icon icon

Tra cứu lương logistics

Danh sách tin tuyển logistics

Theo dòng phát triển của thị trường, những năm gần đây ta có thể thấy ngành logistics đang phát triển một cách mạnh mẽ. Logistics đem lại rất nhiều các cơ hội việc làm, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy bạn có quan tâm đến mức lương của một ngành đang hot như logistics? Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về mức lương logistics này nhé.

1. Lương logistics trung bình bao nhiêu?

Logistics là ngành dịch vụ phụ trách các chuỗi hoạt động bao gồm vận chuyển hàng hóa, lưu trữ hàng hóa, đóng gói bao bì, thủ tục kho bãi và làm các thủ tục hải quan khác,… nhằm mục đích vận chuyển được hàng hóa từ tay người sản xuất đến được với người tiêu dùng. Logistics tốt sẽ giúp tối ưu các chi phí vận chuyển và từ đó giảm được giá thành sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Tốc độ phát triển của logistics tại Việt Nam cũng vô cùng ấn tượng khi đang có tới hơn 1500 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực logistics này. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Logistic thì chỉ trong khoảng 2 đến 3 năm nữa lượng lao động thuộc ngành này sẽ tăng lên đến con số 18 lao động. Điều này có thể khẳng định được rằng các cơ hội làm việc tại logistics đang rất rộng mở, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được một công việc với mức lương khá cao, lại ổn định tại các đơn vị logistics trong và ngoài nước ngay sau khi mới ra trường.

Mức lương ngành logistics
Mức lương ngành logistics

Theo phân tích và thống kê của tiện ích so sánh các mức lương của website timviec365.com.vn thì hiện nay mức lương bình quân của một nhân viên ngành logistics là khoảng 15 triệu đồng 1 tháng và con số đó có thể lên đến gần 50 triệu/ tháng nếu như bạn có kinh nghiệm dày dặn, kết quả làm việc tốt và được cân nhắc lên các vị trí cao hơn. Công việc ngành logistics phù với những bạn đã có các kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, thương mại và ngoại ngữ tốt.

2. Cách phân chia các mức lương ngành logistics

2.1. Mức lương theo cấp bậc

- Nhân viên logistics (Logistics Officer): Vị trí này phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường, không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Với vị trí này bạn sẽ được trainning lại các kiến thức cơ bản của ngành logistics, hướng dẫn cụ thể các công việc chuyên môn mà bạn cần phải làm. Mức lương trung bình cho vị trí này sẽ rơi vào khoảng 7 đến 9 triệu/ tháng tùy thuộc vào năng lực của bạn.

Phân chia các mức lương ngành logistics
Phân chia các mức lương ngành logistics

- Chuyên viên logistics (Logistics Supervisor): Một giám sát logistics thường là đã có các kinh nghiệm nhất định về ngành nghề trong khoảng từ 2 đến 3 năm. Ở vị trí công việc này bạn sẽ phải có trách nhiệm theo sát các chuỗi cung ứng, các quy trình vận chuyển,… để đảm bảo các tiến độ cho công việc chung. Mức lương của vị trí giám sát thường dao động khoảng 15-25 triệu đồng 1 tháng.

- Quản lý logistics (Logistics Manager): Quản lý logistics sẽ là người vừa phải quản lý các chuỗi cung ứng, vừa lập kế hoạch, xây dựng các chiến lược hoạt động của công ty. Bên cạnh đó người quản lý cũng phải giám sát sát sao với các cấp dưới của mình, nắm được tiến độ làm việc để kịp thời uốn nắn. Chính vì vậy quản lý logistics nhận được một mức lương không hề nhỏ khoảng từ 30 đến 80 triệu đồng/tháng.

Mức lương trung bình ngành logistics
Mức lương trung bình ngành logistics

- Giám đốc logistics (Logistics Director): Vị trí công việc thường chỉ hay có ở các tập đoàn hoặc những công ty lớn chia ra nhiều chi nhánh. Giám đốc logistics sẽ là người có trách nhiệm với cả hệ thống vận hành và kết quả làm việc của tất cả nhân viên thuộc quyền điều hành của mình. Với vị trí này bạn phải có ít nhất 8 năm kinh nghiệm để có thể điều hành, phân bổ và kiểm soát toàn bộ hoạt động logistics của chi nhánh cũng như công ty mà mình quản lý. Mức lương của giám đốc logistics khoảng từ 4000-6000 USD tương đương 100 đến 150 triệu đồng 1 tháng tùy vào quy mô từng công ty.

- Giám đốc chuỗi cung ứng (Supply chain director): Vị trí này đòi hỏi người đảm nhận phải có trách nhiệm lớn nhất trong tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng cả trong và ngoài nước. Với vị trí này mức lương sẽ dao động khoảng trên 7000 USD (150 triệu đồng) 1 tháng.

So sánh các mức lương ngành logistics
So sánh các mức lương ngành logistics

2.2. Mức lương theo kinh nghiệm làm việc

- Mức lương đối với những sinh viên mới vừa tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm về logistics, mức lương có thể dao động trong khoảng từ 6-7 triệu đồng – một mức lương không hề nhỏ đối với những sinh viên mới ra trường. Sau một thời gian làm quen với công việc và hình thành được các kỹ năng chuyên môn, bạn hoàn toàn có thể đề xuất lên các mức lương phù hợp hơn.

- Mức lương đối với những nhân viên logistics đã có 1-2 năm kinh nghiệm trong nghề thì bạn hoàn toàn có thể apply với mức lương lên tới 10 triệu đồng 1 tháng hoặc thậm chí apply lên các vị trí cao hơn nếu như bạn là người có chuyên môn khá tốt.

Ngành logistics lương cao không?
Ngành logistics lương cao không?

Nhìn chung, để đánh giá một mức lương có phải là cao không thì không chỉ đánh giá, nhìn nhận ở mức lương hiện tại của một người được. Bạn cần phải nhìn rộng ra các cơ hội thăng tiến của công việc đó. Ngành nghề logistics là một trong số ít ngành có mức lương khá ổn ở đầu vào và cơ hội thăng tiến, phát triển thu nhập ở mức cao trong giai đoạn phía sau.

3. Những cách giúp cải thiện mức lương ngành logistics

Tuy nhiên không có một công việc nào thực sự dễ dàng mà lại có một mức lương cao cả. Ngành logistics cũng đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực trau dồi và phát triển bản thân hơn nữa. Với vị trí là một nhân viên logistics bạn cần phải chú ý những điểm sau để có thể được công ty cân nhắc mức lương cho mình nhé.

- Khả năng ngoại ngữ là một thế mạnh cần có ở các nhân viên ngành logistics. Với một công việc đòi hỏi luôn phải tiếp xúc với các dịch vụ quốc tế hoặc khách hàng, nhà phân phối là người nước ngoài, việc có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh sẽ là một lợi thế giúp bạn chủ động hơn cũng như đạt kết quả cao trong công việc.

- Bên cạnh các chuyên môn, nghiệp vụ của ngành logistics, bạn cũng phải chủ động học hỏi, bổ sung thêm các kỹ năng mềm cho bản thân. Một người chỉ giỏi về chuyên môn mà yếu về kỹ năng sẽ ít khi được cấp trên đánh giá cao. Một số kỹ năng mềm cần có của nhân viên logistics là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chịu được áp lực công việc cao,…

Cách cải thiện mức lương logistics
Cách cải thiện mức lương logistics

- Với một ngành nghề năng động và nhiều tiềm năng như logistics thì việc mỗi nhân viên phải thể hiện được sự linh hoạt, sáng tạo của mình trong công việc cũng là điều đương nhiên. Thực tế cho thấy những ứng viên luôn biết sáng tạo, phát kiến ra những phương án giúp đem lại hiệu quả trong công việc, đem lại kết quả kinh doanh tốt cho công ty sẽ rất dễ dể được cân nhắc và tiến cử lên những vị trí cao hơn.

- Không một công ty nào lại không ghi nhận những cống hiến không ngừng nghỉ của nhân viên. Chính vì thế nhiều công ty hay có những khoản lương trợ cấp thâm nhiên cho những nhân viên đã gắn bó với công ty một thời gian khá dài, luôn hết mình trong công việc, sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc, khó khăn hơn, sẵn sàng đi sớm, về khuya để hoàn thành công việc. Nhìn chung, ý thức làm việc, thái độ với công việc của mỗi nhân viên cũng sẽ ảnh tác động trực tiếp lên mức lương mà họ được nhận. Mọi sự nỗ lực của bạn sẽ được công ty ghi nhận và trả lại bằng một mức lương xứng đáng.

Trên đây là các thông tin mình muốn chia sẻ về mức lương logistics. Hy vọng sẽ giúp các bạn vững tin hơn trên con đường lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Gợi ý Tìm hiểu lương digital marketing

Bạn vẫn đang băn khoăn có nên làm việc ngành marketing hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu về mức lương digital marketing bằng cách click vào link bên dưới nha.

Lương digital marketing