Bs là gì trong kế toán? Tìm hiểu về thuật ngữ bs trong kế toán

Icon Author Cao Thu Phương

Ngày đăng: 2021-06-04 16:46:32

Bạn đã biết bs là gì trong kế toán và nó đóng vai trò như thế nào trong ngành này chưa? Thuật ngữ này có lẽ đã rất quen thuộc với những ai làm trong ngành kế toán và nếu như muốn trở thành một kế toán giỏi thì bạn sẽ cần phải biết đến khái niệm này. Đừng chần chờ gì nữa mà hãy cùng vieclam88.vn đi ngay vào tìm hiểu về nó nhé.

1. Tìm hiểu bs là gì trong kế toán

Bs là cụm từ viết tắt của Balance Sheet, tiếng Việt chính là bảng cân đối kế toán – một bản báo cáo toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một bảng cân đối kế toán thường có ba phần là tài sản hiện có, các khoản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng. Thông qua bảng cân đối tài chính và các phần thì các chuyên gia cũng có thể qua đó đánh giá tình hình tài chính trong giai đoạn lập bảng của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán sẽ không được lập một cách tự do mà phải theo mẫu được cung cấp từ Bộ Tài Chính.

BS là một thuật ngữ trong ngành kế toán
BS là một thuật ngữ trong ngành kế toán

Có một vài điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán đó là nó chỉ phán ánh được tình hình tài chính của công ty trong một giai đoạn như đầu hoặc cuối, không thể dựa vào đó mà đánh giá tình hình chung của cả kỳ làm việc. Bên cạnh đó, việc lập bảng cân đối kế toán thường thống kê giá trị của tài khoản dựa trên giấy tờ nên giá trị đó sẽ có thể không giống với giá trị thực tế của tài khoản. Giá trị thực tế sẽ thay đổi và biến động theo thị trường, vì vậy sẽ rất khó để đánh giá chúng thông qua bảng cân đối kế toán.   

Tồn tại một nguyên tắc để lập bảng cân đối kế toán, đó là asset = equity + liabilities, dịch sang tiếng việt là tổng tài sản sẽ bằng nợ và vốn cộng lại. Bảng cân đối kế toàn thường được lập dựa trên cơ sở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, bảng cân đối của kỳ trước. Thời gian lập bảng cân đối tài chính sẽ rơi vào giai đoạn cuối của từng quý và kết thúc một năm.

Tông hợp những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngành kế toán mà bạn nên biết

2. Các phần trong một bảng cân đối kế toán

Như đã đề cập ở trên thì bảng cân đối kế toán sẽ có ba phần bao gồm tài sản, nợ và vốn. Trong phần này hãy đi tìm hiểu sâu hơn về ba phần không thể thiếu trong một bảng cân đối kế toán.

Kế toán sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập bảng cân đối kế toán
Kế toán sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập bảng cân đối kế toán

2.1. Tài sản

Nghe tên là ta có thể biết mục này để cập đến vấn đề gì rồi, đó không gì khác chính là những thứ mà công ty đang sở hữu. Từ tài sản không phải chỉ đề cập đến tiền hay cổ phiếu mà còn là tất cả những gì thuộc quyền sở hữu của công ty bao gồm tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, các vật dụng trong công ty bao gồm bàn, ghế, máy tính,… Tài sản không quy chụp ở một phạm vi nhất định, bất kể những thứ công ty mua, thuộc về công ty đều được tính là một loại tài sản.

Tài sản sẽ được chia ra làm hai loại: tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản vãng lai) và tài sản dài hạn (cách gọi khác là tài sản cố định). Sự sắp xếp của các tài khoản sẽ dựa theo tính thanh khoản của tài khoản ấy, cái nào có tính thanh khoản cao thì xếp lên trên đầu và cứ lần lượt theo như quy ước đó.

Bảng cân đối kế toán giống như một loại báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán giống như một loại báo cáo tài chính

Giá trị của tài sản ngắn hạn thường không cố định mà giao động từ khoảng này đến khoảng khác. Một số các tài sản ngắn hạn bao gồm:

- Cổ phiếu

- Các khoản đầu tư ngắn hạn

- Hàng tồn kho

- Tiền mặt

Tài sản dài hạn tiếp tục được chia ra thành hai phần nhỏ để dễ phân biệt đó là tài sản vô hình và tài sản hữu hình.

- Tài sản hữu hình là những tài sản có thể chạm đến được, trực tiếp được sử dụng như nhà cửa, đất đai, bàn, ghế, máy tính, các cơ sở vật chất khác.

- Tài sản vô hình là những tài sản mang giá trị tinh thần hoặc không trực tiếp sử dụng được như quyền sở hữu trí tuệ, uy tín và thương hiệu của công ty, bản quyền…

Xem thêm: VIệc làm nhân viên kế toán tài sản

2.2. Các khoản nợ

Cũng giống như mục tài sản, nợ cũng được chia ra làm hai loại là nợ ngắn hạn  và nợ dài hạn. Điểm khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là ở thời gian thanh toán khoản nợ ấy. Theo như quy định thì các khoản được cam kết sẽ trả trong một năm được coi là nợ ngắn hạn, đó có thể là tiền thuế phải đóng hoặc tiền nợ các doanh nghiệp khác. Các khoản nợ thường được sắp xếp theo thứ tự là nợ ngắn hạn rồi mới đến nợ dài hạn.

- Chi phí ứng trước: Trong nhiều trường hợp sẽ phát sinh ra một số khoản tiền nhưng chưa nằm trong báo cáo và chưa được ghi nhận lại. Lúc lập bảng cân đối tài chính sẽ để những chi phí đó vào mục này theo quy định.

Một bảng cân đối kế toán sẽ phải đảm bảo có ba mục
Một bảng cân đối kế toán sẽ phải đảm bảo có ba mục

- Nợ phải hoàn trả cho người bán: Số tiền mà doanh nghiệp chưa hoàn trả lại cho người bán trong khoảng thời gian thực hiện bảng cân đối tài chính.

- Thuế ngắn hạn: Một số những loại thuế mà doanh nghiệp chưa nộp đầy đủ

Nợ dài hạn hình thành khi thời gian trả nợ dài hơn một năm như các khoản vay tài chính dài hạn… Phần này sẽ trực tiếp phản ánh cho doanh nghiệp tổng mức nợ và chi tiết những khoản nợ doanh nghiệp cần phải chi trả để từ đó tiến hành thanh toán cho chủ khoản nợ.

2.3. Nguồn vốn

Nguồn vốn ở đây là các khoản thuộc sự sở hữu của các cổ đông – những người đầu tư và góp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp.

- Phần lợi nhuận giữ lại: thay vì trả cổ tức cho các cổ đông thì phần lợi nhuận này sẽ được giữ lại để xử lý các hoạt động khác của công ty như đầu tư, trả nợ…

- Cổ phiếu quỹ: Trong một số trường hợp nhất định, công ty sẽ tiền hành mua lại một số lượng cổ phiếu mà chính công ty ấy đã bán ra. Và cổ phiếu quỹ chính là số cổ phiếu mà công ty mua lại từ thị trường, khi đó số lượng cổ phiếu của công ty trên thị trường sẽ giảm đi.

Nhân viên kế toán theo định kỳ sẽ lập ra bảng cân đối kế toán
Nhân viên kế toán theo định kỳ sẽ lập ra bảng cân đối kế toán

- Những cổ đông không nắm quyền kiếm soát công ty: Không phải bất cứ cổ đông nào cũng có quyền kiểm soát các hoạt động của công ty. Bảng cân đối kế toán sẽ nêu rõ ra về số lượng và số lợi tức mà những cổ đông không nắm quyền kiểm soát nhận được.

- Những thặng dư vốn cổ phần: Số tiền chênh lệch so với thời điểm phát hành cổ phiếu (có thể tăng hoặc giảm)

3. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán với doanh nghiệp

Nhìn chung thì bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh lên tình hình của doanh nghiệp trong thời kỳ lập bảng, từ đó giúp doanh nghiệp nhận ra mình cần phải làm gì để cải thiện tình hình. Ngoài ra, bảng cân đối kế toán cũng giúp đỡ kế toán doanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính cho công ty.

Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng
Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng

Tình hình huy động và sở hữu vốn cũng được thể hiện rất rõ ràng trong bảng cân đối tài chính, từ đó thấy được mối quan hệ của nguồn vốn với các phần khác. Có thể dựa vào bảng cân đối tài chính mới và cũ để thấy được sự biến động và phát triển của doanh nghiệp xảy ra như thế nào. Tóm lại, bảng cân đối tài chính là một loại báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng.

Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu bs là gì trong kế toán và có vai trò như thế nào chưa? Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì cần giải đáp thì đừng quên liên hệ ngay với vieclam88.vn để nhận được câu trả lời một cách sớm nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: