Đối với những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt về mảng Marketing đã quen thuộc với cụm từ Copywriter rồi. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều câu hỏi đặt ra về công việc này cũng như những vai trò mà một Copywriter phải đảm nhiệm. Bài viết này sẽ lý giải chi tiết cho bạn.
1. Giới thiệu về việc làm Copywriter
Copywriter bạn có thể hiểu là người viết văn bản cho mục đích quảng cáo hay tiếp thị khác trong Marketing. Những sản phẩm mà một Copywriter tạo ra thường nhằm thu hút, tăng nhận thức của công chúng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanh thu bán hàng (tăng tỷ lệ chuyển đổi).
.jpeg)
Tại sao nghề Copywriter lại quan trọng tại các doanh nghiệp? Như các bạn cũng biết, nội dung luôn là quan trọng bậc nhất. Bởi một nội dung thu hút, sáng tạo sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm, và đây chính là mục đích được hướng tới đầu tiên của các doanh nghiệp. Với Copywriter sẽ lấy ngôn ngữ là vũ khí chính của mình, các sản phẩm mà Copywriter có thể tạo ra chính là slogan, văn bản, âm thanh, video,...
Là một Copywriter, bạn sẽ làm việc theo kế hoạch có sẵn của một Client. Những kế hoạch này có thể là một kế hoạch để quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng đó cũng có thể là kế hoạch để thuyết phục một chuyên gia, một nhà tài trợ,... bất kể hình thức nào. Cái khó của một Copywriter đó là phải viết sao cho bộ phận Marketing của Client hài lòng, mà cả bán hàng, quản lý pháp luật tất cả phải hài lòng.
Tùy thuộc những dự án khác nhau mà Copywriter đảm nhiệm, mà giọng văn, xưng hô, ngôn từ cũng phải thay đổi một cách đa dạng. Copywriter cũng có thể làm việc như một nhân viên Marketing trong phòng ban, trong các công ty,...
2. Những công việc chính là một Copywriter phải đảm nhiệm
Xây dựng lên một nội dung sáng tạo hay thực hiện những chiến dịch Marketing đều là những thứ mà Copywriter có thể phải đảm nhận. Vậy, cụ thể Copywriter sẽ phải làm những công việc như nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!
2.1. Sáng tạo nội dung
Như đã nói ở trên, đây là công việc quan trọng cũng như mỗi doanh nghiệp phải bắt tay làm đầu tiên trong mỗi chiến dịch. Nội dung ở đây bạn không cần bó buộc lại là những con chữ, mà nó có thể ở nhiều dạng khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là truyền thông điệp đến người đọc, người xem.
.jpg)
2.2. Lên kế hoạch
Cũng như tất cả những công việc khác thì Copywriter cũng vậy, người làm công việc này cũng cần phải biết lập kế hoạch cho chính nội dung của mình sáng tạo ra, đặc biệt kế hoạch trên các kênh Digital Marketing. Việc lập kế hoạch này có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tiến độ công việc, đánh giá được hiệu quả sau khi triển khai và có chiến lược trên các kênh Digital chi tiết.
2.3. Làm việc cùng các bộ phận khác
Ngoài ra, điểm mạnh nếu bạn làm trong lĩnh vực này có lẽ là một chút am hiểu về thiết kế, bố cục, vì bạn sẽ cần làm việc khá nhiều với Designer để thiết kế ra những ấn phẩm truyền thông (banner, poster,... )
2.4. Chăm sóc khách hàng
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng mà có những cách chăm sóc khách hàng khác nhau, các công cụ thường xuyên được sử dụng chính là email, điện thoại, tin nhắn,... Giọng điệu khi giao tiếp với mỗi khách hàng khác nhau cũng giúp tăng khả năng tương tác và giữ chân khách hàng.
.jpg)
3. Các loại Copywriter chính hiện nay
Với Copywriter, người ta thường sẽ phân ra làm 2 loại chính, đó là copywriter theo nội dung và copywriter theo địa điểm
3.1. Copywriter theo nội dung
Nếu phân theo nội dung thì có 7 loại điển hình sau đây:
- Creative/ Advertising Copywriter: Khác với Copywriter cổ điển, đây là loại hình đòi hỏi sáng tạo liên tục. Nếu bạn muốn có nhiều thách thức và thú vị trong công việc thì có thể đảm nhiệm vai trò này. Đối với các khách hàng khác nhau, mỗi yêu cầu lại thay đổi, vì vậy sẽ phải thay đổi liên tục để đáp ứng được hết nhu cầu đó.
- Sale letter Copywriter: là một mô hình Copywriter truyền thống nhất, họ sẽ chỉ đảm nhiệm vai trò viết thư chào mừng hay giới thiệu sản phẩm, viết cho báo chí hay các website. Đây là việc yêu cầu đặc biệt về chỉn chu, tỉ mỉ từng con chữ.
.jpg)
- Inhouse Copywriter: là chuyên gia về mảng câu chữ cho thương hiệu. Họ sẽ đảm nhiệm về đưa tin, viết bài, viết thông cáo báo chí,... về doanh nghiệp.
- Publisher: Đây là những người có tầm ảnh hưởng. Họ thường sẽ có những blog riêng để đăng các loại tin tức và sẽ có một lượng độc giả trung thành.
- SEO Copywriter: Vẫn là những tính chất như một Copywriter thông thường nhưng họ sẽ tập trung nhiều hơn vào kỹ thuật viết chuẩn SEO, mục đích tăng thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm.
- Technical Copywriter: họ thường là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, đã có chuyên môn và uy tín trong những câu chữ viết ra. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ viết về nội dung mà họ am hiểu mà thôi.
- Digital Copywriter: Đơn giản chỉ là họ tạo ra nội dung để tạo sự thu hút trên các kênh Digital, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing.
3.2. Copywriter theo địa điểm
- Freelance Copywriter: Chỉ những người làm tự do, họ không thuộc bất kỳ công ty hay tổ chức nào hết. Họ sẽ tự đứng ra nhận yêu cầu và nộp lại kế hoạch theo đúng deadline.
- Agency Copywriter: Họ làm việc trong các Agency chuyên về lĩnh vực Marketing, hay quảng cáo. Họ sẽ nhận hợp đồng từ các đối tác khác nhau, và sẽ hoàn thành nó theo đúng yêu cầu được đưa ra.
- Corporate Copywriter: Là người làm việc ổn định tại các doanh nghiệp, và họ chỉ phục vụ cho 1 doanh nghiệp hay 1 thương hiệu nhất định mà thôi.
4. Kỹ năng của một Copywriter
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực này, bạn nên nhớ 7 kỹ năng sau mà Copywriter phải có:
- Có những kiến thức cơ bản nhất về viết bài chuẩn SEO (SEO onpage và SEO offpage).
- Biết nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và đặc biệt có kỹ năng tra cứu thông tin trên Internet.
- Nắm bắt được các công cụ giao tiếp với khách hàng (đặc biệt là email).
- Thành thạo được các công cụ về Digital Marketing (chủ yếu là kênh Social).
.jpg)
- Biết cách lên kịch bản, viết bài cho các website hay blog.
- Hiểu và nắm cơ bản được HTML.
- Hiểu và nắm cơ bản được thiết kế đồ họa.
5. Lương của việc làm Copywriter
Không có một mức lương cố định nào cho các Copywriter cả, tại các vị trí khác nhau sẽ có một mức lương khác nhau.
Lấy ví dụ: đối với một Intern Copywriter mức lương sẽ khoảng 3 đến 4 triệu tùy theo năng lực, tuy nhiên đối với Senior Copywriter mức lương có thể đạt đến từ 15 đến 45 triệu. Và con số này sẽ còn thay đổi rõ ràng khi bạn là một Freelance Copywriter, tiền sẽ nhận sau mỗi dự án hoàn thành và phụ thuộc vào deal giá.
.jpg)
6. Tìm việc làm Copywriter
Ngày nay, với sự phát triển của Internet, bạn sẽ không khó khăn khi tìm một công việc Copywriter. Các kênh mà bạn có thể tham khảo đó là Facebook - mạng xã hội lớn nhất hiện nay, trên đó thường có những hội nhóm tuyển dụng chuyên biệt theo từng ngành nghề.
Nếu đã nhắm được công ty ưng ý, bạn có thể truy cập vào hẳn website công ty, chắc chắn sẽ có một mục tuyển dụng, đọc xem có phù hợp với mình không và ứng tuyển.
Trên vieclam88.vn cũng có những việc làm Copywriter bạn có thể tham khảo, những hồ sơ công ty trên đây đều đã được xác thực 100%, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng công việc.