Monday, 14/09/2020

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp kèm đáp án

Bạn đã chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng sắp tới? Chuẩn bị hành trang và kế hoạch thật tốt có thể gia tăng độ tự tin và lợi thế của bạn trong quá trình tiếp cận trực tiếp với nhà tuyển dụng. Một trong số đó là tập luyện trước bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp. Tham khảo những gợi ý đã được tổng hợp bởi timviec365.com.vn trong bài viết này nhé!

1. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất
Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất

1.1. Hãy giới thiệu một chút về bản thân?

Không quá lạ lẫm, bắt đầu mọi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này nhằm mục đích làm quen ứng viên. Mặc dù họ có thể đã biết được ít nhiều thông tin của bạn thông qua CV xin việc, tuy nhiên đây là câu hỏi giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, đồng thời là câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp ban đầu của ứng viên đó nhé!

Gợi ý trả lời:

Giới thiệu bản thân cũng là một cách để bạn gây ấn tượng mạnh trong phỏng vấn xin việc. Đừng chỉ dừng lại với những thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, năm sinh,... Hãy cố gắng biến lời giới thiệu thành một thông điệp quảng cáo giá trị và độ phù hợp với vị trí đang ứng tuyển của bạn. Chẳng hạn như hãy nhấn mạnh chuyên ngành, kinh nghiệm trong ngành bán hàng, những kỹ năng bán hàng mà bạn đang sở hữu nhé!

1.2. Bạn biết gì về đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến?

Bạn biết gì về đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến?
Bạn biết gì về đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến?

Câu hỏi này cho thấy nhà tuyển dụng đang cố gắng khai thác kiến thức của bạn về sản phẩm và những gì liên quan đến công ty. Họ muốn biết bạn ứng tuyển vị trí bán hàng với thái độ nghiêm túc hay hời hợt.

Gợi ý trả lời:

Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu trước các thông tin về công ty, bao gồm cả hệ thống sản phẩm, dịch vụ,... Nếu có thể hãy khai thác thông tin dữ liệu khách hàng của công ty từ các nguồn kênh fanpage mạng xã hội, website,... Thậm chí đọc những phản hồi của khách hàng về sản phẩm công ty, dịch vụ và thương hiệu. Bạn càng biết nhiều thông tin, càng thể hiện được mức độ nghiêm túc của bạn trong ứng tuyển.

1.3. Theo bạn, hành vi mua hàng của khách hàng được yếu tố nào quyết định?

Bán hàng nói chung là một ngành nghề khá khó. Trong đó quan trọng nhất là người bán hàng cần phải hiểu rõ hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp. Đây là một câu hỏi kiểm tra kiến thức và tư duy bán hàng của ứng viên.

Theo bạn, hành vi mua hàng của khách hàng được yếu tố nào quyết định?
Theo bạn, hành vi mua hàng của khách hàng được yếu tố nào quyết định?

Gợi ý trả lời:

Trước hết hãy thật bình tĩnh và tỉnh táo khi trả lời câu hỏi này nhé. Hành vi mua hàng của khách hàng tại Việt Nam nói chung quyết định bởi nhiều yếu tố. Có thể kể đến các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, mức độ uy tín của thương hiệu, dịch vụ khách hàng, giá cả, phản hồi từ người mua trước,... Hãy chọn một yếu tố theo bạn là quan trọng nhất và đừng quên giải thích về lựa chọn của bạn nhé!

1.4. Theo bạn, kỹ năng nào của nhân viên bán hàng quan trọng nhất?

Nhân viên bán hàng là một công việc đặc thù, bởi chúng không yêu cầu quá nhiều về chuyên môn hay trình độ hàn lâm cao. Mà thực tế, hệ thống kỹ năng của nhân viên bán hàng mới là yếu tố quyết định để thúc đẩy doanh thu và làm hài lòng khách hàng nhất có thể. Do đó, đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn đã thực sự hiểu rõ bản chất của công việc này hay chưa?

Gợi ý trả lời:

Thị trường bán lẻ ngày nay đang đa dạng và đi kèm với sự cạnh tranh thương hiệu rất cao. Do đó, ngoài những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, lắng nghe, ứng xử tình huống, giải quyết vấn đề,... thì kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố góp phần quyết định doanh thu của sản phẩm.

1.5. Hãy nêu một chút đánh giá và cảm nhận của bạn về sản phẩm của chúng tôi?

Hãy nêu một chút đánh giá và cảm nhận của bạn về sản phẩm của chúng tôi?
Hãy nêu một chút đánh giá và cảm nhận của bạn về sản phẩm của chúng tôi?

Đây cũng là một câu hỏi thường gặp trong hệ thống các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi trên trước hết muốn biết ứng viên đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm của công ty hay chưa. Sau nữa họ muốn biết được những tư duy và cảm nhận chân thực của bạn về sản phẩm.

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể bắt đầu câu trả lời với việc nêu bật tính khả thi của sản phẩm. Chẳng hạn như vấn đề trên thị trường hiện nay mà người dùng đang gặp phải là gì, điều gì có từ sản phẩm để chúng trở thành một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề đó. Nếu bạn đã từng sử dụng sản phẩm của công ty, đừng ngần ngại nêu lên những cảm nhận chân thực từ bản thân. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe các đóng góp từ ứng viên của mình.

1.6. Bạn sẽ nói gì với khách hàng trong quá trình thuyết phục họ mua sản phẩm?

Câu hỏi này được đặt ra nhằm mục đích kiểm tra nghiệp vụ bán hàng của ứng viên. Với mỗi sản phẩm, cách bán hàng sẽ có đặc trưng riêng. Họ muốn biết phương pháp tiếp cận khách hàng và bán hàng của bạn có gì nổi trội?

Bạn sẽ nói gì với khách hàng trong quá trình thuyết phục họ mua sản phẩm?
Bạn sẽ nói gì với khách hàng trong quá trình thuyết phục họ mua sản phẩm?

Gợi ý trả lời:

Bán hàng không chỉ tập trung vào giao tiếp, một nhân viên bán hàng nói quá nhiều về sản phẩm và thương hiệu ngày nay là một phương pháp sai lầm. Trên thực tế, lắng nghe khách hàng là một giải pháp khá hiệu quả. Họ cần được thể hiện nhu cầu, mức độ mong muốn của bản thân đối với sản phẩm. Hãy hỏi han và khai thác tích cực những thông tin từ khách hàng trong quá trình bán hàng nhé,

1.7. Bạn đối phó thế nào với một khách hàng khó tính?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này đó chính là kiểm tra một số kỹ năng của bạn trong công việc. Đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng xử, thậm chí là kỹ năng CSKH nữa đó.

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể trả lời là vấn đề gặp và tiếp xúc với những khách hàng khó tính là chuyện rất phổ biến cũng như bình thường. Mấu chốt quan trọng là người bán hàng cần kiểm soát được thái độ, hành vi và cả lời nói của mình trước họ. Chú trọng vào việc giải thích sao cho khách hàng hiểu được vấn đề đang gặp phải. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng cũng nên nắm bắt thật tốt tâm lý, thái độ của khách hàng lúc đó để linh hoạt xử lý các sự cố.

1.8. Câu hỏi tình huống thực tế (nếu có)

Câu hỏi tình huống thực tế (nếu có)
Câu hỏi tình huống thực tế (nếu có)

Câu hỏi phỏng vấn tình huống thường gặp trong vòng phỏng vấn đối với vị trí nhân viên bán hàng. Tùy thuộc vào tính đặc thù, bản chất của ngành hàng, sản phẩm.... mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra những tình huống thực tế và cụ thể nhất để kiểm tra kỹ năng bán hàng của ứng viên. Chẳng hạn như yêu cầu bạn bán một chiếc bút trên bàn, hay yêu cầu bạn mix các sản phẩm thời trang lại với nhau,... và còn nhiều hơn thế nữa.

Gợi ý trả lời:

Đối với những câu hỏi tình huống thực tế, chúng đòi hỏi ứng viên buộc phải vận dụng các kiến thức chuyên môn cùng tư duy bán hàng của mình. Lời khuyên dành cho bạn là hãy thật bình tĩnh, đối diện với các tình huống một cách tự tin, cố gắng tập trung giải quyết và tháo gỡ từng mấu chốt trong vấn đề nhé.

2. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác

Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác
Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác

2.1. Lý do bạn muốn làm việc ở vị trí này và tại công ty chúng tôi?

Một câu hỏi khác trong các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp. Nhà tuyển dụng muốn biết thái độ ứng tuyển và mức độ quan tâm của bạn đối với công việc như thế nào qua câu hỏi này.

Gợi ý trả lời:

Nhân viên bán hàng muốn có hiệu quả không chỉ am hiểu về sản phẩm không thôi, mà bạn cần phải thực sự có kiến thức về thương hiệu công ty của mình. Điều này là để cung cấp các thông tin cụ thể và hữu ích mà khách hàng muốn biết trong quá trình tham khảo sản phẩm. Điều này cũng thể hiện được mức độ quan tâm và nghiêm túc của bạn trong khi xin việc. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu kỹ công ty, công việc trước vòng phỏng vấn nhé!

2.2. Nêu nhận định của bạn về khái niệm dịch vụ khách hàng tốt?

Nêu nhận định của bạn về khái niệm dịch vụ khách hàng tốt?
Nêu nhận định của bạn về khái niệm dịch vụ khách hàng tốt?

Trong thị trường kinh tế đầy cạnh tranh, chưa kể có sự tác động của các yếu tố công nghệ và hiện đại. Do đó, ngày nay chất lượng sản phẩm hay giá thành không còn là yếu tố quyết định. Mà dịch vụ khách hàng mới là khía cạnh được các doanh nghiệp đầu tư.

Gợi ý trả lời:

Một dịch vụ khách hàng tuyệt vời là tất cả những yếu tố làm thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng nhất có thể. Trong đó, nhân viên bán hàng là lực lượng quan trọng, trực tiếp là cá nhân cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ thật tốt cho khách hàng.

2.3. Bạn có thể kể về thành công và thất bại đáng nhớ nhất của bản thân trong quá trình bán hàng?

Đây cũng có thể là câu hỏi phổ biến trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Qua câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn có được những thông tin xác thực từ trải nghiệm thực tế của ứng viên. Qua cách trình bày của bạn, họ sẽ có những nhìn nhận và đánh giá cơ bản về mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí nhân viên bán hàng.

Bạn có thể kể về thành công và thất bại đáng nhớ nhất của bản thân trong quá trình bán hàng?
Bạn có thể kể về thành công và thất bại đáng nhớ nhất của bản thân trong quá trình bán hàng?

Gợi ý trả lời:

Hãy nhớ về quãng thời gian bạn làm nhân viên bán hàng trước đó. Bạn đã từng gặp phải tình huống cụ thể nào và cách bạn đã xử lý, giải quyết tình huống đó ra sao. Một câu chuyện bán hàng thất bại thì bạn đã rút ra được bài học hay kinh nghiệm cụ thể gì? Hay một câu chuyện bán hàng thành công đã tiếp thêm sức mạnh cho bạn ra sao? Tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không đặt câu hỏi trên cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm.

3. Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng - TOP câu hỏi gợi ý

Kết thúc buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi: “Bạn có muốn đặt câu hỏi gì cho chúng tôi không?” Nhiều ứng viên thường nghĩ rất đơn giản và thản nhiên bỏ qua hoặc trả lời là “không” cho câu hỏi này. Tuy nhiên, đây là một sai lầm rất lớn, bởi thông qua câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự ứng tuyển một cách có đầu tư, có sự chuẩn bị và nghiêm túc hay không?

Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng - TOP câu hỏi gợi ý
Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng - TOP câu hỏi gợi ý

3.1. Vị trí nhân viên bán hàng tại quý công ty có ngày làm việc thực tế như thế nào?

Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng thể hiện được bạn là một ứng viên thông minh và tiềm năng. Hãy bắt đầu bằng gợi ý câu hỏi trên, thể hiện sự quan tâm của bạn về một ngày làm việc chính thức của nhân viên bán hàng tại công ty ứng tuyển. Không chỉ cho nhà tuyển dụng biết bạn quan tâm đến công việc như thế nào, câu hỏi này còn cung cấp cho bạn một thông tin chính xác, rõ ràng hơn về vị trí ứng tuyển.

3.2. Công ty có đang gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận với khách hàng hay không?

Đây là một câu hỏi ngược khá hay cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khá bất ngờ và đánh giá cao tư duy của bạn và sự thẳng thắn thông qua việc đặt câu hỏi trên. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô sản phẩm. Khi bạn hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết những khó khăn cụ thể. Việc còn lại của bạn là nêu những giải pháp ban đầu hoặc nhận định của bạn cho khó khăn đó.

3.3. Bộ phận bán hàng có chỗ đứng như thế nào trong quý công ty?

Bộ phận bán hàng có chỗ đứng như thế nào trong quý công ty?
Bộ phận bán hàng có chỗ đứng như thế nào trong quý công ty?

Câu hỏi này cũng thể hiện được mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Bạn muốn biết khi bắt đầu công việc, bạn sẽ được làm trong bộ phận nào, được hướng dẫn và đào tạo ra sao. Công ty có thực sự quan tâm đến chất lượng đào tạo hay môi trường làm việc của bộ phận bán hàng hay không. Tất cả những điều này đều thể hiện rõ sự thẳng thắn và tiềm năng từ ứng viên.

4. Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng thành công

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ rất hiệu quả nếu như được đề cập với dấu ấn cá nhân (kinh nghiệm, kiến thức, sự tự tin) và đặc biệt là sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Một số bí kíp khi đi phỏng vấn nhân viên bán hàng được cung cấp bởi timviec365.com.vn như sau:

- Đúng giờ: Phỏng vấn được xem là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Do đó, ấn tượng ban đầu luôn luôn quan trọng, trong đó có đúng giờ được liệt vào danh sách các yếu tố tạo dựng phong cách cá nhân chuyên nghiệp. Đúng giờ thể hiện bạn là người có kỷ luật, lịch sự, trách nhiệm cao, tác phong chuẩn,... Hãy cố gắng đến trước 15 phút khi buổi phỏng vấn bắt đầu nhé.

Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng thành công
Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng thành công

- Trang phục phỏng vấn: Đây cũng là yếu tố xây dựng ấn tượng cá nhân ban đầu trong buổi phỏng vấn. Trang phục phỏng vấn phải thực sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, lịch sự và tinh tế. Đó là nền tảng giúp bạn tự tin hơn nhằm vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng. Trước khi chọn trang phục, hãy dựa vào văn hóa công ty, vị trí ứng tuyển,... nhé!

- Trung thực và chân thành: Trả lời phỏng vấn không nên đầu tư vào những câu trả lời thái quá, tự cao tự đại và thậm chí là “bốc phét”. Hãy linh hoạt những câu trả lời để nhà tuyển dụng có thể thấy ở bạn sự đáng tin và chân thành nhé.

Phỏng vấn nhân viên bán hàng không quá khó khăn nếu như ứng viên luôn biết cách chuẩn bị thật tốt các hành trang. Đặc biệt là rèn luyện bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng ngay từ bây giờ!

Tác giả: Hà Liên Hương
captcha
Chưa có bình luận nào