1. Tìm hiểu khái quát về thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng
.jpg)
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều khoản nợ xấu tăng lên thì việc thẩm định - giám thẩm định - quản lý chất lượng lại càng phải được nâng cao. Vậy tại sao cần phải có những hoạt động này, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu qua về khái niệm của nó nhé.
Thẩm định-giám thẩm định chính là việc xem xét các hoạt động rồi đưa ra những đánh giá khách quan nhất phù hợp với quy định của pháp luật.
Chất lượng không tự nhiên sinh ra mà nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tác động khác nhau, để có được chất lượng, con người cần phải quản lý chặt chẽ để tránh những tác động không tốt gây ảnh hưởng xấu. Người ta gọi những hoạt động, tổ chức giám sát quy trình của việc gì đó là quản lý chất lượng.
Để có thể quản lý được chất lượng tốt thì người quản lý cần phải có sự hiểu biết đúng đắn về chất lượng thì mới thực sự làm tốt.
2. Vai trò của công tác thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng
.jpg)
Công tác thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng là một khâu không thể thiếu trong quy trình soạn thảo và ban hành ra các quy phạm pháp luật về mọi vấn đề.
Hoạt động thẩm định, giám thẩm định và quản lý chất lượng này có vai trò khá quan trọng giúp các cơ quan quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của họ.
Công tác thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng góp phần giúp các doanh nghiệp có những giải pháp cải thiện việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, nó còn giúp giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông của công ty khi phân chia lợi nhuận.
3. Công việc cụ thể của bộ phận thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng
Nói về công việc thẩm định, giám thẩm định, quản lý chất lượng thì cũng tùy theo ở những cấp bậc khác nhau sẽ có những cách làm việc khác nhau, tuy nhiên thì có những nghiệp vụ cơ bản giống nhau như sau:
.jpg)
- Là người trực tiếp làm công tác thẩm định các dự án, hợp đồng thuộc thẩm quyền: Thẩm định giá bất động sản, định giá doanh nghiệp sau đó làm báo cáo kết quả đã thẩm định.
- Quản lý và chịu trách nhiệm giám sát những báo cáo đã thẩm định giá.
- Tham gia đề xuất và đưa ra những cảnh báo rủi ro đối với các tài sản được định giá của các doanh nghiệp.
Đây là một số công việc cơ bản mà hầu hết các nhân viên thẩm định, giám thẩm định và quản lý chất lượng đều thực hiện. Như bạn đã biết, đây là một ngành nghề rất là “HOT” trong thời buổi các doanh nghiệp thi đua cạnh tranh nhau và tình trạng vay vốn ngân hàng quá nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh mà không trả được nợ. Vì vậy đây là cơ hội rất béo bở cho những bạn thực sự có năng lực làm việc, trình độ chuyên môn cao thì có thẻ gắn bó lâu dài với nghề được.
Lĩnh vực thẩm định, thẩm định giá, quản lý chất lượng có rất nhiều vị trí cho bạn lựa chọn để ứng tuyển. Tùy từng năng lực mỗi người ma có thể ứng tuyển vào một trong những vị trí sau đây để làm việc:
- Thẩm định giá viên của các cơ quan thẩm định tài sản của nhà nước thuộc bộ, ngành kinh tế.
- Các cán bộ và chuyên viên thẩm định thuộc các đơn vị khác nhau trong hệ thống nước như các sở, các phòng ban,...
- Các chuyên viên thẩm định, giám thẩm định, quản lý làm việc tại các tổ chức kinh doanh chẳng hạn như các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty chứng khoán,...
- Ngoài ra còn có thể làm giảng viên chuyên đào tạo tại các trường đại học có chuyển ngành thẩm định, giám thẩm định và quản lý chất lượng.
Là một thẩm định viên, giám thẩm định, quản lý chất lượng thì ngoài việc am hiểu chuyên môn ra thfi bạn còn phải nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tư vấn tài chính, đặc biệt am hiểu sâu về thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp.
Đồng thời khi có được kết quả thẩm định rồi thì một thẩm định viên con phải có sự tự tin để tin tưởng vào kết quả thẩm định của mình. Công việc của bạn cũng thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng nên bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp, hoạt ngôn và nhanh nhẹn, linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh.
Đây là một ngành nghề có tính dadực thù, vì vậy nếu muốn trở thành một nhân viên thẩm định, giám thẩm định, quản lý chất lượng thì bạn phải là người có tính kỷ luật cao, giám chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mình làm và phải có tính trung thực.
Là công việc đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng nên các bạn nào thực sự có năng lực thì nên ứng tuyển vào các vị trí thẩm định trên nhé. Chắc chắn khi bạn trở thành một nhân viên thẩm định rồi thì trông bạn sẽ “oách” lắm đấy. Hãy cho mình cơ hội được thử sức với ngành nghề này nhé.
4. Các loại hình của thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng là gì?
Rất nhiều các ngành nghề cần phải giám thẩm định, vì vậy mà ngành nghề cũng được phân chia ra thành rất nhiều hình thức khác nhau để dễ quản lý, vậy những hình thức và đó là gì mời các bạn theo dõi phần nội dung bên dưới nhé:
.jpeg)
- Thẩm định, giám thẩm định, quản lý chất lượng các loại hàng hóa về quy cách đóng gói, bao bì, nguồn gốc xuất xứ, phẩm chất, khối lượng,...
- Thẩm định lấy mẫu, phân tích và thử nghiệm mẫu theo phương pháp hóa học và vật lý,...
- Thẩm định các phương tiện đi lại, kho tàng,...
- GIám thẩm định cho hải quan, giám định cho bảo hiểm, cho quản lý thị trường,...
- Giám sát hàng hóa khi bốc dỡ, vận chuyển,...
-Kiểm tra quản lý các thiết bị đo lường,...
Ngoài ra còn rất nhiều các loại hình khác được phân loại, tuy nhiên tôi chỉ giới thiệu những hình thức phổ biến cho các bạn nắm được.
5. Một số những yêu cầu của một nhân viên thẩm định, giám thẩm định, quản lý chất lượng mà các bạn nên biết
.jpg)
Để trở thành một nhân viên thẩm định thực thụ tất nhiên bạn sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản , vậy bạn đã biết những yêu cầu đó là gì chưa/ Nếu chưa biết thì tôi sẽ chia sẻ cho các ngay, các bạn cùng tham khảo nhé :
- Yêu cầu tốt nghiệp bằng cao đẳng chính quy trở lên chuyên ngành thẩm định, giám định giá , quản lý chất lượng.
- Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,... Tất cả kỹ năng này đều rất cần thiết phục vụ cho công việc hàng ngày của các bạn, vì vậy các bạn phải cố gắng trau dồi, bồi dưỡng cho đủ đừng bỏ sót bất cứ một cơ hội nào để được rèn luyện bản thân mình nhé.
- Ngoài chuyên môn, nghiệp vụ ra còn một kỹ năng vô cùng cần thiết trong công việc của bạn đó chính là biết và sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
6. Một số vị trí làm việc trong ngành thẩm định - giám thẩm định - quản lý chất lượng
6.1. Chuyên viên quản lý chất lượng thẩm định
Công việc của một chuyên viên quản lý chất lượng thẩm định là quản lý những nhân viên thẩm định cấp dưới theo phạm vi quản lý, và đánh giá các chỉ tiêu đã đề ra. Tiếp theo đó là ghi nhận những đánh giá đã được thẩm định, phát hiện và báo cáo những lỗi nghiệp vụ phát sinh kịp lời để ngăn chặn việc ảnh hưởng tới công tác thẩm định. Là người luôn phải đưa ra những sáng kiến mới mẻ và có thể giúp hiệu quả công việc thẩm định được tăng lên. Bên cạnh đó, một chuyên viên quản lý chất lượng thẩm định còn thường xuyên phải duy trì việc trau dồi kiến thức chuyên môn, những kỹ năng nghiệp vụ của mình và cập nhật những thông tin về thị trường hay pháp luật một cách nhanh nhất nhằm phục vụ cho công tác thẩm định đạt được hiệu quả như mong muốn.
.jpg)
6.2. Chuyên viên thẩm định tín dụng trong ngân hàng
Chuyên viên thẩm định tín dụng trong ngân hàng sẽ làm nhiệm vụ đưa ra những tình huống nghi ngờ và phối hợp với chuyên viên quan hệ khách hàng để từ đó đưa ra những đánh giá thực tế và đưa ra kết luận. Đối với những dự án đã đạt yêu cầu, giải thích được những nghi ngờ thì chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ đồng ý, chấp nhận phương án và xét duyệt cho khách hàng vay vốn. Cụ thể, công việc của các chuyên viên thẩm định tín dụng được mô tả như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ và thông tin của khách hàng từ các chuyên viên quan hệ khách hàng.
- Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và thực hiện công tác thẩm định thực tế của khách hàng sau đó đánh giá khách hàng qua các tiêu chí như: Đánh giá về người thân, tư cách, đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng, đánh giá các phương án trả nợ, lịch sử trả nợ và khả năng có thể trả nợ của khách hàng thông các tài sản thế chấp hợp pháp.
- Tiến hành định giá tài sản cố định của khách hàng sau đó chuyển hồ sơ vào hệ thống.
- Sau khi có kết quả đánh giá rồi, chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ tự đưa ra quyết định xem có chấp nhận duyệt dự án mình đã thẩm định hay không, đánh giá mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng và đưa ra những phương án phòng chống rủi ro đối với những hồ sơ thẩm định đã được duyệt.
Bên cạnh việc việc thẩm định tín dụng, những chuyên viên quản lý thẩm định còn thực hiện công việc quản lý nợ của khách hàng và những công việc chính như sau:
- Thường xuyên phối hợp với các nhân viên quan hệ khách hàng cập nhật thông tin và kịp thời đưa ra các phương án nhằm đảm bảo sự an toàn của khoản tín dụng cho vay.
- Thường xuyên phối hợp với các nhân viên quan hệ khách hàng giám sát tình hình thực tế từ trước, đã và sau khi cho vay.
- Xây dựng phương án xử lý những khoản nợ đã quá hạn.
Đó là hai nghiệp vụ quan trọng nhất của một chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm, ngoài ra thì còn có các nghiệp vụ phát sinh như đóng góp ý kiến cho những bộ phận liên quan và tham gia vào những công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên.
7. Các bạn có thể xin việc làm thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng ở đâu?
Rất nhiều các nơi tuyển dụng vị trí thẩm định, giám thẩm định, quản lý chất lượng, các bạn có thể tìm các tin tuyển dụng việc làm ngay tại vieclam88.vn để cập nhật những tin tuyển dụng mới nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thẩm định-giám thẩm định-quản lý chất lượng mà tôi muốn giới thiệu để các bạn có thể nắm rõ. Qua đây, chúng ta thấy được sự ảnh hưởng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của công tác thẩm định, giám định, quản lý chất lượng. Và trong lĩnh vực này hiện đang thiếu rất nhiều nhân lực, vì vậy đây chinh là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên mới ra trường nắm rõ những nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra còn có thể làm ở vị trí thẩm định tại các cơ quan nhà nước.
Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về nhiều lĩnh vực khác nhau, các bạn có thể truy cập vào trang web vieclam88.vn, trang web uy tín luôn đồng hành cùng các bạn, đây là một kho tàng kiến thức được cập nhật liên lục và thường xuyên nhất nhằm đem đến cho các bạn những nguồn tin chất lượng.Hy vọng rằng những thông tin của chúng tôi đưa ra sẽ làm các bạn hài lòng và thu nạp được thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhất về lĩnh vực bạn quan tâm. Thường xuyên truy cập vào website để cập nhật thông tin mới nhất. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.