1. Tại sao bạn cần viết thư từ chối nhận việc?
Trong quá trình xin việc, bạn nộp hồ sơ vào rất nhiều doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng sau quá trình xem xét hồ sơ xin việc của bạn đã quyết định lựa chọn bạn. Tuy nhiên, bạn có thể nhận được nhiều thư mời nhận việc cùng một thời điểm.
Lúc này, bạn chỉ có thể lựa chọn cho mình một công việc mà bạn cảm thấy phù hợp nhất và cũng là công việc yêu thích của bạn. Vậy, còn những bức thư mời nhận việc khác thì bạn sẽ xử lý ra sao? Bạn sẽ lơ bức thư đó đi hay sẽ làm một động thái nào đó để tương tác lại với nhà tuyển dụng?
Lời khuyên dành cho bạn là bạn hãy viết một bức thư từ chối nhận việc gửi lại nhà tuyển dụng để họ biết rằng bạn sẽ không nhận công việc đó và có kế hoạch cho việc tuyển dụng của họ. Đồng thời, khi bạn viết thư từ chối nhận việc gửi tới nhà tuyển dụng thì bạn cũng sẽ thể hiện được sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.
Ngay cả khi bạn không nhận công việc mà họ dành cho bạn thì nhà tuyển dụng cũng sẽ dành cho bạn cảm tình đặc biệt. Ngay như bản thân bạn khi gửi cho ai bất cứ thứ gì mà bặt vô âm tín thì bạn cũng cảm thấy hụt hẫng và không đánh giá cao về người mà bạn gửi phải không nào? Cho nên khi nhận được bức thư mời nhận việc, đây là một bức thư có nhã ý tốt cho nên bạn cần phải có cách cư xử thật văn minh và tôn trọng người gửi cho bạn.
Không chỉ vậy, khi bạn gửi lại thư từ chối nhận việc để xác nhận bạn không làm công việc đó thì nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với bạn, có thể họ sẽ nhớ bạn lâu hơn, đến khi nào bạn có nhu cầu thay đổi công việc, bạn nộp hồ sơ và vô tình nhà tuyển dụng đó nhận được hồ sơ của bạn thì họ vẫn sẽ cho bạn một cơ hội công việc, bởi họ biết chắc chắn rằng bạn là người lịch sự, tôn trọng công việc và đồng nghiệp của mình.
2. Tiêu chí của một bức thư từ chối nhận việc
Khi viết thư từ chối nhận việc, bạn cần phải xem xét, lên kế hoạch để viết ra một lá thư thật trang trọng và thể hiện được thành ý của bạn đối với nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần nắm được một số tiêu chí của một bức thư từ chối nhận việc cần có như sau:
2.1. Xác định thời gian để gửi lá thư từ chối nhận việc
Ngay khi bạn check email và nhận được bức thư mời nhận việc, bạn cần phải tiến hành lên kế hoạch viết thư trả lời nếu bạn không có nhu cầu nhận công việc đó càng sớm càng tốt. Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhà tuyển dụng gửi thư đến bạn thì bạn hãy nên gửi lại một bức thư từ chối nhận việc để nhà tuyển dụng có thể nắm được thông tin bạn có đi làm hay không để còn có kế hoạch tuyển dụng và mời người khác.
2.2. Xác định nội dung thư cần viết như gì?
Trong phần nội dung của lá thư từ chối nhận việc thì các bạn cần nêu ngắn gọn, rõ ràng, trang trọng và đi thẳng vào vấn đề cần nói tới là từ chối nhận công việc. Bạn hãy nêu rõ lý do từ chối nhận việc để nhà tuyển dụng biết nhé.
Bạn không nên viết dài dòng mãi không kết luận vấn đề khiến cho cả đôi bên càng mất thời gian, khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy không hài lòng, khó chịu và càng khiến họ cảm thấy sự từ chối của bạn là may mắn đối với họ, bởi thông qua cách hành văn và vào vấn đề của bạn thì họ sẽ không đánh giá cao về bạn.
Đồng thời, trong nội dung thì bạn đừng nên viết những lời thiếu tôn trọng, tư tin thái quá và khiến nhã, tiêu cực về doanh nghiệp của họ khiến bạn không nhận việc. Hoặc những lời chê bai, chỉ trích sẽ dẫn tới một hậu quả khó đỡ rằng bạn sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để nhận được công việc tại doanh nghiệp này thêm lần nào nữa.
2.3. Hãy giới thiệu một ứng viên khác phù hợp
Nếu bạn có nhã ý, hãy lục tìm trong tâm trí về một người quen của bạn có sự phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp của họ đang tuyển dụng để thay thế cho bạn. Bạn có thể giới thiệu người đó cho nhà tuyển dụng với niềm tin rằng họ sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra.
Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian tuyển dụng ứng viên, đồng thời cũng sẽ tạo ra được mối liên hệ tốt với nhà tuyển dụng để dành cho mình cơ hội việc làm sau này. Tuy nhiên, nếu bạn giới thiệu ứng viên cho nhà tuyển dụng thì hãy thực sự khéo léo để lựa chọn ứng viên mà thực sự xứng đáng với vị trí công việc đó, tránh trường hợp giới thiệu cho có với một người thiếu năng lực và không đủ trình độ để làm việc tại doanh nghiệp sẽ khiến cho nhà tuyển dụng càng mất nhiều thời gian hơn và đặc biệt là mất thiện cảm đối với bạn.
Xem ngay: Cách trả lời thư mời nhận việc
3. Cấu trúc của thư từ chối nhận việc
Hãy tìm hiểu kỹ về một cấu trúc hoàn chỉnh của bức thư từ chối nhận việc như sau:
- Tiêu đề của thư từ chối nhận việc: Bạn cần ghi rõ họ tên của mình – vị trí công việc mà nhà tuyển dụng mời bạn làm.
- Lời chào trạng trọng đối với nhà tuyển dụng, bạn hãy nêu rõ tên, tuổi của bạn và tên/chức vụ của người tuyển dụng và tên công ty tuyển dụng bạn.
- Lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã đánh giá cao khả năng, tin tưởng vào trình độ của mình.
- Lời từ chối lời mời nhận việc, bạn hãy rõ ràng và thẳng thắn để thông báo với nhà tuyển dụng rằng bạn không nhận vị trí công việc đó được và hãy đan cài vào bằng cách bày tỏ sự tiếc nuối đối với vị trí công việc này khi phải bỏ lỡ chúng. Bạn chỉ nên đề cập lý do một cách ngắn gọn về việc bạn không thể nhận việc tại công ty.
- Lời kết; Bạn hãy trình bày thêm một lần cảm ơn về lời mời của nhà tuyển dụng để thể hiện được thành ý của mình, hãy để lại thông tin liên lạc của bạn cho nhà tuyển dụng vào cuối thư và đừng quên ký tên của bạn nhé.
4. Hướng dẫn cách viết thư từ chối nhận việc hiệu quả
Chúng ta hãy vào phân tích chi tiết cách viết thư từ chối nhận việc để lên kế hoạch viết thư càng sớm càng tốt khi nhận được thư mời nhận việc nhé.
4.1. Hãy trả lời thư từ chối nhận việc càng sớm càng tốt
Hãy đặt mình vào vị trí của các doanh nghiệp, cụ thể là các nhà tuyển dụng đang mang trên mình trách nhiệm tuyển dụng được ứng viên chất lượng cho doanh nghiệp, nếu như chúng ta cần thời gian để quyết định xem cái gì nên cầm lên và cái gì lên đặt xuống, cân đo đong đếm tỉ tê chán trò để đưa ra được một quyết định thì nhà tuyển dụng cũng vậy.
Khi tuyển dụng, họ cần thời gian để cân đo đong đếm và xem xét giữa các ứng viên với nhau để xem chọn ai và loại ai. Vì thế khi mà bạn nhận được thư mời làm việc tức là bạn là người phù hợp. Khi bạn không nhận công việc đó thì hãy báo lại ngay với nhà tuyển dụng về việc này để họ còn có kế hoạch sắp xếp thời gian xem xét các ứng viên khác.
Bạn hãy viết lá thư từ chối nhận việc gửi tới họ ngay khi bạn nhìn thấy thư mời nhận việc, tuy nhiên không phải cứ thể mà thông báo cho nhà tuyển dụng một câu cụt ngủn rằng bạn không làm việc mà hãy dành một chút thời gian để nghiên cứu xem bạn cần viết những gì trong bức thư của mình.
4.2. Hãy bày tỏ lòng biết ơn một cách trân thành
Nhà tuyển dụng cũng sẽ mất nhiều thời gian đầu tư vào việc nghiên cứu, xem xét và nghiền ngẫm về hồ sơ xin việc của bạn, sau đó họ lại dành thời gian để viết thư mời bạn tới nhận việc. Đó là công sức của họ và cũng là tạo cơ hội việc làm cho bạn.
May mắn rằng bạn đã tìm thấy việc làm ưng ý trước khi nhận được thư mời của họ hoặc là vì một lý do nào đó. Vì thế, bạn hãy luôn bày tỏ sự biết ơn của bạn dành cho họ vì đã để tâm tới bạn và dành cho bạn một cơ hội công việc mà không phải ai cũng có được.
4.3. Hãy nêu lý do từ chối nhận việc một cách ngắn gọn
Riêng về lý do thì bạn không nhất thiết là phải nêu lý do một cách chi tiết, thay vào đó bạn hãy nêu cho mình một lý do hết sức ngắn gọn và dễ hiểu để nhà tuyển dụng hiểu được vì sao bạn lại không nhận việc tại công ty họ.
Bạn không nên chỉ trích hay chê bai công ty của nhà tuyển dụng, thay vào đó hãy hướng tới mục tiêu lớn hơn của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được bạn là con người có ý chí cầu tiến trong công việc.
4.4. Hãy đề cập tới việc giữ liệc lạc với nhà tuyển dụng
Bạn hãy gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà tuyển dụng và để lại liên lạc của mình, hãy bày tỏ về mong muốn được giữ liên lạc với nhà tuyển dụng để nếu như trong tương lai có cơ hội thì sẽ hợp tác. Bởi vì rất cơ thể bạn sẽ cần tới thông tin tuyển dụng của họ, bạn lại cần vị trí công việc trong công ty của họ...
Trên đây là những chia sẻ của vieclam88.vn về cách viết thư từ chối nhận việc gửi tới nhà tuyển dụng để thể hiện được bạn là một ứng viên lịch sự, trân thành và xứng đáng nhận công việc ở các vị trí và môi trường làm việc khác nhau.
Tham gia bình luận ngay!