Tuesday, 22/09/2020

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh “chọn lọc” chính xác

Đâu sẽ là các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà nhà tuyển dụng sử dụng cho quá trình chọn lọc ứng viên tiềm năng. Hãy nắm bắt ngay với bài viết để học hỏi được thêm nhiều kỹ năng, chuẩn bị thật tốt và đủ mạnh mẽ vượt qua mọi rào cản từ nhà tuyển dụng nhé!

1. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sử dụng nhiều nhất

Một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ cần hội tụ rất nhiều kỹ năng và sự tổng hợp thông tin. Vậy nên, trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi để khai thác sự tiềm năng của ứng viên. Hơn nữa bạn cũng nên có câu trả lời phỏng vấn nhân viên kinh doanh phù hợp theo gợi ý để ghi điểm như dưới đây. 

1.1. Câu 1: Bạn hãy cho biết về triển vọng của một nhân viên kinh doanh?

Bạn hãy cho biết về triển vọng của một nhân viên kinh doanh?
Bạn hãy cho biết về triển vọng của một nhân viên kinh doanh?

Từ chính câu hỏi trực tiếp này nhà tuyển dụng sẽ thăm dò về việc bạn là một ứng viên có định hướng ra sao. Bạn có thật chất hiểu về vị trí mình đang ứng tuyển là gì hay không. Cũng như nếu được làm việc bạn có thật sự cố gắng hết mình để học hỏi vì môi trường kinh doanh sẽ không hề dễ dàng và nhàn hạ. 

>> Gợi ý trả lời

Áp dụng gắn mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu của bạn để giúp nhà tuyển dụng nhận thấy bạn yêu thích công việc, tìm hiểu về công việc và công ty ra sao trước khi ứng tuyển. Thử nêu “Tôi đã tìm hiểu về vị trí và công ty qua website timviec365.com.vn, nhận thấy rằng công ty đang cần gia tăng về doanh số tôi tự tin về trên 2 năm kinh nghiệm để hoàn tất nhiệm vụ này”.

1.2. Câu 2: Bạn sẽ làm gì khi đến cuối tháng không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng phàn nàn? 

Vấn đề kinh doanh chắc chắn sẽ không phải bất cứ lúc nào cũng thành công đôi khi bạn cũng có sự thất bại cho bản thân. Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra về phần nào về kỹ năng của bạn trước vấn đề gặp phải cũng như xem xét về mong muốn của bạn với công việc ra sao. Vậy nên, hãy thật sự khéo léo khi đưa ra câu trả lời. 

>> Gợi ý trả lời 

Nếu bạn là một ứng viên tiềm năng và hiểu được ý muốn từ nhà tuyển dụng thì hãy trả lời rằng “Tôi sẽ cần kiểm điểm bản thân và đặt ra mức doanh thu cao hơn tại tháng sau để bù lại cho tháng thất bại”. Điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ở nhân viên của mình đó là sự cố gắn và bứt phá trước khó khăn chứ không đưa ra sự lựa chọn với ứng viên giữ mức độ an toàn.

1.3. Câu 3: Bạn mong muốn việc cung cấp hàng hóa tới khách hàng nào? Tại sao?

Bạn mong muốn việc cung cấp hàng hóa tới khách hàng nào? Tại sao?
Bạn mong muốn việc cung cấp hàng hóa tới khách hàng nào? 

Câu trả lời nhận được từ bạn về phân khúc khách hàng bạn nhắm tới để xem xét về việc bạn có thất ự là ứng viên phù hợp với môi trường làm việc của công ty hay không. Vậy nên, nếu đây là một môi trường bạn mong muốn được thử sức mình thì hãy tìm hiểu trước đó về khách hàng của công ty để linh hoạt đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng. Từ đó bạn sẽ là một ứng viên đầy tiềm năng mà họ có thể tin tưởng lựa chọn. 

