Cán bộ là gì? Một số thông tin cần lưu ý trong quy định mới

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2020-05-14 16:14:46

Hiện nay, theo một số sửa đổi bổ sung thì có một vài điểm trong nội quy của người cán bộ. Tuy nhiên để có thể tìm hiểu thêm về những nội quy nay thì ngay bài viết dưới đây, Timviec365.com.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về “cán bộ là gì”.

1. Một vài thông tin cơ bản khi nhắc đến cán bộ

1.1. Cán bộ - khái niệm 

Cán bộ - khái niệm
Cán bộ - khái niệm 

Trong bộ phận làm việc của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể không nhắc tới khái niệm cán bộ. Đồng thời Cán bộ còn là những người nằm trong đội ngũ quản lý nước ta hiện nay. 

Thuật ngữ “cán bộ” được hiểu là những quan chức nhà nước, là những người có quyền hạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thông thường, những người cán bộ là những người được bầu cử, bổ nhiệm và tín nhiệm hoặc có trong biên chế bởi nhân dân có nhiệm vụ làm việc vì cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn rằng làm cán bộ Đảng viên cũng như là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải luôn luôn giữ trong mình đức tính thật thà khiêm tốn. Từ lời căn dặn của Bác, những người cán bộ vì hoạt động của nhân dân mà hết mình phục vụ những lợi ích thiết thực để có thể bảo vệ quyền lợi của nhân dân một các chính đáng/ 

Lấy bằng chứng cụ thể người cán bộ là đảm nhiệm vị trí như Bí thư đảng ủy, chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch UBND,... 

Các cán bộ còn được hưởng chế độ lương từ ngân sách nhà nước theo từng vị trí chức danh khác nhau. Họ là những người làm việc trong các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội. 

1.2. Công tác cán bộ được hiểu thế nào? 

Sau khi đã trở thành một người cán bộ của Đảng thì công tác cán bộ là nội dung quan trọng nhất trong việc quản lý đội ngũ cán bộ. Nội dung này được nếu ra với mục đích có thể đảm vào tính quy củ, trật tự trong đời sống từ nề nếp tác phong trong quy định chung. Để giúp cho hoạt động đào tạo và bổ nhiệm cán bộ nhằm thực hiện những chính sách lâu dài thì công tác cán bộ là nội dung quan trọng nhất và không thể thiếu. 

1.3. Một người cán bộ cần những phẩm chất đạo đức gì? 

Một người cán bộ cần những phẩm chất đạo đức gì?
Một người cán bộ cần những phẩm chất đạo đức gì?

Trở thành người cán bộ là trở thành đầy tớ của dân, làm việc vì dân, vì lợi ích chung. Để có thể làm việc vì một tập thể không phải là một điều dễ dàng, việc này yêu cầu người cán bộ cần phải có nhiều phẩm chất đạo đức. Đặc biệt trong giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” Được các bạn sinh viên học tập có nhắc tới 5 đức tính quan trọng nhất đó là: 

Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô tư 

Tại sao 5 đức tính này lại được coi là quan trọng nhất của người cán bộ? Thực chất phát triển mặt đạo của người cán bộ chính là phát triển tinh thần yêu nước, ý thức tập thể, đoàn kết và phấn đấu hết mình vì lợi ích chung của toàn dân tộc. 5 đức tính này chính là nhằm mục đích xây dựng lối sống lành mạnh và phát huy cái Nhân - nghĩa, rèn luyện cái Thiện, từ đó hình thành lòng nhân ái, bao dung, cần cù sáng tạo trong công việc, rèn tính giản dị trong nếp sống… Tất cả những điều này sẽ hình thành lên một người đầy tớ trung thành của nhân dân. 

Theo lời dạy của Bác để lại cho thế hệ sau, rèn luyện đạo đức, phẩm hạnh thật tốt thì mới có thể hướng đến những ý tưởng cao đẹp hơn, mới có thể xây dựng một chủ nghĩa xã hội thành công rực rỡ. 

Một vài quy định về cán bộ chỉ mới được thêm vào gần đây trong luật cán bộ công chức năm 2008. Những nội dung và nhiệm vụ đều được chỉ rõ về những điều cán bộ cần thực hiện, nên làm và không nên làm trong thời kỳ hiện đại. Nội dung chính của những nhiệm vụ và nội dung đó là gì, câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.

