Biểu đồ miền là gì? Hướng dẫn vẽ và gợi ý bài tập có lời giải

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-03-05 17:34:59

Biểu đồ miền chính là dạng biểu đồ dùng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ cho các đối tượng. Một phần kiến thức quan trọng cho các học sinh THCS và tạo nền tảng cho cấp THPT, ôn luyện thi đại học sau này. Do đó đừng bỏ lỡ tìm hiểu thông tin bổ ích cùng bài viết dưới đây và nắm chắc cách xác định, vẽ biểu đồ miền chính xác cho bản thân. 

Tìm gia sư online

1. Bạn đã biết về biểu đồ miền hay chưa? 

Trong kiến thức nền tảng của môn địa lý chắc chắn bạn đã biết tới hoặc thường được giáo viên nhắc về biểu đồ miền đúng không. Biểu đồ miền chính là một dạng biểu đồ diện, thể hiện về cơ cấu cùng với động thái phát triển của đối tượng hướng tới khảo sát. 

Bạn đã biết về biểu đồ miền hay chưa?
Bạn đã biết về biểu đồ miền hay chưa?

Biểu đồ miền được thể hiện là một hình chữ nhật hoặc là 1 hình vuông và trong khung bao hình đó được chia thành các miền khác nhau. Đôi khi chúng ta sẽ thường nhầm lẫn lựa chọn việc dùng giữa biểu đồ miền và biểu đồ tròn vì tiêu chí thể hiện tương tự. Tuy nhiên hai dạng biểu đồ này hoàn toàn khác biệt và bạn cần chú ý tránh sai sót mất điểm nổi bật là các kỳ thi đại học quan trọng, thi kết thúc môn, thi giáo viên địa lý,...

2. Xác định về khi nào nên sử dụng biểu đồ miền và các dạng

Khi nào nên sử dụng biểu đồ miền để thể hiện về cơ cấu đó là những trương hợp chi tiết bất kỳ ai cũng nên biết tới: 

+ Biểu đồ miền sử dụng khi thể hiện về cơ cấu tỷ lệ, chuyển dịch hoặc thay đổi cơ cấu. 

Xác định về khi nào nên sử dụng biểu đồ miền và các dạng
Xác định về khi nào nên sử dụng biểu đồ miền và các dạng

+ Biểu đồ miền sử dụng cho trường hợp thể hiện động thái phát triển. 

+ Biểu đồ miễn áp dụng khi có số liệu ít nhất là 4 mốc cụ thể như khoảng thời gian trên 3 năm. 

Tuy nhiên dù là mang tính chất thể hiện nhiều giá trị nhưng cũng có các lưu ý cần thiết khi áp dụng các dạng biểu đồ miền. Đặc biệt nên tránh dùng biểu đồ miền nếu không quen cho việc xác định các giá trị của một phạm vi không gian hai chiều. Bởi áp dụng sẽ tạo sự khó hiểu hơn các dạng biểu đồ khác với số liệu tương đồng. 

Vậy nên, sử dụng biểu đồ miền là khi thể hiện về số lượng ít đối tượng. Tại không gian hai chiều biểu đồ này không chỉ cần sử dụng cả chiều dài lẫn chiều rộng thay vì là 1 chiều như những biểu đồ khác. Từ đó mà lựa chọn biểu đồ miền là cách bạn hướng đến sự chi tiết hơn. Chú ý hơn là tránh sự nhầm lẫn trong thi cử vì có rất nhiều “cú lừa tinh vi” từ người ra đề làm lẫn sang tròn và cột chồng nhé. 

Tham khảo thêm: Tìm gia sư địa lý

3. Các dạng biểu đồ miền ra sao?

Về các dạng biểu đồ miền thường gặp chính hiện nay đó là:

+ Dạng biểu đồ về miền chồng nối tiếp. 

+ Dạng biểu đồ miền chồng từ gốc tọa độ. 

Các dạng biểu đồ miền ra sao?
Các dạng biểu đồ miền ra sao?

Nếu bắt gặp trường hợp nhiều biểu đồ miền được chồng lên nhau thì cũng đừng quá lo lắng hãy tự tin và bắt đầu vẽ tuần tự từng miền xếp thứ tự từ dưới lên phía trên. Một khi đã sắp xếp ổn thì thứ tự các miền cũng cần lưu ý thể hiện thật ý nghĩa và đồng thời hướng tới sự trực quan, kèm theo tính thẩm mỹ của biểu đồ vẽ. 

Khoảng cách của các năm số liệu trên cạnh nằm ngang cần thực hiện chia chính xác về tỷ lệ, tức là năm thứ nhất sẽ đứng bên trái phía trên biểu đồ. Và nếu số liệu đề bài đưa ra là tuyệt đối thì trước khi tiến hành vẽ học sinh sẽ cần hoàn tất xử lý số liệu về % sau đó mới bắt đầu vẽ biểu đồ miền. 

4. Hướng dẫn về cách vẽ biểu đồ miền nhanh

4.1. Bước tiến hành vẽ biểu đồ miền đúng chuẩn 

Thực hiện việc vẽ biểu đồ miền đúng chính xác tỷ lệ hay dạng thì bạn sẽ cần tiến hành theo những bước sau đây. 

Bước 1: Tạo vẽ khung của biểu đồ 

Khung của biểu đồ miền sẽ dựa theo chính các giá trị tương đối thường là việc căn chỉnh hình chữ nhật. Tiếp đó là việc được chia ra thành nhiều miền khác nhau và xếp chồng lên và mỗi miền là minh chứng biểu thị cho một đối tượng. 

Hướng dẫn về cách vẽ biểu đồ miền nhanh
Hướng dẫn về cách vẽ biểu đồ miền nhanh

Riềng với phần điểm năm nhất và năm cuối tại biểu đồ sẽ cần chia nằm trên hai cạnh bên trái và bên phải của khung chữ nhật (khung biểu đồ miền). Chiều rộng biểu đồ là để biểu diễn năm còn chiều cao là thể hiện đơn vị của biểu đồ đó. 

Hãy luôn nhớ rằng biểu đồ miền là vẽ theo giá trị tuyệt đối tạo ra động thái vậy nên dựng 2 trục. Trong đó 1 trục là giới hạn năm cuối và 1 chục sẽ thể hiện về đại lượng - dạng này thường ít gặp hơn vì yêu cầu giá trị tương đối khá lớn. 

Bước 2: Hoàn tất vẽ ranh giới các miền

Sau khi xác định cụ thể bạn hãy bắt đầu từ mốc năm thứ nhất làm trục tung và tiến hành phân chia khoảng cách từng năm ứng theo tỷ lệ phù hợp. Tiến hành việc chấm điểm và nối các miền tăng giảm theo năm số liệu đề bài. 

Bước 3: Cuối cùng là hoàn thiện biểu đồ miền

Hoàn thiện tức là việc bạn tiến hành ghi đầy đủ các số liệu đúng với vị trí của từng năm và từng miền. Khi đã ghi đủ là bạn đã có một biểu đồ miền chuẩn xác. 

>> Bài tập 1 về vẽ biểu đồ gợi ý: Bài tập 1.docx

>> Bài tập 2 về vẽ biểu đồ gợi ý: Bài tập 2.docx

>> Bài tập 3 về vẽ biểu đồ gợi ý: Bài tập 3.docx

>> Bài tập 4 về vẽ biểu đồ gợi ý: Bài tập 4.docx

>> Bài tập 5 về vẽ biểu đồ gợi ý: Bài tập 5.docx

>> Bài tập tự luyện về vẽ biểu đồ miền cùng gợi ý: MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN.docx

4.2. Gợi ý vẽ biểu đồ miền trong Excel

Vẽ biểu đồ miền trong Excel bạn sẽ có những bước thực hiện như sau: 

Bước 1: Tiến hành chuẩn bị về bảng dữ liệu vẽ biểu đồ cùng các khu vực dữ liệu cần thể hiện. 

Gợi ý vẽ biểu đồ miền trong Excel
Gợi ý vẽ biểu đồ miền trong Excel

Bước 2: Click chọn lệnh Insert >> Other Charts >> rồi chọn tiếp All Chart Types.

Bước 3: Ngay tại hộp thoại Insert Chart >> click Area để có thể lựa chọn về các dạng biểu đồ miền phù hợp cho dữ liệu. Cuối cùng là nhấn Ok để phần mềm Excel tự đưa ra gợi ý biểu đồ miền. 

Chỉ vài bước đơn giản là đã có thể tạo một biểu đồ miền như ý. Hơn nữa còn có thể thay đổi về các yếu tố, cách thức trình bày trên các tah hoặc đơn giản là click chuột vào khu vực dữ liệu cần thay đổi tại Excel. 

5. Cách nhận xét biểu đồ miền đơn giản

Bài tập về vẽ biểu đồ địa lý sẽ thường xuất hiện tại bài kiểm tra, đề thi địa lý, đặc biệt với dạng bài tập này sẽ chiếm tới 3 điểm/ tổng số 10 điểm. Nếu bạn biết cách xác định và vẽ đúng thì đây chính là một dạng bài tập dễ dàng để gỡ điểm. 

Chú ý hơn nếu muốn nhận xét đúng thì bạn cần nắm chắc cách vẽ theo phía trên, đi kèm hình thức nhận xét sau đây. 

Cách nhận xét biểu đồ miền đơn giản
Cách nhận xét biểu đồ miền đơn giản

+ Nhận xét chung về bảng số liệu: Sau khi nhìn nhận về số liệu tại bảng thì bạn cũng nên phân tích về mức độ chính xác, xu hướng của toàn bộ số liệu đó. 

+ Tiến hành nhận xét hàng ngang: Dựa theo mốc yếu tố thời gian thì số liệu sẽ có thay đổi tăng hoặc giảm, và bạn hãy đề cập về việc tăng giảm đó ra sao. Thời gian tăng giảm là bao lâu, nguyên tố khác đáng chú ý và tính về chính mức độ chênh lệch. 

+ Nhận xét hàng dọc của biểu đồ: Đây sẽ là thể hiện mức độ xếp hạng của giá trị, đưa ra mức thay đổi của thứ hạng đó lần lượt nhất. 

+ Cuối cùng sẽ là phần mà bạn tổng kết số liệu và đưa ra lời giải thích về mức độ thay đổi của số liệu đối tượng hướng đến. 

Đặc biệt hơn về một số tài liệu tham khảo về đề thi bạn cần nắm bắt

>> Cách nhận xét biểu đồ chi tiết:nhung_luu_y_khi_ve_bieu_do_dia_li_1082.doc

>> Bài tập địa lý 12 về biểu đồ: bai_tap_dia_ly_12_phan_bieu_do_1233.pdf

>> Các bài tập thực hành vẽ biểu đồ: 58_bt_thuchanh_vebieudo_diali_2009_2010_3434.pdf

>> Đề thi mới nhất về biểu đồ địa lý: bai_34_6432.doc

Hy vọng tất cả thông tin dấu hiệu nhận viết hay như sự hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền trên đây sẽ hỗ trợ giúp bạn hoàn thành tốt bài tập và thi tuyển môn địa lý của mình. Rèn luyện nhiều hơn, làm đề thật tốt đó là cách mà bạn gia tăng kỹ năng cho mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: