Hướng dẫn bạn cách viết đơn xin việc pháp lý cực hiệu quả

Bạn đang có ý định làm việc trong ngành pháp lý? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích sau đây để được hướng dẫn cách viết đơn xin việc pháp lý cực hiệu quả nhé.

Danh sách mẫu đơn xin việc Luật - Pháp lý hot nhất


Bạn đang loay hoay không biết viết đơn xin việc như thế nào và điều đó làm cản trở kế hoạch ứng tuyển vào ngành nghề pháp lý của bạn? Vậy thì bài viết sau đây của timviec365.com.vn sẽ rất hữu ích với bạn đấy. Cùng tìm hiểu những hướng dẫn viết đơn xin việc pháp lý cực hiệu quả nhé.

1. Tìm hiểu khái niệm đơn xin việc pháp lý là gì?

Tìm hiểu khái niệm đơn xin việc pháp lý là gì?
Tìm hiểu khái niệm đơn xin việc pháp lý là gì?

Đơn xin việc pháp lý là một loại giấy tờ hay được đính kèm trong hồ sơ xin việc của những người đang tìm kiếm việc làm pháp lý. Đơn xin việc pháp lý này có thể được viết tay theo kiểu truyền thống hoặc đánh máy. Nếu làm việc cho bên công ty nước ngoài hay sếp tương lai của bạn là người nước ngoài thì lá đơn này có thể được viết bằng Tiếng Anh.

Có thể nói, đơn xin việc pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó chính là điểm nhấn, là “khúc dạo đầu” của bộ hồ sơ. Trong đơn xin việc pháp lý, người tìm việc sẽ có cơ hội được trình bày lý do ứng tuyển và nguyện vọng xin vào một vị trí nào đó của công ty. Đồng thời, đây cũng là nơi các ứng viên thể hiện những thế mạnh, hiểu biết về công việc pháp lý và các kiến thức, kỹ năng mà mình cảm thấy phù hợp, có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra, đơn xin việc cũng sẽ chứa thông tin cá nhân của bạn như số điện thoại hoặc email để nhà tuyển dụng có thể tiện liên hệ, trao đổi với bạn và sắp xếp về buổi phỏng vấn.

2. Đơn xin việc pháp lý khác CV pháp lý như thế nào?

Đơn xin việc pháp lý khác CV pháp lý như thế nào?
Đơn xin việc pháp lý khác CV pháp lý như thế nào?

Rất nhiều ứng viên thấy trong bộ hồ sơ xin việc pháp lý có yêu cầu nộp bản CV và đơn xin việc. Một số người phân biệt được hai loại giấy tờ này, một số người còn lại cảm thấy bối rối và hoang mang vì chúng trông na ná nhau. Sau đây, timviec365.com.vn sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa đơn xin việc pháp lý và CV pháp lý dựa trên 2 yếu tố chính là nội dung và hình thức.

- Sự khác biệt về nội dung

Nếu như đơn xin việc chỉ đơn giản bày tỏ nguyện vọng, mong muốn xin được làm việc trong cơ quan pháp lý thì CV lại giống như một công cụ “đánh bóng” bản thân, tóm tắt toàn bộ các kinh nghiệm, khả năng, trình độ học vấn... của bạn. Trong khi đó, đơn xin việc còn có khả năng thể hiện điểm yếu một cách khéo léo mà vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thêm một điểm khác biệt nữa là đơn xin việc không đi quá sâu vào thông tin cá nhân của bản thân mà chỉ lướt qua và thể hiện công khai, rõ ràng thái độ mong chờ sự phản hồi của nhà tuyển dụng.

- Sự khác biệt về hình thức

Đơn xin việc pháp lý trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ nhìn và gói gọn chỉ trong một khổ giấy A4. Còn CV pháp lý vì phải chứa nhiều thông tin hơn nên sẽ dài hơn, có thể kéo dài sang mặt thứ 2 của tờ A4 nhưng không sang trang mới. Đồng thời, đơn xin việc sẽ mang hơi hướng nghiêm túc hơn CV nên được trình bày gần giống hình thức văn bản hành chính, chỉ đơn giản hai màu trắng đen. Trong khi đó, CV pháp lý được phối màu đa dạng hơn, tối đa không quá 3 màu và có thể điểm thêm một số nhãn dán, biểu tượng thay thế chữ viết.

3. Hướng dẫn viết đơn xin việc pháp lý cực hiệu quả

3.1. Mẫu đơn xin việc pháp lý

Mẫu đơn xin việc pháp lý
Mẫu đơn xin việc pháp lý

Vì đơn xin việc là loại giấy tờ có thiên hướng cá nhân, khác hẳn với một số văn bản mang tính quy phạm, thủ tục gò bó, khuôn mẫu, cứng nhắc nên bạn có thể bày tỏ tinh thần nhiệt huyết, sự cá tính hoặc tình yêu nghề với công việc một cách tiết chế nhất có thể. Tất nhiên, đơn xin việc sẽ không thể bộc bạch tự do, thoải mái như một lá đơn thông thường. Tùy vào văn phong và khả năng viết mà mỗi người sẽ có cách diễn đạt đơn xin việc khác nhau. Do đó, không có một mẫu đơn pháp lý nhất định nào được soạn sẵn cả.

3.2. Đơn xin việc pháp lý nên viết tay hay đánh máy?

Đơn xin việc pháp lý sẽ thể hiện con người bạn rất rõ thông qua cách hành văn, cách dùng câu chữ. Đây cũng là một hình thức thể hiện bản thân gián tiếp với nhà tuyển dụng. Do đó, các chuyên gia việc làm luôn khuyến khích ứng viên nên viết tay đơn xin việc theo kiểu truyền thống, quen thuộc, gần gũi. Nhưng nếu bạn quá bận hay không biết cách trình bày, bố cục và phân chia ý ra sao thì hãy sử dụng đơn xin việc đánh máy.

3.3. Đơn xin việc pháp lý kính gửi ai?

Nếu như bạn không biết tên chính xác của người nhận đơn xin việc, thật khó để điền thông tin vào chỗ người gửi. Dưới đây là một số gợi ý có thể điền vào chỗ kính gửi và chữa cháy cho các bạn trong những tình huống khó xử như thế.

- Tên của người nắm giữ chức vụ quản lý bộ phận tuyển dụng.

- Tên của người trưởng nhóm phụ trách bộ phận tuyển dụng.

- Bộ phận tuyển dụng nhân sự (cách nêu chung chung).

- Tên của bộ phận mà bạn đang có nguyện vọng ứng tuyển.

- Tên chuyển tiếp (tên chuyển tiếp từ bộ phận tuyển dụng nội bộ được gửi trong địa chỉ email của bạn).

3.4. Viết đơn xin việc pháp lý như thế nào để gây thiện cảm?

Viết đơn xin việc pháp lý như thế nào để gây thiện cảm?
Viết đơn xin việc pháp lý như thế nào để gây thiện cảm?

- Về nội dung đơn xin việc pháp lý

Mặc dù mỗi người sẽ có cách viết đơn xin việc pháp lý riêng nhưng đều hướng chung đến mục tiêu bày tỏ nguyện vọng xin làm việc nên trong các đơn xin việc, tối thiểu phải có những ý cơ bản sau:

+ Phần mở đầu đơn xin việc: cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân (họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ) và vị trí mong muốn được làm việc.

+ Phần thân đoạn đơn xin việc: nêu rõ lý do mà bạn cho rằng mình phù hợp với vị trí đó, từ đấy đưa ra những kỹ năng hay kinh nghiệm nổi bật (nêu cực ngắn gọn) để thuyết phục nhà tuyển dụng.

+ Phần kết đoạn đơn xin việc: thể hiện, bày tỏ mong muốn được lựa chọn và đi tiếp vào vòng phỏng vấn, để lại số điện thoại hoặc email liên hệ, gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian quan tâm đến đơn xin việc. 

- Về hình thức đơn xin việc pháp lý

Như đã vừa đề cập ở trên, đơn xin việc pháp lý chỉ nên được gói gọn trong khổ giấy A4. Cẩn thận kiểm tra và soát lại một lượt các thông tin đã ghi trong đơn xin việc để chắc chắn không xảy ra những lỗi ngớ ngẩn như sai chính tả, ngữ pháp, câu văn lủng củng, khó hiểu hay không thống nhất cùng phông chữ (nếu đánh máy). Tốt nhất là nên sử dụng các phông chữ phổ biến như Arial hoặc Times New Roman, cỡ chữ 14. Giọng điệu trong đơn xin việc nên thể hiện sự chân thành, tự nhiên và khiêm tốn. Tuyệt đối không được phô trương hay tự đắc quá cao về bản thân.

3.5. Gửi đơn xin việc pháp lý qua email như thế nào?

Gửi đơn xin việc pháp lý qua email như thế nào?
Gửi đơn xin việc pháp lý qua email như thế nào?

Giờ đây, với sự phát triển của xã hội, bạn không nhất thiết phải gửi đơn xin việc pháp lý trực tiếp dưới dạng giấy tờ mà có thể gửi đơn xin việc online qua email. Thông thường, đơn xin việc sẽ hiển thị ở dạng nội dung trong email nên các bạn không cần phải xuất ra file PDF hoặc file Docs, Word… để đính kèm theo email. Nhưng nếu bạn muốn đơn xin việc pháp lý trang trọng hơn để nộp cho những công ty lớn thì xuất ra file PDF.

Khi gửi email đơn xin việc, bạn nên ghi rõ ở tiêu đề là ứng tuyển vị trí hay chức vụ nào để người nhận dễ phân loại email hơn. Trong phần đầu email, nên chào hỏi đích danh tên người nhận để gây thiện cảm (nếu đó là email cá nhân). Đừng quên đính kèm theo cả bản CV pháp lý để nhà tuyển dụng có cơ sở theo dõi và dễ dàng đánh giá hồ sơ của bạn hơn nhé.

3.6. Đơn xin việc pháp lý nên dài bao nhiêu và viết mấy mặt?

Một mặt khổ giấy A4 là độ dài hợp lý cho đơn xin việc pháp lý. Đừng viết quá dài để tránh các thông tin lan man, không liên quan hoặc không cần thiết. Các nhà tuyển dụng cũng còn rất nhiều công việc khác cần phải giải quyết nên chỉ đọc lướt qua một số thông tin quan trọng. Hãy cố gắng ghi ngắn gọn nhất có thể, đặc biệt là chỗ trình bày nguyện vọng (mặc dù bạn còn rất nhiều điều khác muốn bộc bạch về sự yêu thích với vị trí đó).

Đơn xin việc pháp lý nên dài bao nhiêu và viết mấy mặt?
Đơn xin việc pháp lý nên dài bao nhiêu và viết mấy mặt?

Thông qua hình thức được trình bày trong đơn xin việc pháp lý, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ qua về tính cách và kỹ năng mềm của ứng viên. Nếu đơn xin việc pháp lý sai quá nhiều chính tả, câu chữ lủng củng, không rõ nghĩa, lặp ý hoặc trình bày chen chúc dòng thì bạn sẽ bị đánh giá là người không cẩn thận, không tôn trọng người đối diện, giao tiếp kém. Vì vậy, hãy trình bày hình thức đơn xin việc pháp lý rõ ràng, sạch sẽ, chia ý rõ ràng để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng.

4. Bí quyết giúp đơn xin việc pháp lý của bạn nổi bật

- Tuyệt đối không đề cập đến mức lương

Mặc dù bạn muốn xin vào công việc vì mức lương đi chăng nữa thì tuyệt đối không nên đề cập vấn đề này trong phần lý do xin việc vì đây là chuyện khá tế nhị. Thay vào đó, hãy thể hiện mong muốn cống hiến cho công ty, tinh thần và trách nhiệm học hỏi. Sau này, nếu được nhận vào công ty, với năng lực xuất sắc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ chủ động tăng lương cho bạn.

- Thông tin đảm bảo trung thực và chính xác

Các thông tin được trình bày trong đơn xin việc pháp lý phải ghi thật trung thực, chính xác, đặc biệt là với công việc mang tính pháp lý như thế này. Nếu bạn ghi thông tin không chính xác và bị phát hiện, chắc chắn bạn sẽ không được nhận vào làm việc. Pháp lý là công việc mang tính luật pháp, công bằng, nghiêm minh. Người trong nghề đã không tuân thủ đúng đạo đức, nội quy trong nghề thì không có đủ tư cách làm việc.

Bí quyết giúp đơn xin việc pháp lý của bạn nổi bật
Bí quyết giúp đơn xin việc pháp lý của bạn nổi bật

- Mỗi công ty là một đơn xin việc riêng

Để không phải mất công viết đi viết lại nhiều lần, các ứng viên đã viết một đơn xin việc duy nhất rồi gửi cho nhiều công ty. Nhưng bạn nên viết riêng đơn xin việc, mỗi công ty là một lá đơn xin việc pháp lý riêng để thể hiện sự tôn trọng với họ.