Tiếp thực là gì? Những nhiệm vụ chính của một tiếp thực viên

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-06-24 08:45:32

Tiếp thực là gì? Đây là một thuật ngữ gắn liền với ngành Khách sạn nhà hàng, cụ thể nó chỉ tên một vị trí quen thuộc tuy nhiên lại không mấy ai nhận ra. Vậy tiếp thực là gì? Đọc ngay thông tin dưới đây để hiểu biết thêm về một vị trí việc làm hấp dẫn này trong khối ngành khách sạn – nhà hàng bạn nhé.

1. Tiếp thực là gì?

Tiếp thực là một bộ phần thường xuất hiện tại các khách sạn, nhà hàng lớn. Đây là vị trí nhân viên được gọi với tên tiếng Anh phổ biến như Food Runner, Busboy. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các nhân viên phục vụ tại mảng công việc chuẩn bị dụng cụ, bưng bê đồ ăn thức uống, vệ sinh khu vực, vận chuyển các công cụ phục vụ công việc và setup các dụng cụ cần thiết cho hoạt động phục vụ.

Tất cả các thao tác, hoạt động của nhân viên tiếp thực đều vì chung một mục đích đó là đảm bảo cho bữa ăn của khách hàng được phục vụ chu đáo nhất, tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho khách từ quy trình cho đến chất lượng.

Tiếp thực là gì?
Tiếp thực là gì?

Dù chỉ đứng ở cạnh bên vị trí phục vụ khách sạn nhà hàng thế nhưng tiếp thực lại có tầm ảnh hưởng rất lớn tới mức độ thực khách sẽ đánh giá về cơ sở của bạn phục vụ chất lượng như thế nào. Đây cũng là lý do về tiếp tục sợ thành một nghỉ hót, đội hình rất nhiều nhà tuyển dụng săn đón.

Cùng với những nhiệm vụ chính, bộ phận thiết thực con luôn nâng cao vai trò kết nối với những bộ phận trong đơn vị để đem đến cho thực khách sự trải nghiệm ẩm thực hài lòng nhất tới với nhà hàng khách sạn của mình. Như vậy, rất nhiều người sẽ nhận bộ phận này với các bộ phận phục vụ. Để tránh khỏi những sự mơ hồ và nhầm lẫn thì bạn hãy đọc thật kỹ những nội dung sẽ được chia sẻ tiếp.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết

2. Cập nhật thông tin chi tiết bản mô tả công việc nhân viên tiếp thực

2.1. Tiếp thức đồ ăn đến tận bàn cho khách

Khi có khách hàng đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại đơn vị sau khi bộ phận tiếp đón đã mời, sắp xếp bàn ăn và order món cho khách, tiếp thực viên sẽ tiếp nhận lại order này từ nhân viên phục vụ. Họ chờ đợi nhà bếp chuẩn bị các món ăn theo yêu cầu, đồng thời trực tiếp kiểm tra chất lượng của các món ăn.

Công việc của một tiếp thực viên
Công việc của một tiếp thực viên

Sau khi đảm bảo các món ăn đạt chất lượng theo tiêu chuẩn, tiếp thực sẽ mang chúng từ khu vực bếp chuyển đến khu vực hậu cần của khách sạn, nhà hàng để cho nhân viên phục vụ sẵn bưng bê đi phục vụ khách. Mặc dù không trực tiếp đem đồ đến cho từng bàn nhưng bộ phận này vẫn sẽ quan sát hành trình các món ăn được tới từng bàn khách như thế nào, kèm theo đó là những dặn dò kỹ lưỡng nhân viên phục vụ làm sao cho các món ăn được đưa tới đúng bàn và đúng người.

2.2. Tiếp thực tích cực phối hợp cùng với các bộ phận

Có thể nói, bộ phận tiếp thực cũng chính là bộ phận hậu cần của công tác phục vụ do đó nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này chính là hỗ trợ đắc lực cho người phục vụ, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng hay yêu cầu của bộ phận phục vụ trong suốt cả bữa ăn.

Trong công tác phối hợp với phục vụ thì nhân viên tiếp thực sẽ trực tiếp nhận thông tin được bộ phận này chuyển tới, một lần nữa kiểm tra lại đơn đặt hàng từ khách. Sau khi đã chắc chắn mọi thứ thì tiếp tục chuyển yêu cầu thực đơn tới cho bộ phận nhà bếp, cụ thể là kết nối trực tiếp với bếp trưởng để người bếp trưởng có những sự sắp xếp, phân công công việc phù hợp cho từng nhân sự cấp dưới.

Nhân viên tiếp thực làm gì?
Nhân viên tiếp thực làm gì?

Sau khi đã được bộ phận bếp giao trả đồ ăn, người tiếp thực viên vừa chuyển đồ ăn khu vực quy định và ra dấu hiệu cho nhân viên phục vụ để có thể nhận diện được đúng đồ ăn cần phục cho đúng đối tượng khách hàng.

2.3. Làm công tác vệ sinh khu hậu cần

Không chỉ có nghiệp vụ phục vụ, nhân viên tiếp thực còn có nhiệm vụ dọn dẹp. Những công việc họ thường xuyên thực hiện đối với nhiệm vụ này chính là dọn dẹp dụng cụ để thức ăn thức uống đã được khách dùng đưa chúng về khu hậu cần. Sau đó lấy hết đồ ăn, những dư thừa của thức ăn bỏ vào túi rác trước khi đem chén đĩa ra nơi để rửa. Trong quá trình thu dọn, nhân viên cần phải giữ cho các đồ không bị vỡ, sứt mẻ.

2.4. Luôn kịp thời giải đáp những thắc mắc đến từ khách hàng

Nhiệm vụ của mỗi người làm ở vị trí tiếp thực
Nhiệm vụ của mỗi người làm ở vị trí tiếp thực

Ngoài các công việc thiên về lao động tay chân, nhân viên tiếp thực còn cần nhạy bén nắm bắt các thông tin của nhà hàng, thực đơn,... để bất cứ khi nào được khách hàng thắc mắc các vấn đề liên quan tới nhà hàng thì có thể giải đáp. Lưu ý chỉ trả lời những câu hỏi bạn biết chắc chắn bằng thái độ lịch sự, tôn trọng khách hàng. Nếu thông tin chưa chắc thì hãy nhờ tới sự trợ giúp của các bộ phận khác như nhân viên phục vụ hoặc cần thiết có thể hỏi hoặc gọi quản lý hỗ trợ.

3. Yêu cầu nghề nghiệp cơ bản cho người làm công việc tiếp thực

Công việc tiếp thực được thực hiện chủ yếu bằng sức lao động do đó không có nhiều yêu cầu khắt khe được đưa ra. Để luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ thì nhân viên tiếp thực cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất sau đây:

- Các tiếp thực viên phải là người nhanh nhẹn, có được đức tính chăm chỉ để luôn đáp ứng tốt tính chất công việc thường xuyên phải chạy đi chạy lại hỗ trợ và kết nối với các bộ phận phục vụ, nhà bếp.

- Công việc đòi hỏi sức khỏe tốt vì luôn phải hoạt động bằng tay chân là chủ yếu. Cũng chính vì thế, công việc luôn có sự vất vả và tạo ra áp lực cho người tiếp thực. Khả năng chịu áp lực tốt luôn cần thiết được nâng cao để có thể gắn bó lâu dài với nghề.

Yêu cầu nghề nghiệp dành cho nhân viên tiếp thực
Yêu cầu nghề nghiệp dành cho nhân viên tiếp thực

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, không nóng nảy gây gổ với khách hàng khi gặp sự cố, biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả.

Sơ bộ thì nghề tiếp thực không khó khăn và rất phù hợp với những người là lao động phổ thông. Làm nghề này dù thường xuyên ở quanh khu bếp nhưng bạn lại không cần phải có trình độ làm bếp, chỉ đơn giản là hỗ trợ cho các bộ phận trong khâu tiếp thức ăn đến khách hàng làm sao được nhanh chóng, chỉn chu.

Vậy nhân viên tiếp thực với bản chất công việc không có quá nhiều áp lực về tinh thần, kiến thức và cũng khá dễ dàng để thực hiện sẽ có mức lương ra sao, được hưởng chế độ quyền lợi như thế nào?

Xem thêm: Bản mô tả công việc đầu bếp nhà hàng, khách sạn chi tiết nhất

4. Quyền lợi của nghề tiếp thực có hấp dẫn hay không?

Với một bản mô tả công việc chi tiết như vừa nêu trên, vị trí tiếp thực sẽ được trả cho mức lương không quá cao, chỉ từ 3 đến 4 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên tổng thu nhập của họ còn cao hơn con số lượng cơ bản đó vì sẽ bao gồm cả các khoản phụ cấp khác, phí dịch vụ và đặc biệt là tiền tips. Chủ yếu mức lương của họ cao được đến bao nhiêu, có hậu hĩnh hay không phụ thuộc nhiều vào khoản tiền tips của khách hàng.

Quyền lợi của nghề tiếp thực
Quyền lợi của nghề tiếp thực

Bên cạnh mức lương, hành nghề tiếp thực còn có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tốt. Tiếp thực không đứng mãi ở một vị trí này mà trong tương lai, họ luôn có thể vươn được đến các vị trí tốt hơn với điều kiện phải nỗ lực phấn đấu không ngừng. Bạn có thể trở thành một phục vụ, một tổ trưởng tổ phục vụ hoặc được nâng lên bất cứ vị trí nào ở tầm khả năng bạn có thể vươn tới nhờ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức nghề nghiệp tích lũy được. Điều quan trọng là nhân viên tiếp thực phải thật kiên trì, thật cố gắng trau dồi mọi thứ.

Như vậy đến đây chúng ta đã có thêm thông tin kiến thức hữu ích về một nghề hấp dẫn trong khối ngành khách sạn – nhà hàng. Nếu như bạn cũng muốn thử sức với cơ hội nghề nghiệp này thì hãy truy cập ngay vieclam88.vn để tìm cho mình nhiều sự lựa chọn tuyển dụng việc làm nhân viên tiếp thực nhé và đừng quên phải khám phá, tìm hiểu thật kỹ tiếp thực là gì trước khi ứng tuyển.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: