thế nào để trở thành chuyên gia đàm phán

Tuy nhiên như vậy không có nghĩa rằng tất cả điều bạn nêu ra và mong muốn được dáp ứng đều không trở thành hiện thực. Tùy vào nội dung cụ thể của vấn đề mà tỉ lệ phần trăm được chấp thuận thành công sẽ được tính toán và từ đó đưa ra chiến lược thuyết phục cần thiết, phù hợp.

Sự thành công này phụ thuộc phần lớn vào khả năng đàm phán của bạn. Xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều vấn đề sẽ được đặt ra cần phải sử dụng kỹ năng đàm phán. Bạn càng đàm phán giỏi thì cơ hội xử lý vấn đề của bạn càng nhanh chóng và hiệu quả. Nếu như có thể tự mình trở thành một chuyên gia về đám phán, hầu hết mọi có thể làm chủ được mọi thứ trong cuộc sống của mình vì bất kể điều gì mong muốn thực hiện thì bạn đều sẽ thuyết phục được sự đồng thuận của những người có liên quan.

Như thế, đàm phán giỏi luôn là chiếc chìa khó mở ra cho bạn vô vàn sự thuận lợi và suôn sẻ. Cũng từ đó mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẽ cảm thấy cuộc sống và công việc dễ dàng với bản thân hơn. Bằng tâm thế đó, bạn sẽ thực hiện mọi thứ một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Việc làm tư vấn

2. Những nguyên tắc quan trọng nhất một chuyên gia đàm phán nhất định phải biết

Việc đàm phán chỉ xảy ra ở giai đoạn nhất định nào đó của cuộc hội thoại nên nếu bạn muốn đạt được mục đích đàm phán thì nhất định phải nắm bắt được những thời điểm thuận lợi nhất để đưa ra những "đòn đánh" sâu sắc về mặt nội dung và giành lấy lợi thế. Có những thứ cần chuẩn bị từ trước khi cuộc đàm phán chính thức diễn ra. Đây là nguyên tắc đầu tiên vô cùng quan trọng.

Những nguyên tắc vàng trong đàm phán
Những nguyên tắc vàng trong đàm phán

Vậy làm thế nào để có được khâu chuẩn bị tốt? Nội dung mà chúng ta sẽ đưa ra khi thảo luận có thể coi là yếu tố quan trọng nhất. Lời nói trong bất kể hoàn cảnh nào cũng luôn có sức mạnh "sát thương và thuyết phục" lớn nhất. Những lời lẽ sắc bén, nói ít nhưng nói đâu thấm đó và có cả một "bầu trời" lý lẽ thuyết phục ở bên trong luôn là nền tảng quan trọng để thúc đẩy kết quả thành công cho cuộc đàm phán.

Quay trở về mục đích của việc đàm phán, đó chính là làm cho mục đích của bản thân mình được đáp ứng. Đó hiển nhiên là vấn đề thuộc về lợi ích. Khi bạn muốn bản thân có được lợi ích trong cuộc trao đổi này thì lẽ dĩ nhiên, đối phương cũng cần điều đó. Vậy nên nội dung đàm phán của bạn cần phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi", không chỉ mục tiêu của bạn mà sự đàm phán của bạn còn phải tạo ra sự thuận lợi cho cả mục tiêu của những bên liên quan, cố gắng làm rõ ra mục tiêu đó để tất cả cùng xác định được giá trị lợi ích mà họ cũng sẽ được nhận là gì.

Nguyên tắc của việc đàm phán
Nguyên tắc của việc đàm phán

Nói chung, nói thì dễ nhưng việc đàm phán cần phải hết sức khéo léo. Bạn cần có lý lẽ thuyết phục, có một chiều sâu đủ để hiểu được đối phương cần gì và đủ bao dung để đáp ứng những điều họ muốn và phục vụ tốt cho điều bản thân muốn. Tất nhiên thực hiện những điều này không hề dễ nhưng nếu là một chuyên gia đàm phán, mọi thứ sẽ được sắp xếp gọn gàng trong lòng bàn tay của bạn. Điều quan trọng là làm thế nào để bạn trở thành chuyên gia của vấn đề này? Học ngay những bí quyết dưới đây để giấc mơ biến mọi điều mong muốn của bản thân trở thành hiện thực dưới sự đồng thuận của những người liên quan nhé.

3. Bí quyết nào để bạn trở thành một chuyên gia đàm phán?

3.1. Hãy xem xét chiến thuật nào nên được sử dụng: tích hợp hay phân phối?

Nếu bạn trong hoàn cảnh các vấn đề tồn tại ở trạng thái phân phối thì bản chất đã có sẵn những giá trị hữu hạn dành cho tất cả những người có liên quan. Mục đích lúc này của chúng ta là sẽ phải phân chia chúng sao cho công bằng nhất.

Giúp bạn trở thành chuyên gia đàm phán thành công
Giúp bạn trở thành chuyên gia đàm phán thành công

Còn đối với tình huống tích hợp, sẽ luôn tồn tại cơ hội để cho tất cả những ai tham gia đàm phán đều được hưởng lợi, lúc này cần phải đặt ra các vấn đề thỏa thuận để các bên cùng có lợi.

Xem thêm: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

3.2. Dù đàm phán để giành ưu thế nhưng đừng quên vai trò của người biết lắng nghe

Có một điều bạn nên biết rằng, trong đàm phán, sự lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất. Dù bạn có bao nhiêu thông minh đi chăng nữa, có nhận được phần lớn lợi thế chủ động trong cuộc đàm phán này đi chăng nữa thì cũng hãy luôn đề cao thái độ tôn trọng đối phương. Lắng nghe là cách tuyệt vời để bạn nói cho họ biết bạn đang rất tôn trọng họ và chân thành như thế nào, điều đó dễ tạo ra cảm tình tốt cho người đối diện.

Làm gì để đàm phán thành công?
Làm gì để đàm phán thành công?

Hãy luôn để cho đối phương được nói trước, ít nhất dù bạn hay họ sẽ nói trước sau đó thì với động thái này, bạn cũng đã thể hiện được sự lịch thiệp và tôn trọng với họ. Khi họ đang nói, dù bạn có không đồng tình hay ngược lại cũng không bao giờ được ngắt lời họ, kiên nhẫn và chờ họ nói hết ý đã nhé, như vậy vừa có thể thâu tóm được hết vấn đề từ phía họ để chuẩn bị sẵn sàng cho lý lẽ biện luận của mình lại vừa không khiến cho bạn trở nên khiếm nhã.

3.3. Luôn sáng tạo trong từng giải pháp đưa ra

Để đảm bảo cuộc đàm phán thành công, bạn cần phải đưa ra những giải pháp để tất cả những bên cùng có lợi, không riêng gì đạt được mục tiêu của bạn. Vậy nên bạn có thể tự mình đưa ra những sáng kiến giải pháp của riêng mình nhưng cũng có thể kêu gọi tất cả những người trong cuộc có thể cùng bạn đóng góp giải pháp để chọn ra điều tuyệt vời nhất, có lợi nhất cho tất cả.

Còn rất nhiều phương án hay giúp bạn trở thành ngay một chuyên gia đàm phán. Hãy luôn ưu tiên những mẹo vừa nêu trên để có thể giúp cho mọi mục tiêu của mình luôn đạt được mục tiêu nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: