Monday, 28/12/2020

[List] Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT phổ biến nhất

Các ứng viên trong quá trình tìm hiểu và ứng tuyển việc làm giáo viên THPT chắc chắn sẽ rất quan tâm đến vấn đề nhà tuyển dụng hỏi gì trong vòng phỏng vấn. Vậy thì hôm nay, timviec365.com.vn sẽ bật mí cho các bạn top những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT phổ biến nhất, hãy cùng theo dõi và tham khảo nhé!

1. Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn giáo viên THPT?

Có thể thấy, giáo viên nói chung là một nghề vô cùng cao quý, có vai trò dẫn dắt các bạn trẻ, tạo nên thế hệ nhân tài xuất sắc cho đất nước, xã hội. Chính vì vậy mà những yêu cầu trong tuyển dụng đối với giáo viên cũng khắt khe hơn rất nhiều so với những công việc khác. Và với công việc giáo viên THPT cũng không ngoại lệ.

Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn giáo viên THPT
Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn giáo viên THPT?

Để có thể chính thức trở thành giáo viên làm việc tại các trường THPT, bạn không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà còn cần vượt qua được vòng phỏng vấn hóc búa từ nhà tuyển dụng. Hầu hết những ứng viên đã từng trải qua vòng phỏng vấn giáo viên THPT đều đánh giá là khá khó nhằn. Vậy nhà tuyển dụng thường hỏi những gì trong vòng phỏng vấn này?

1.1. Những câu hỏi phỏng vấn chung dành cho giáo viên THPT

Trước hết, đối với bất kỳ trường học nào, khi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên THPT cũng sẽ đều đưa ra những câu hỏi chung nhất về nghề nghiệp để đánh giá và đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về ứng viên đó. Cụ thể những câu hỏi thường thấy bao gồm:

Câu 1: Tại sao bạn lại chọn nghề giáo viên THPT?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ thường đặt ra đầu tiên để thăm dò xem liệu bạn có thực sự phù hợp với nghề làm giáo viên THPT hay không, đồng thời họ cũng muốn biết bạn có mục tiêu gắn bó lâu dài với nghề không?

Gợi ý trả lời: Đối với câu hỏi này thì bạn nên trả lời theo suy nghĩ, mục đích thực sự của mình chứ đừng trả lời rập khuôn theo các mẫu có sẵn trên mạng như dạng “muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục” hay với giáo viên tiếng Anh thì mục đích theo đuổi là “luyện tập khả năng tiếng Anh thông qua việc giảng dạy”. Đây là những kiểu trả lời sẽ rất dễ mất điểm và khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn.

Những câu hỏi phỏng vấn chung dành cho giáo viên THPT
Những câu hỏi phỏng vấn chung dành cho giáo viên THPT

Khi được hỏi câu này, các bạn nên trung thực chia sẻ về lý do mình lựa chọn nghề giáo viên THPT. Cách tốt nhất là nên kể ra những câu chuyện thực tế của bản thân mình dẫn đến quyết định làm nghề giáo viên.

Ví dụ bạn trả lời như sau: Từ khi học THPT, tôi đã gặp khá nhiều vấn đề trong quá trình học tiếng Anh bởi chưa tìm ra được phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng rèn luyện, nỗ lực, tôi đã có thể trở thành một học sinh giỏi và đạt nhiều thành tích trong môn học này. Và chính điều đó đã thôi thúc tôi trở thành một giáo viên tiếng Anh THPT để chia sẻ đến các bạn học sinh những phương pháp học tốt nhất, giúp các bạn trẻ có thể đạt được thành công.

Câu 2: Kinh nghiệm giảng dạy của bạn như thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn đã từng tham gia giảng dạy hay chưa? Thông qua cách trả lời, họ sẽ thấy được bạn là một tân binh hay cựu binh trong lĩnh vực giảng dạy.

Gợi ý trả lời: Bạn nên trả lời thành thật về kinh nghiệm của mình như là dạy tại trường THPT nào hay cũng có thể là dạy gia sư. Điều quan trọng nhất ở đây chính là trình bày những thành tựu mà học sinh của bạn đã đạt được sau khi được bạn giảng dạy như thế nào?

Ví dụ bạn trả lời như sau:

- Tôi đã từng dạy toán cấp 2 cho 20 học sinh, trong đó có 10 bạn tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi và đạt thành tích cao.

- Tôi đã từng luyện thi chứng chỉ IELTS cho 30 bạn, trong đó có 8 bạn đạt từ 4.5 lên 6.5 IELTS trong 9 tháng, những bạn còn lại sau 1 năm lên được IELTS 5.5.

Câu hỏi về kinh nghiệm giảng dạy của bạn như thế nào
Câu hỏi về kinh nghiệm giảng dạy của bạn như thế nào?

Câu 3: Tại sao bạn lại lựa chọn trường của chúng tôi?

Đây là một dạng câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có thực sự yêu thích và đã tìm hiểu về ngôi trường của họ hay không?

Gợi ý trả lời: Đối với câu hỏi này, để trả lời được thì bạn sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ toàn bộ các thông tin về cơ cấu tổ chức, quy mô trường, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh,… Tất cả những yếu tố này sẽ là cơ sở giúp bạn có thể vượt qua câu hỏi này.

Ví dụ bạn trả lời như sau: Tôi đã tìm hiểu và biết được trường ABC đã có lịch sử hoạt động rất lâu đời và có truyền thống trong giáo đào tạo các thế hệ học sinh giỏi trong thành phố với rất nhiều bạn học sinh đạt thành tích cấp quốc gia. Không chỉ vậy, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động cùng đội ngũ giáo viên trẻ nhưng đầy chất lượng chính là điểm thu hút tôi. Tôi tin rằng mình phù hợp với môi trường này và có thể đóng góp một phần vào sự phát triển của trường học.

1.2. Những câu hỏi phỏng vấn nâng cao dành cho giáo viên THPT

Bên cạnh những câu hỏi chung về nghề giáo viên THPT thì các nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra thêm một số câu hỏi nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ để khẳng định một lần nữa về sự phù hợp của bạn đối với vị trí họ đang tuyển dụng. Do đó, các bạn cũng không nên bỏ qua những câu hỏi cùng gợi ý trả lời dưới đây nhé!

Câu 1: Triết lý giảng dạy của bạn là gì?

Những câu hỏi phỏng vấn nâng cao dành cho giáo viên THPT
Những câu hỏi phỏng vấn nâng cao dành cho giáo viên THPT

Đây là một dạng câu hỏi rất khó và nếu bạn trả lời một cách chung chung thì cơ hội để bước qua cánh cửa phỏng vấn là không cao. Thông thường, các ứng viên gặp câu hỏi này đều chỉ đưa ra được câu trả lời chung là mình sẽ làm gì cho lớp, cho trường,… Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu trong câu trả lời của bạn có những tuyên ngôn, châm ngôn và nêu ra được sứ mệnh của bản thân khi bắt đầu công việc.

Ví dụ bạn trả lời là: Triết lý giáo dục của tôi là mỗi đứa trẻ sẽ là một cá thể độc đáo, riêng biệt và phải có một môi trường giáo dục, đào tạo tốt nhất để các bạn có thể phát triển được cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Mong muốn của tôi chính là cung cấp đến một môi trường an toàn, giúp cho các bạn học sinh có thể chia sẻ, phát triển các ý tưởng của mình, thách thức bản thân, đồng thời vượt qua được các giới hạn.

Câu 2: Trong lớp, học sinh không học, học yếu hay gây mâu thuẫn, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đây là một dạng câu hỏi xử lý tình huống cũng khá hóc búa nhằm mục đích kiểm tra về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của bạn như thế nào, đặc biệt là những ai làm chủ nhiệm.

Gợi ý trả lời: Và để trả lời được câu hỏi này, bạn phải là người có kinh nghiệm hoặc là có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong quá trình giảng dạy thì mới có thể trả lời tốt được. Do đó, dù chưa có kinh nghiệm thì cũng hãy làm sao để nhà tuyển dụng thấy được bạn có định hướng tốt trong nghề giáo viên THPT này nhé.

Câu hỏi về xử lý tình huống
Câu hỏi về xử lý tình huống

Ví dụ bạn trả lời câu hỏi này như sau: Nếu học trò không học, học yếu hay có thể là gây mâu thuẫn trong lớp thì trước hết tôi sẽ tách riêng 2 bạn ra. Tiếp đó, tôi sẽ gặp và trò chuyện riêng với từng bạn để biết được nguồn gốc của các vấn đề nằm ở đâu, đồng thời cũng dạy cho các bạn bài học về sự hòa ái, động viên các bạn học tập chăm chỉ,…

Câu 3: Bạn làm sao để thúc đẩy phụ huynh tham gia vào quá trình học tập của con?

Việc kết nối giữa nhà trường và phụ huynh là điều khá khó khăn đối với các giáo viên, đặc biệt là lứa tuổi của các bạn THPT. Do đó, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có khả năng để tạo sự kết nối đó hay không bởi điều đó sẽ rất tốt cho quá trình phát triển sự nghiệp học tập của các bạn.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, các bạn hãy đưa ra những ý tưởng cụ thể, chia sẻ về cách để các bậc phụ huynh tham gia vào trong quá trình học tập của con cái. Đó có thể là thường xuyên duy trì liên lạc với các bậc phụ huynh, cung cấp cho họ thông tin về thành tích của các bạn hay các vấn đề gặp phải trong quá trình học tập. Sẽ tốt hơn nếu giáo viên có thể chia sẻ đến cho các bậc phụ huynh phương pháp, công cụ để kiểm soát việc học tập và hỗ trợ các bạn trong vấn đề này,…

Câu hỏi nâng cao dành cho giáo viên THPT
Câu hỏi nâng cao dành cho giáo viên THPT

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thường gặp nhiều nhất hiện nay. Các ứng viên đang có nhu cầu tìm hiểu và ứng tuyển việc làm này thì hãy tham khảo để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo, thành công nhất, chạm đến vị trí việc làm mình mơ ước nhé.

2. Ứng viên có nên đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng không?

Nhiều bạn thắc mắc rằng tham gia phỏng vấn có được hỏi lại nhà tuyển dụng hay không? Bởi có rất nhiều lời khuyên trên mạng đưa ra rằng không nên vì điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm không hài lòng.

Trên thực tế, không hẳn trường hợp nào cũng vậy và nếu bạn khéo léo, biết lồng ghép câu hỏi trong các câu trả lời, câu hỏi tế nhị, tập trung vào các vấn đề liên quan đến công việc chứ không chăm chăm vào quyền lợi, mức lương thì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ rất hoan nghênh, đánh giá cao. Bởi đối với họ, nếu bạn quan tâm đến công việc, có tìm hiểu về công việc, muốn được hiểu rõ hơn về môi trường làm việc, có sự chủ động,… thì chắc chắn bạn sẽ rất đam mê, nhiệt huyết và yêu thích công việc ở trường học của họ. Và tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không muốn bỏ lỡ những ứng viên sáng giá như vậy.

Ứng viên có nên đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng không
Ứng viên có nên đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng không?

Do đó, trong vòng phỏng vấn giáo viên THPT, các bạn cũng có quyền được hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Bạn có thể đưa ra các câu hỏi dạng như là:

- Các phương pháp giảng dạy chính của trường học là gì?

- Kết quả quan trọng mà giáo viên cần hoàn thành trong lớp là gì?

- Quy trình training và nhận lớp như thế nào?

- Nhà trường mong muốn điều gì ở giáo viên dạy Sinh/Anh/Toán,… (môn học tùy vào từng ứng viên)?

- Trường có thường xuyên tổ chức các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi không?

- Thời gian dạy học môn Sinh/Anh/Toán tại trường là bao nhiêu?

- Những quyền lợi, mức lương dành cho giáo viên khi dạy tại trường là gì?

-…

3. Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT

Ngoài ra, khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT, các ứng viên cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để không làm mất điểm và tuột mất cơ hội việc làm:

Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT
Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT

- Cần lưu ý về tác phong khi đi phỏng vấn giáo viên THPT. Đây là điều rất quan trọng bởi các yêu cầu, tiêu chí dành cho giáo viên luôn rất cao, đặc biệt là tác phong phải chuẩn chỉnh thì mới có thể dạy được cho các học sinh. Do đó, đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng các vấn đề sau:

+ Trang phục, đầu tóc gọn gàng, phù hợp, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và nghiêm túc.

+ Cần phải đúng giờ khi tham gia phỏng vấn, tốt nhất là các bạn nên đến trước từ 10 – 15 phút để chuẩn bị, không đến muộn hay lý do về sự thiếu chuyên nghiệp của mình.

+ Cần mang theo hồ sơ xin việc đầy đủ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Trong quá trình trả lời phỏng vấn, hãy luôn đảm bảo bạn thể hiện được sự tự tin, hiểu biết, tư thế cần thẳng lưng, nhìn thẳng vào người phỏng vấn với nụ cười tươi, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ. Tuyệt đối không nhìn ngang, ngó dọc, liếc lung tung, không khoanh tay khoanh chân khi trả lời phỏng vấn,… Đây đều là những điều cơ bản mà bạn cần nắm được khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT.

Các vấn đề quan trọng bạn cần nhớ khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT
Các vấn đề quan trọng bạn cần nhớ khi tham gia phỏng vấn giáo viên THPT

- Trả lời cần to, rõ ràng, mạch lạc, thành thật với những gì bản thân có, tuyệt đối không nói dối, quá khoa trương, PR về bản thân. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu và không có hứng thú để tìm hiểu về bạn.

Mong rằng với bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT cùng những chia sẻ liên quan trên đây, các ứng viên sẽ nắm được bí quyết tham gia phỏng vấn và đạt được kết quả tốt nhất. Chúc các bạn may mắn và nắm trọn cơ hội việc làm mình mơ ước nhé!

Tác giả: Hoàng Yến
captcha
Chưa có bình luận nào