Khám phá chi tiết về các thể loại văn học của Việt Nam!

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-02-27 14:48:15

Văn học Việt Nam là khoa học sáng tác, phê bình, nghiên cứu ngữ văn của người Việt mà không giới hạn về thời đại hay quốc tịch. Văn học có nhiệm vụ, chức năng và đặc trưng riêng của nó. Đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, vì vậy văn học đã biến chuyển không ngừng trong thể loại và cả cấu trúc. Các thể loại văn học của Việt Nam phản ảnh nhu cầu của con người thực sự đa dạng đối với những hình thức nghệ thuật.

Gia sư online

1. Hiểu chính xác về thể loại văn học

Thể loại văn học là nơi phản ánh rõ nhất đặc trưng của hình thức văn học. Vì thể loại là nơi nhận ra đường nét, diện mạo của một hình thức. Trong đó, “loại” thể hiện quy luật loại hình của một tác phẩm. Còn “thể” chính là một thành phần, một nhánh nhỏ nằm trong phạm vi của loại.

Hiểu chính xác về thể loại văn học
Hiểu chính xác về thể loại văn học

Hiểu một cách đơn giản, một hình thức tổ chức ngôn từ trên cơ sở một hình thức nào đó nhất định để thể hiện tư tưởng, cảm xúc của con người trước sự vật và hiện tượng của đời sống thì được gọi là thể loại.

Tham khảo: Tìm gia sư văn dạy giỏi.

2. Vị trí của thể loại trong văn học

Có thể khẳng định trong văn học, thể loại có một vị trí rất quan trọng. Chẳng hạn như trong văn học trung đại, thể loại này quan trọng đến mức tên tác phẩm văn học nhiều khi gắn liền với tên của thể loại. Điển hình như Hịch tướng sĩ (thể loại hịch), Bình Ngô đại cáo (thể loại cáo), Thiên đô chiếu (thể loại chiếu),... Điều này có thể tính quy phạm về hình thức cà chức năng của một tác phẩm đã được xác định bởi tên thể loại.

Vị trí của thể loại trong văn học
Vị trí của thể loại trong văn học

Vị trí của thể loại trong văn học còn được xem xét dựa trên cơ sở bình diện phong cách để khẳng định tính quan trọng của nó. Thường, phong cách trong văn học được nhìn từ ba cấp độ về đại thể, bao gồm phong cách thể loại, thời đại và tác giả. Trong đó thể loại là phong cách mang vấn đề lớn nhất. Mỗi thể loại đi kèm với một đặc trưng phong cách riêng biệt, được duy trì khá ổn định trong tiến trình văn học phát triển. Trong khi những tác giả thời trung đại sáng tác phải tuân theo cơ bản những quy phạm về thể loại. Trong khi ở thời hiện đại, việc tuân thủ đã không còn được chú trọng.

Đọc thêm: Điểm danh thể loại, danh sách các tác phẩm Văn học lớp 10

3. Tìm hiểu các thể loại văn học của Việt Nam

3.1. Thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là thể loại văn học bao gồm những sáng tác được lưu truyền và tạo ra bởi người dân. Đó cũng là những sáng tác ngôn từ mang tính nghệ thuật tương tự như văn học viết. Thế nhưng, văn học dân gian lại có đặc trưng riêng biết về tác giả, cách thức lưu truyền, sáng tác, thể loại, tư tưởng, nội dung,... Tuy nhiên cần khẳng định, văn học truyền miệng không phải là văn học dân gian, đó chỉ là một nhánh nhỏ trong thể loại này.

3.1.1. Đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam

Đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam
Đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian là một trong các thể loại văn học của Việt Nam. Chúng bao gồm tất cả những sáng tác truyền miệng mang tính nghệ thuật trong tầng lớp nhân dân. Do đó, văn học dân gian xuất hiện từ rất sớm, từ thời công xã nguyên thủy và được phát triển, gìn giữ cho đến hiện nay. Những đặc điểm chính của văn học dân gian là:

- Thứ nhất, tính nguyên hợp: Văn học dân gian là kết quả của sự kết hợp đa dạng các phương tiện nghệ thuật, chứ không đơn thuần là sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Bao gồm ba dạng: Cố định, ẩn và hiện.

- Thứ hai, tính tập thể: Thể loại này là sáng tác của công chúng (nhân dân), tuy nhiên không phải tất cả. Đặc trưng về tính tập thể chủ yếu được thể hiện trong quá trình các tác phẩm được sử dụng.

- Thứ ba, tính truyền miệng: Các tác phẩm được lưu truyền bằng miệng (kể chuyện) từ đời này qua đời khác.

- Thứ tư, tính dị bản: Đó là những sáng tác không của riêng một cá nhân, mà là một tập thể và chúng không cố định trong một văn bản. Chính vì thế, chúng có thể thay đổi trong quá trình lưu truyền.

3.1.2. Hệ thống các thể loại của văn học dân gian

Hệ thống các thể loại của văn học dân gian
Hệ thống các thể loại của văn học dân gian

Tương tự như văn học dân gian của nhiều quốc gia khác trên thế giới, văn học dân gian của nước ta cũng tồn tại những thể loại riêng và chung để xây dựng nên một hệ thống. Mỗi thể loại trong văn học dân gian đều phản ánh cuộc sống trên cơ sở cách thức và nội dung không giống nhau. Các thể loại bao gồm: Truyền thuyết, sử thi, cổ tích, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn, câu đố, tục ngữ, ca dao, chèo, vè,...

3.2. Thể loại văn học viết

Văn học viết là thể loại thứ hai trong các thể loại văn học của Việt Nam. Sự ra đời của văn học viết gắn liền với sự kiện nước ta bắt đầu có hệ thống chữ viết riêng. Đó là những sáng tác của từng cá nhân, không giống như văn học dân gian, văn học viết phản ánh luôn cả phong cách của người viết (tác giả).

3.2.1. Đặc điểm của văn học viết

Văn học viết mặc dù ra đời muộn (từ khoảng thế kỷ 10) thế nhưng vẫn trở thành bộ phận chủ đạo trong văn học, có vị trí mang tính thống trị nền văn học của cả nước. Sự phát triển của văn học viết dựa trên sự ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố truyền thống và quốc tế. Tại sao lại khẳng định như vậy? Trên thực tế, thể loại này được xây dựng trên cơ sở văn hóa và văn học dân gian. Có thể lấy minh chứng như ca dao, tục ngữ đều xuất hiện ở các tác phẩm thơ Nôm, Truyện Kiều, Quốc âm thi tập,... hay yếu tố cổ tích, truyền thuyết, thần thoại,... có mặt trong tác phẩm Truyền kì mạn lục.

Đặc điểm của văn học viết
Đặc điểm của văn học viết

Chịu ảnh hưởng trực tiếp tự văn hóa và văn học Trung Hoa, nên phần lớn thời phong kiến Việt Nam, những sáng tác được viết ra bằng chữ Hán, mượn các thể loại văn học Hán, chẳng hạn như các thể hịch, cáo, ký sự, tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường,... Không chỉ chữ Hán, các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm cũng chịu ảnh hướng như thơ Nôm theo phong cách Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan hay Hồ Xuân Hương.

Ngoài ra, văn học viết nước ta trong giai đoạn chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại còn ảnh hưởng bởi văn học Pháp (văn học phương Tây). Thể thơ Đường luật đã bị phá bỏ trong những sáng tác thơ của các tác giả. Thay vào đó, người ta đưa các thể thơ phương Tây hay thơ tự do vào. Bắt đầu từ đó hình thành nên những cách cảm thụ văn học mới và các thể thơ hoàn toàn mới. Rất nhiều phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,... đều viết theo phong cách Tây.