>> Gợi ý trả lời

Nếu bạn đã chắc chắn về khách hàng của công ty hướng tới thì đừng ngần ngại đưa ra câu trả lời tạo sự nhấn mạnh. Nhưng nếu bạn muốn lấn sân sang lĩnh vực khác bạn có thể đưa ra: “Tôi mong muốn được làm việc với khách hàng tầm trung vì tôi đã từng có hơn 1 năm kinh nghiệm tiếp xúc để hiểu họ cần gì. Tuy nhiên, nếu đối tượng khách hàng của công ty cao hơn hoặc thấp hơn tôi hy vọng kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân đáp ứng đủ nếu cố gắng hơn nữa”. 

1.4. Câu 4: Đích đến cuối cùng của bạn trong công việc đó là gì? 

Mỗi một người sẽ luôn có đích đến và sự phấn đấu khác biệt trong công việc dù là bắt đầu từ một vị trí. Khi bạn đưa ra câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đây để tiếp xúc lựa chọn. Dù bạn có mục tiêu không phù hợp theo chiều hướng đi của công ty nhưng bạn lại tài năng, nhân viên kinh doanh giỏi luôn biết phấn đấu thì nhà tuyển dụng vận chọn bạn. 

Đích đến cuối cùng của bạn trong công việc đó là gì?
Đích đến cuối cùng của bạn trong công việc đó là gì? 

>> Gợi ý trả lời 

“Trong 2 năm tới tôi sẽ không giữ bản thân tại vị trí nhân viên kinh doanh mà sẽ phấn đấu vươn lên vị trí quản lý đội nhóm. Dù khó khăn nhưng sự cố gắng sẽ luôn đem lại sự thành công đặc biệt khi có sự trợ giúp từ anh chị đi trước tại công ty”. Không ngừng học hỏi dù bạn có ít hay nhiều kinh nghiệm thì là một nhà nhân sự vẫn luôn mong muốn về điều đó với một ứng viên sáng giá. 

1.5. Câu 5: Bạn làm thế nào để luôn vui vẻ và nhiệt tình với khách hàng? 

Câu hỏi được đặt ra để khai thác về chính kỹ năng của bạn vì một nhân viên kinh doanh kỹ năng sẽ luôn là điều kiện tất yếu để gắn kết khách hàng và tiến tới thu hút khách hàng nhiều hơn. 

>> Gợi ý trả lời

Câu trả lời sẽ có sự linh hoạt theo cách thể hiện của từng người để tạo nên sự phù hợp. Bạn chỉ cần luôn thể hiện được bản thân vui vẻ, hòa đồng nhà tuyển dụng sẽ đưa ra sự phù hợp theo môi trường cần tới.  

Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn có thể đưa ra rất nhiều câu hỏi khác để sàng lọc được nhân viên kinh doanh giỏi. Vậy nên, hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân để lọt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn nhé. 

2. Gợi ý về bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác có thể gặp

2.1. Các câu hỏi mang tính chọn lọc 

Gợi ý về bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác có thể gặp
Gợi ý về bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác có thể gặp

Câu 1: Theo bạn nhân viên kinh doanh sẽ làm những công việc gì?

Câu 2: Loại hình mà bạn kinh doanh gần đây nhất là gì?

Câu 3: Bạn có biết công ty đang cung cấp sản phẩm gì không? Sự đánh giá của bạn về sản phẩm tiềm năng của công ty?

Câu 4: Theo bạn, khách hàng mục tiêu của công ty hướng tới là ai? Đâu sẽ là cách tiếp cận các khách hàng đó?

Câu 5: Hãy mô tả về quy trình bán hàng tại công ty gần nhất bạn làm việc? Sự hiệu quả và không hiệu quả của quá trình là gì?

Câu 6: Tư vấn với một khách hàng bạn cần tư vấn gì? 

Câu 7: Yếu tố nào giúp khách hàng quyết định lựa chọn bạn cùng sản phẩm bạn cung cấp? 

2.2. Các câu hỏi tình huống, xử lý vấn đề 

Các câu hỏi tình huống, xử lý vấn đề
Các câu hỏi tình huống, xử lý vấn đề 

Câu 1: Trường hợp khách hàng “chửi” và chê bài về sản phẩm của mình bạn sẽ xử lý ra sao? Đâu sẽ là trường hợp mà bạn sẽ từ chối cung cấp sản phẩm và đâu sẽ là lúc bạn ngừng theo đuổi khách hàng tiềm năng đó?

Câu 2: Một khách hàng ở xa và có sự hẹn ngoài giờ làm việc đặc biệt hơn là khách hàng đó khó tính bạn sẽ làm gì để hướng tới việc ký kết hợp đồng? 

Câu 3: Có khách hàng đòi trả lại hàng và bạn sẽ giải quyết về vấn đề này ra sao? 

Câu 4: Khi một dự án mà có nhiều đối thủ cùng vào một lúc bạn sẽ có sự hành động ra sao trước tình thế đó để giành chiến thắng? 

2.3. Các câu hỏi mang tính đánh giá chuyên môn 

Câu 1: Nếu bạn được phân công tiếp cận một khách hàng mới hãy cho biết về trách nhiệm của bạn sẽ cần làm gì, hay chính là điều đầu tiên bạn làm khi nhận được yêu cầu? 

Câu 2: Phương pháp chốt sale nào mà bạn sử dụng thường xuyên nhất? Theo bạn đâu sẽ là phương pháp đem lại hiệu quả? Đưa ra lý do?

Câu 3: Bạn đã từng có kinh nghiệm về việc quản lý phần mềm về khách hàng nào chưa? Nếu có, công cụ bạn sử dụng đó là gì?

Câu 4: Khi bắt đầu liên hệ với một khách hàng bạn sẽ cần chuẩn bị những tài liệu gì? 

2.4. Các câu hỏi liên quan tới kiểm tra hành vi

Các câu hỏi liên quan tới kiểm tra hành vi
Các câu hỏi liên quan tới kiểm tra hành vi

Câu 1: Sự thất bại trong việc cán mốc chỉ tiêu bán hàng đã bao giờ bạn gặp phải? Nếu có, hãy chia sẻ kỹ hơn và điều bạn học được từ đó là gì?

Câu 2: Nhân viên kinh doanh là vị trí có công việc lặp đi lặp lại về một sản phẩm nhưng nhiều khách hàng. Vậy đâu là động lực bạn theo đuổi?

Câu 3: Thành công lớn nhất trong sự nghiệp bạn đạt được là gì? Bạn mong muốn đạt được gì tiếp theo? 

Câu 4: Doanh thu tháng sau cao hơn tháng trước nhưng lương cứng lại thấp dẫn và không có bạn sẽ làm gì?

Câu 5: Theo bạn thì trường hợp về không đạt chỉ tiêu hay khách hàng không hài lòng sẽ tệ hơn? Giải thích?

3. Tạo sự tương tác lại đó cũng sẽ là điểm nhấn cho bạn 

Tạo sự tương tác lại đó cũng sẽ là điểm nhấn cho bạn
Tạo sự tương tác lại đó cũng sẽ là điểm nhấn cho bạn

Ngoài việc lắng nghe những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh từ phía nhà tuyển dụng đặt ra thì bạn cũng nên chủ động hơn cho sự tương tác lại giúp tăng độ hấp dẫn hơn cho quá trình phỏng vấn. Điều đó đôi khi vừa giúp bạn đem lại thêm quyền lợi về cho mình hay khi có sự cạnh tranh gay gắt là bạn đã có thể nổi bật hơn ứng viên khác rồi. 

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh đặt ngược lại bạn có thể đưa ra:

Câu 1: Bao giờ tôi có thể chính thức bắt đầu công việc tại công ty? 

Một câu hỏi dễ hiểu những ẩn chứa sự thăm dò rất chắc chắn về việc liệu bạn đã được nhận hay chưa, hay như được nhận đâu sẽ là thời gian chính xác để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Câu 2: Không biết anh/ chị còn câu hỏi nào cần giải đáp nữa không? 

Sau quá trình dài phỏng vấn bạn cũng nên chú ý tới một lời kết cho bản thân hoặc tăng thêm sự tương tác với câu hỏi khẳng định đó. Điều đó vừa đem lại lợi cho bạn giúp nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn về kỹ năng linh hoạt của bạn ứng phó với mọi tình huống. 

Câu 3: Quyền lợi chính thức nhận được khi tối trúng tuyển làm việc là gì? 

Thông qua câu hỏi bạn có thể đính chính về các quyền lợi cũng như đó là cách mà bạn có để đặt ra các mức thương lượng khác để hai bên có sự đồng thuận nhất. 

4. Một số lưu ý giúp bạn nắm được cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh 

Một số lưu ý giúp bạn nắm được cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh
Một số lưu ý giúp bạn nắm được cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh 

Bạn có thể nhận thấy được nhu cầu tuyển dụng về vị trí nhân viên kinh doanh trên thị trường luôn chiếm tới hơn 40% từ các doanh nghiệp, nhưng sự đáp ứng lại chỉ mới là phần nhỏ. Đặc biệt hơn khi đặc thù vị trí này sẽ luôn yêu cầu ứng viên thường xuyên đi lại, tiếp xúc làm việc với nhiều khách hàng và nếu không đạt đủ chỉ tiêu thì sẽ không có được mức lương ổn định. 

Có lẽ vì vậy mà có rất nhiều ứng viên còn có sự “dè chừng” và lựa chọn rất kỹ doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khó tính thì yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn và bạn cũng sẽ cần lưu tâm tới một vài điều sau.

4.1. Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển 

Không chỉ là hiểu được vị trí nhà tuyển dụng đang cần bổ sung là gì mà bạn cũng sẽ cần hiểu được yêu cầu ngược lại của bản thân với vị trí ra sao. Vậy nên, tìm hiểu về bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh cụ thể trước đó chính xác và hiểu được điều mình cần làm là những gì sẽ là cần thiết. Vì thông qua đó sẽ đánh giá được sự phù hợp của đối phương đối với mình và trả lời được tất cả các câu hỏi.

4.2. Kiên nhẫn cho buổi phỏng vấn 

Sự kiện nhẫn đôi khi sẽ giúp bạn giàng tới hơn 80% để tạo nên sự thành công trong khi ứng tuyển nhân viên kinh doanh. Đừng vì quá nôn nóng vì vị trí đang thiếu nhân sự mà bạn cũng là người tìm việc mà bỏ lỡ điều gì đó. Lắng nghe để hiểu được yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra và có sự trao đổi lại về mong muốn của bản thân mình để có lợi cho đôi bên. Chắc rằng bạn cũng sẽ không muốn nhảy việc quá nhiều hay nhà tuyển dụng cũng không muốn về việc tuyển dụng ứng viên chỉ gắn bó một thời gian rồi thay thế. 

4.3. Chủ động đa dạng hóa các các kênh tìm việc 

Đây là bài toán nhắm tới sự hiệu quả không chỉ cho bạn mà là do chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần bổ sung nhiều hình thức tìm kiếm ứng viên hơn và bạn cũng cần nắm được nhiều cách để chọn lựa việc làm phù hợp nhất cho mình. Thông qua báo đài, quảng cáo, liên kết với trường, thông tin tiếp nhận từ người thân, các website tìm việc, mạng xã hội hay các phiên giao dịch,...Tuy nhiên, sự tối ưu nhất thì đó lại là sự trải nghiệm với timviec365.com.vn cùng các tính năng cung cấp hữu ích. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp chi tiết và đầy đủ thông tin nhất tới bạn về các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh. Mong rằng sự chia sẻ đó sẽ giúp bạn ghi điểm mạnh mẽ hơn với nhà tuyển dụng và có công việc phù hợp trong tương lai gần.

Tác giả: Trần Hồng Giang
captcha
Chưa có bình luận nào