2.1. Nghĩa vụ của người cán bộ đối với Đảng, nhà nước và nhân dân 

Trong bộ luật cán bộ, công chức 2008 tại điều 8, điều 9 và điều 10 đã có sửa đổi bổ sung. Nghĩa vụ của một người cán bộ đối với Đảng, nhà nước và nhân dân đó là:

  • Trung thành với Đảng cộng sản Việt nam 
  • Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân 
  • Liên hệ chặt chẽ, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân 
  • Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật nhà nước 
  • ...

2.2. Điều cấm đối với người cán bộ

Trong trường hợp người cán bộ vi phạm quy định của luật pháp thì hình thức kỷ luật đối với họ là vô cùng gắt gao và có trình tự như sau 

  • Khiển trách 
  • Cảnh báo 
  • Cách chức 
  • Bãi nhiệm
Điều cấm đối với người cán bộ
Điều cấm đối với người cán bộ

Theo như sửa đổi bổ sung của Luật phòng chống tham nhũng 2018 có hiệu lực tính từ ngày 1.7.2019 đã đề ra một số việc mà cán bộ nhà nước không được phép làm đó là

  • Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc 
  • Tham gia hoạt động điều hành, quản lý các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay hợp tác xã 
  • Tham gia vào hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến thông tin nhà nước, bí mật công tác 
  • Giữ chức danh quan trọng, chức vụ quản lý điều hành tại các loại hình doanh nghiệp mà trước đây cán bộ có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ 
  • Vi phạm, sử dụng trái phép thông tin mật của các cơ quản tổ chức, đơn vị 
  • ...

Ngoài ra các điều mà cán bộ không được phép làm được quy định tại điều 18, 19 của Luật cán bộ công chức có liên quan đến đạo đức, bí mật trong bộ máy nhà nước… các cán bộ nhà nước không được phép làm những việc như sau: 

  • Không hoàn thành trách nhiệm được giao, bãi bỏ nhiệm vụ, sử dụng thông tin không lành mạnh đích động mọi người gây mất đoàn kết. 
  • Tham nhũng, sử dụng sản phẩm của nhà nước vào công việc riêng tư 
  • Tùy tiện sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn bừa bãi, sử dụng quyền hạn để trục lợi cho cá nhân
  • Tiết lộ thông tin mật, bí mật công tác có liên quan đến nhà nước 
  • Có biểu hiện, hành động phân biệt đối xử, sắc tộc, tôn giáo, phân biệt nam và nữ và các tôn giáo với nhau.
  • ...

 

Đây là những quy định để nghiêm cấm các cán bộ đi nước lại với tư tưởng “Cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Để có thể đem lại sự bình yên cho đất nước, giữ vững được sự hạnh phúc, ổn định trong cuộc sống của nhân dân, người cán bộ cần phải giữ vững được tinh thần, tư tưởng mạnh mẽ để có thể vượt qua được những rào cản, những dụ dỗ vô hình ảnh hưởng đến chính mình và cả người dân. 

Có rất nhiều tiêu chí để có thể đánh giá một người cán bộ để có thể giao chức vụ quan trọng cho một người thì cần phải dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên thông thường, cán bộ sẽ được đánh giá dựa trên cái tiêu chí sau: 

  • Lối sống, tác phong và phong cách làm việc 
  • Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ 
  • Tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật 
Tiêu chí đánh giá một cán bộ tốt
Tiêu chí đánh giá một cán bộ tốt

3.1. Lối sống, tác phong và phong cách làm việc 

Theo như quan niệm của người xưa thì lối sống là hình ảnh phản chiếu của thái độ sống của một cá nhân. Đánh giá lối sống của người cán bộ sẽ xác định được lối sống, thái độ của họ đối với công việc được giao, cách họ sẽ đối xử với Nhân dân, đối xử với chính bản thân mình thế nào. Việc đánh giá này khá đơn giản, đôi khi chỉ cần nhìn qua phong cách ăn mặc của họ, những cử chỉ nhẹ nhàng như bắt tay, ánh mắt và nụ cười… 

Không những vậy để có thể đánh giá đúng lối sống của họ, còn phải nhìn vào tác phong thể hiện qua cử chỉ hành động, qua lề lối làm việc ví dụ như cải tiến, tìm cái mới, sáng tạo hay bảo thủ, trì trệ… 

3.2. Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ 

Có lối sống đẹp chưa đủ, người cán bộ còn cần phải có trình độ chuyên môn chuyên nghiệp được nhìn nhận thông qua bằng cấp có thể là bằng trung cấp, cao đẳng, cử nhân… thậm chí là thạc sĩ, tiến sĩ. Tiếp đó là nhìn nhận thông qua các kỹ năng cơ bản như kỹ năng mềm, thuyết trình, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng văn phòng… Đồng thời kết hợp với các tố chất như IQ, EQ, SQ, CQ… Tất cả những tiêu chí trên đều được sẽ thể hiện được trình độ chuyên môn của người cán bộ và đó là căn cứ để đánh giá mỗi cán bộ nhà nước. 

3.3. Tiến độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện 

Tùy vị trí đảm nhận, nhiệm vụ của mỗi cán bộ được giao và thẩm quyền chức vụ của cá nhân, tổ chức sẽ có một tiến độ thực hiện, một kết quả khác nhau. Những kết quả cụ thể chính là sản phẩm về hình thức cũng như chất lượng của công việc được giao ví dụ như soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo quyết định cá biệt… 

Tiến độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Tiến độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện 

3.4. Có ý thức về mặt tổ chức, kỷ luật 

Theo như những nghiên cứu thì ý thức về mặt tổ chức kỷ luật được hiểu qua những khía cạnh như Chấp hành pháp luật, chấp hành quy định của cơ quan, tổ chức, chấp hành về thời gian lao động… Các đánh giá này nằm mục đích xác định được trình độ hiểu biết, nhận thức và hành động của người cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Ý thức về mặt tổ chức được xác định qua những phương diện sau:

  • Hiểu biết, chấp hành về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn 
  • Hiểu biết, nhận thức và phải thể hiện bằng hành động 
  • Nhận thức đúng, hiểu biết đúng và phải làm đúng 

Những quy định, phương diện đánh giá này tuy không được ghi nhận trong các văn bản vi phạm pháp luật nhưng trong các cơ quan tổ chức, đơn vị thì được ghi vào trong quy định cụ thể. Nhằm mục đích dễ dàng đánh giá đúng chất lượng của người cán bộ từ đó có thể xây dựng các chương trình đào tạo cũng như bồi dưỡng, nâng cao năng lực của người cán bộ. 

Tiêu chí đánh giá một tập thể, đội ngũ cán bộ tốt
Tiêu chí đánh giá một tập thể, đội ngũ cán bộ tốt

Đầu tiên, một thực tế mà không ai có thể phủ nhận rằng để gây dựng một tập thể tốt, một đội ngũ cán bộ tận tâm thì phải đánh giá thông qua chất lượng của từng cá nhân trong một tập thể. Phải nâng cao tinh thần cũng như phẩm chất, đánh giá mỗi cá nhân dựa trên các tiêu chí đã được nêu bên trên

Thứ hai, đánh giá dựa trên tinh thần đoàn kết, có sự đồng thuận giữa ý chí và hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Để nói rằng, chỉ khi đoàn kết chặt chẽ thành một khối thì mới có thể mang lại chiến thắng vẻ vang cho nước nhà. 

Cuối cùng, đánh giá vào mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Một khối đồng lòng là một sự giao hòa giữa bậc trên là bậc dưới, cấp dưới là cánh tay đắc lực, cấp trên là cái đầu đi trước. Cái đầu thể hiện cho ý chí, cánh tay thể hiện cho hành động, chỉ khi ý chí bền vững thì mới có thể kéo theo hành động được thực thi. 

Thông qua bài viết này, chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm “cán bộ là gì” từ đó tìm ra nhiều những đánh giá cho cá nhân và tổ chức. Mong rằng Timviec365.com.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin kịp thời và hữu ích nhất, giúp bạn có thêm định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân mình. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: