Saturday, 19/09/2020

[Trọn bộ] Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên giúp bạn “ghi điểm”

Thực tế cho thấy, phỏng vấn trực tiếp sẽ luôn là vòng cuối cùng của một quy trình tuyển dụng nhân sự. Có điều là đó sẽ là sự lo lắng của rất nhiều ứng viên đặc biệt khi cách ứng xử trực tiếp kém. Vậy nên, để giúp bản thân tránh được “bẫy” mà nhà tuyển dụng đặt ra thì nắm bắt được bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên sẽ là lợi thế dành cho bạn. 

1. Những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên mà bạn sẽ thường gặp 

Cùng xem xem về những câu hỏi thường gặp khi bạn ứng tuyển vị trí giao dịch viên tại ngân hàng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng để đem lại kết quả tốt hơn nhé.

1.1. Câu 1: Em hãy giới thiệu chút về bản thân mình? 

Những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên mà bạn sẽ thường gặp
Những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên mà bạn sẽ thường gặp

Đây sẽ luôn được cho là câu hỏi đầu tiên và thường thấy nhất mà nhà tuyển dụng đặt ra dành cho ứng viên dù là ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào. Bạn ứng tuyển vị trí giao dịch viên nhưng cũng cần cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn tới đây để làm gì. Hãy giới thiệu thật sự ngắn gọn hay là việc chia sẻ đôi chút về kinh nghiệm hoặc tố chất cho thấy bạn là người phù hợp. 

>> Gợi ý: “Tôi tên là T.T.T, năm nay tôi 25 tuổi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng tại trường Đại học Công Đoàn, tôi đã có 6 tháng cộng tác viên của ACB và 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí giao dịch viên, tôi tin rằng mình có đủ kỹ năng cần thiết để ứng tuyển vào vị trí công ty hiện tại.”

1.2. Câu 2: Bạn hiểu thế nào về vị trí giao dịch viên? 

Câu 2: Bạn hiểu thế nào về vị trí giao dịch viên?
Câu 2: Bạn hiểu thế nào về vị trí giao dịch viên? 

Một câu hỏi mang tính kiểm tra từ phí nhà tuyển dụng để xem liệu bạn có thực sử hiểu về công việc mà mình sẽ làm việc khi trúng tuyển hay không. Nếu bạn không nắm bắt được khái niệm cơ bản này thì cơ hội rớt sẽ là rất cao vậy nên hãy chú ý tìm hiểu và đẩy mạnh về ý chính của vị trí để thể hiện rõ và ghi điểm. 

>> Gợi ý: Có thể đưa ra câu trả lời với 2 ý chính sau: “Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng”. “Công việc chính của giao dịch viên đó là giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, thực hiện công việc khi được lãnh đạo giao phó,...”

Có thể thấy được sự đơn giản về câu trả lời đúng không, đặc biệt hơn vì người phỏng vấn chắc chắn sẽ là một trưởng haowjc phó phòng giao dịch. Vậy nên hãy nắm bắt cơ hội thể hiện rằng bạn tôn trọng bộ phận công việc của họ. 

1.3. Câu 3: Theo bạn, một giao dịch viên đức tính nào sẽ là quan trọng nhất?

Câu 3: Theo bạn, một giao dịch viên đức tính nào sẽ là quan trọng nhất?
Câu 3: Theo bạn, một giao dịch viên đức tính nào sẽ là quan trọng nhất?

Tất nhiên đó sẽ là một câu hỏi đơn giản thông thường những về ngụ ý thì có lẽ nhà tuyển dụng sẽ sâu xa hơn rất nhiều. Qua câu trả lời nhận được sẽ đánh giá về việc bạn có thật sự sẽ là một ứng viên phù hợp hay không phù hợp cho vị trí và môi trường công ty. Vì vậy nếu nhận được câu hỏi này hãy trả lời dứt khoát hơn nhé. 

>> Gợi ý: Bạn có thể nói rằng: “Dạ theo em thì đức tính quan trọng của một giao dịch viên sẽ là sự nhẫn nại vì giao dịch viên sẽ là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Khi bản thân không có sự nhẫn nại thì sẽ không thể giải thích một cách dễ hiểu và tường tận chi tiết về sản phẩm cùng nghiệp vụ của ngân hàng”. Hay như bạn cũng có thể đưa thêm về “Như em được biết thì một giao dịch viên sẽ đòi hỏi việc phải đi làm sớm về muộn, không có sự nhẫn nại, chịu khó thì không thể đảm nhận hoàn thành nhiệm vụ…”

1.4. Câu 4: Vậy tại sao tôi nên chọn bạn?

Câu 4: Vậy tại sao tôi nên chọn bạn?
Câu 4: Vậy tại sao tôi nên chọn bạn?

Một câu hỏi mang tính so sánh được đề ra nhưng qua đó nhà tuyển dụng cũng xem xét về việc bạn là một ứng viên ra sao, liệu bạn có sự linh hoạt và nhanh nhạy với công việc giao dịch viên không. Bởi vậy để trả lời bạn nên nắm giữ về nguyên tắc đó là tránh “phô trương” về bản thân vì nhà tuyển dụng đã biết về mọi thành tích của bạn tại hồ sơ xin việc. Đặc biệt đừng nên so sánh bởi bạn đâu thể biết được ứng viên khác sẽ ra sao đó là điều sẽ nhận lại về mức điểm trừ rất lớn đó. 

>> Gợi ý: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp với công việc qua cách “Thưa anh/chị vị trí giao dịch viên là công việc đòi hỏi rất nhiều về sự kiên nhẫn và cần cù. Bản thân em thấy rằng yêu cầu đó thật ự phù hợp với bản thân mình. Cũng như em tin rằng khi nhận được sự chỉ dạy của anh chị em sẽ làm rất tốt vậy nên em đã không chọn một vị trí khác mà chọn ứng tuyển vị trí giao dịch viên.”

1.5. Câu 5: Tình huống thực tế xử lý được đề ra cụ thể với khách hàng? 

Tình huống thực tế xử lý được đề ra cụ thể với khách hàng?
Tình huống thực tế xử lý được đề ra cụ thể với khách hàng?

Việc đưa ra tình huống sẽ không cố định và có sự khác biệt theo từng môi trường và yêu cầu nhà tuyển dụng mong muốn từ ứng viên, Nhưng có thể đó sẽ là tình huống về việc khách hàng phàn nàn dịch vụ cung cấp của ngân hàng, khác hàng bắt gặp bạn sử dụng sản phẩm khác ngân hàng bạn làm việc, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ vay tín dụng,...Sau đó nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu về việc bạn xử lý vấn đề đó ra sao để kiểm tra sơ qua về năng lực. 

>> Gợi ý: Đối với dạng câu hỏi này có sự liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ thì bạn cần có sự tìm hiểu sâu hơn học kỹ trước đó hoặc tìm hiểu về sự chia sẻ có ai đó đi trước. Cùng đó là việc luôn thể hiện được thái độ cầu tiến và tư duy logic của bản thân hơn nữa là một vị trí tiếp xúc khách hàng sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn là yếu tố cần. Nếu vào trường hợp tình huống được đưa ra mà bạn chưa hề gặp phải và không chắc chắn về câu trả lời thì có lẽ lễ phép xin khách hàng để chờ cấp trên xử lý. Câu trả lời như vậy cũng sẽ nhận được sự đánh giá rất lớn từ nhà tuyển dụng đó. 

2. Một số câu hỏi khác có thể tham khảo để chuẩn bị cho vị trí giao dịch viên

Một số câu hỏi khác có thể tham khảo để chuẩn bị cho vị trí giao dịch viên
Một số câu hỏi khác có thể tham khảo để chuẩn bị cho vị trí giao dịch viên

Tất nhiên nhà tuyển dụng có thể linh hoạt đặt nhiều câu hỏi khác nhau trong thực tế tùy theo ứng viên và nhà tuyển dụng muốn khai thác thêm thông tin ra sao. Vậy nên bạn sẽ cần trau dồi cho bản thân rất nhiều, đọc nhiều hơn và tham khảo ý kiến từ chính những người đi trước để có thật nhiều kinh nghiệm ứng phó thực tế. 

Chúng ta có thể liệt kê một số câu hỏi cụ thể như sau:

Câu 1: Một giao dịch viên sẽ cần có những kỹ năng gì? đâu sẽ là kỹ năng quan trọng nhất?

Câu 2: Bạn có cách nào để lôi kéo được khách hàng sử dụng về sản phẩm mình cung cấp?

Câu 3: Liên hệ với khách hàng để tiếp thị về sản phẩm dịch vụ, bạn sử dụng những kênh nào?

Câu 4: Khách hàng đang sử dụng thẻ của ngân hàng K và bạn sẽ tiếp thị ra sao để khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng của ngân hàng mình làm việc?

Câu 5: Tình huống về có 3 khách hàng rút tiền gấp là người già, người tàn tật và trẻ em. Bạn sẽ xử lý điều đó ra sao?

Câu 6: Nếu khách hàng đến giao dịch tại quầy thì bạn có nói chuyện với khách hàng không? Cầu nói đầu tiên mà bạn dùng để bắt chuyện là gì? 

Câu 7: Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng bạn có thể liệt kê?

Câu 8: Ngoài ứng tuyển tại ngân hàng bây giờ bạn có còn ứng tuyển vào ngân hàng khác hay không? 

Câu 9: Nếu có cả 3 ngân hàng cùng gọi điện mời bạn đi làm bạn sẽ chọn ngân hàng nào? Vì sao?

Câu 10: Hãy thử phân biệt về Séc và Hối phiếu?

3. Bạn có từng nghĩ tới việc “phỏng vấn ngược lại” với nhà tuyển dụng?

Bạn có từng nghĩ tới việc “phỏng vấn ngược lại” với nhà tuyển dụng?
Bạn có từng nghĩ tới việc “phỏng vấn ngược lại” với nhà tuyển dụng?

Khi một buổi phỏng vấn trực tiếp diễn ra có lẽ bạn không nên để bản thân trong thế bị động và chỉ lắng nghe mọi điều từ nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Hãy thử chủ động đặt ngược lại câu hỏi và giải quyết mọi sự thắc mắc về vị trí để tạo nên một buổi phỏng vấn hấp dẫn hơn và đó cũng là cách nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn về bạn. 

Vậy với vị trí giao dịch viên câu hỏi nào sẽ là ưu tiên để bạn có thể phỏng vấn ngược lại.

Câu 1: Quyền lợi mà tôi nhận được khi làm việc tại ngân hàng là gì?

Một câu hỏi với sự cá nhân nhưng sẽ thật sự khéo léo để nắm rõ hơn về những quyền lợi bạn sẽ nhận được thông qua sự khẳng định lại từ nhà tuyển dụng. Hoặc nếu bạn là một người ứng viên xuất sắc nhà tuyển dụng sẽ còn có sự thương lượng khác với bạn để bạn có thể đầu quân cho ngân hàng. 

Câu 2: Bao giờ tôi có thể làm việc tại ngân hàng với vị trí giao dịch viên?

Đây thông thường sẽ là sự gợi mở đối với nhà tuyển dụng hay để xác định về việc bạn có được nhận vào làm việc hay không. Nếu bạn được nhận thì sẽ có một ngày làm việc cụ thể được đưa ra và nếu không ngược lại bạn sẽ nhận được một lời từ chối. 

Câu 3: Ngân hàng với thời gian bận rộn nhất là khi nào? 

Câu hỏi mang tính chất thể hiện sự quan tâm tới ngân hàng và cũng như quá đó giúp bạn nắm được tâm lý chuẩn bị khi tham gia làm việc tại môi trường khi được nhận chính thức. 

4. Chia sẻ mẹo giúp bạn thành công khi tìm việc giao dịch viên

Chia sẻ mẹo giúp bạn thành công khi tìm việc giao dịch viên
Chia sẻ mẹo giúp bạn thành công khi tìm việc giao dịch viên

Việc chuẩn bị và tìm hiểu thật tốt cho bản thân về vị trí làm việc giao dịch viên cũng như các câu hỏi sẽ gặp phải sẽ luôn là cơ sở tốt nhất giúp bạn có được sự thành công. Tuy nhiên, cạnh đó bạn cũng có thể cần chú ý tới một số “mẹo” nhỏ sau để nâng cao hơn về tỷ lệ thành công của mình. 

+ Chuẩn bị một hồ sơ hoàn hảo với điểm nhấn là CV xin việc giao dịch viên ngân hàng thất chất lượng. Bạn có thể tự sáng tạo cho bản thân hay như chưa chắn chắn có thể tham khảo và tải mẫu CV ngân hàng chuẩn hơn với timviec365.com.vn để tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân. 

+ Nắm bắt thật kỹ càng về môi trường làm việc và vị trí đảm nhận thông qua các tư liệu như mô tả công việc giao dịch viên, khái niệm giao dịch viên, kinh nghiệm tìm việc giao dịch viên, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên,...Đảm bảo cho bản thân không mất điểm khi được nhà tuyển dụng hỏi tới, 

+ Tốt nhất là bạn sẽ cần đến sớm để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của mình. Khung thời gian tốt nhất sẽ là từ 15 - 20 phút và sự chỉnh chu chuyên nghiệp cho bản thân đó là điều mà ngân hàng nào cũng cần tới về ứng viên đặc biệt khi bạn là người giao dịch với khách hàng là bộ mặt chính diện. 

+ Sự tương tác, nụ cười và một tâm lý thoải mái cho buổi phỏng vấn đó là điều mà bạn cần chuẩn bị trong một buổi phỏng vấn để tăng cao hơn về hiệu quả nhân được. 

Như vậy có thể thấy được câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên sẽ thật sự quan trọng và tạo sự quyết định rất lớn về việc làm cho chính bạn. Vì vậy hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích và chi tiết nhất.  

Tác giả: Trần Hồng Giang
captcha
Chưa có bình luận nào