3.2.2. Thể loại của văn học viết

Xét riêng về thể loại, văn học viết được chia thành hai giai đoạn tương ứng với hai thời kỳ lớn, bao gồm văn học trung đại và hiện đại. Từ thế kỷ 10 - 19 là thời kỳ văn học trung đại (trữ tình, tự sự) và từ đầu thế kỷ 20 - nay là thời kỳ văn học hiện đại (trữ tình, tự sự, kịch).

Thể loại của văn học viết
Thể loại của văn học viết

- Trong thời kỳ văn học trung đại, các sáng tác được viết chủ yếu bằng chữ Hán. Trong diễn đạt thường sử dụng nhiều điển tích, điển cố theo lối tượng trưng, ước lệ, thường sử dụng liên tục lối văn biền ngẫu. Các tác phẩm chủ yếu dựa theo và tuân thủ các thể loại trong văn học Hán bao gồm cáo, hịch, tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật,...

- Trong thời kỳ văn học hiện đại, các sáng tác được viết chủ yếu bằng chữ quốc ngữ, lối diễn đạt đậm chất giàu hình ảnh và trong sáng. Các tác phẩm dần dà không còn tuân thủ và chú trọng vận dụng thơ Đường, thể thơ tự do được đưa vào. Tiểu thuyết hiện đại thay cho tiểu thuyết chương hồi, văn xuôi thay cho các thể hịch, cáo, chỉ dụ, văn tế,... Bên cạnh đó rất nhiều thể loại mới ra đời như: Truyện ngắn, phóng sự, ký sự, tùy bút,... và dần được ưa chuộng.

3.2.3. Thành phần của văn học viết

Thành phần của văn học viết
Thành phần của văn học viết

Văn học viết trung đại của Việt Nam bao gồm các thành phần văn học được viết bằng chữ Nôm và được viết bằng chữ Hán. Văn học viết phát triển tổng thể qua bốn giai đoạn, bao gồm:

- Giai đoạn 1: Từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ 14.

- Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 17.

- Giai đoạn 3: Từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.

- Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ 19.

Về nội dung, văn học viết xoay quanh những nội dung về chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và cảm hứng thế sự. Về nghệ thuật, văn học viết có khuynh hướng trang nhã, tính quy phạm, xu hướng bình dị, dân tộc hóa và tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài.

3.3. Thể loại văn học mạng

Thể loại văn học mạng
Thể loại văn học mạng

Một trong các thể loại văn học của Việt Nam mới và độc đáo nhất đó chính là văn học mạng. “web fiction” - một trong những khái niệm xuất hiện đầu tiên vào những năm thập niên 20 trong các luận văn khoa học, giáo trình đa cấp độ, dưới một cái tên mới mẻ, đó chính là văn học mạng.

Văn học mạng là những tác phẩm, sáng tác được xuất bản trên phạm vi không gian thế giới ảo. Không gian ảo ở đây chính là internet. Làn sóng thông tin, công nghệ toàn cầu phát triển một cách nhanh chóng và bứt phá, văn học mạng do đó không được đưa vào danh sách thể loại của văn học viết hay văn học khẩu truyền (truyền miệng) mà tồn tại một cách độc lập.

Một sáng tác trong giai đoạn đầu tiên của văn học mạng tiêu biểu có thể kể đến bài thơ “Đôi dép” - một sáng tác của Nguyễn Trung Kiên. Tác phẩm này thường được giới chuyên gia lấy làm dẫn chứng, điều đó cho thấy công nghệ thông tin có sức ảnh hưởng rất lớn và phổ biến. Song song với đó, văn học mạng cũng được coi là một nhân tố quan trọng, có phần quyết định hoạt động quảng bá ngôn ngữ và văn học nước ta ra thị trường quốc tế - nhiệm vụ mà trước thế kỷ 21 chưa được thực hiện mạnh mẽ.

Văn học mạng
Văn học mạng

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức chi tiết hơn về các thể loại văn học của Việt Nam! Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết thuộc các chủ đề môn học đa dạng khác ở mục “Tài liệu gia sư” tại vieclam88.vn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: