Kinh nghiệm sở hữu thư xin việc dành cho quản lý chất lượng nhất

Khi đi xin việc, càng ở những vị trí cao, thì những yêu cầu đặt ra cho ứng viên cũng cao hơn và nhiều hơn. Vậy nên ứng viên lại càng phải chú trọng hơn vào các vấn đề về hồ sơ xin việc bên cạnh việc chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng đi phỏng vấn. Đối với vị trí quản lý cũng vậy, trong bộ hồ sơ đó, ứng viên không thể thiếu một lá thư xin việc dành cho quản lý. Đó chính là “lá bùa may mắn” giúp bạn có được cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Danh sách mẫu thư xin việc Quản Lý Điều Hành hot nhất


1. Giá trị của thư xin việc dành cho quản lý hay 

Giá trị của thư xin việc dành cho quản lý hay
Giá trị của thư xin việc dành cho quản lý hay 

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên, đặc biệt là ứng viên vị trí quản lý phải luôn có một thư xin việc kèm theo khi đi ứng tuyển. Lợi ích của một lá thư xin việc dành cho quản lý mang lại là tương đối nhiều đối với cả công ty tuyển dụng lẫn ứng viên. Song nổi bật hơn cả đó chính là giá trị đối với ứng viên. Nó được thể hiện cụ thể ở 3 khía cạnh dưới đây. 

1.1. Thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân 

Có thể nói giá trị đầu tiên mà một lá thư xin việc dành cho quản lý đạt được đó chính là khả năng thể hiện tính chuyên nghiệp của ứng viên. Việc sở hữu một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ với các loại giấy tờ cần thiết như sơ yếu lý lịch, CV, chứng chỉ bằng cấp và một lá đơn xin việc sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng hơn với bạn. Ứng viên cho vị trí quản lý chắc chắn phải hiểu rất rõ về những quy định liên quan đến hành chính, giấy tờ cho nên sự chuẩn bị đầy đủ thư xin việc cũng minh chứng cho sự phù hợp của bạn. Bên cạnh đó, thư xin việc cũng dành cho quản lý cũng bộc lộ được được thái độ của bạn đối với cơ hội làm việc, đây là sự biểu hiện đặc trưng của tính chuyên nghiệp trong tác phong xin việc và làm việc sau này. 

1.2. Cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng của bạn 

Giá trị thứ hai được nhắc đến khi nói về thư xin việc quản lý đó chính là nó cho nhà tuyển dụng nắm được nguyện vọng của bạn. Thông thường đối với tuyển dụng, phía công ty thường là người đưa ra điều kiện cho ứng viên, tuy nhiên ứng viên vẫn có thể đưa ra yêu cầu ngược lại với công ty đó thông qua nguyện vọng làm việc trong thư xin việc. Đặc biệt hơn khi vị trí quản lý luôn đòi hỏi những yêu cầu cao, thì ứng viên cũng nên nâng tầm giá trị bản thân mình thông qua những mong muốn về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, … Khéo léo hơn nữa, bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng, công ty của họ sẽ có được lợi ích gì nếu như tuyển bạn. Từ đó mà nó tăng tỉ lệ thành công hơn cho bạn ở vòng hồ sơ. 

Cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng của bạn
Cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng của bạn 

1.3. Thể hiện sự phù hợp với vị trí quản lý yêu cầu

Đối với vị trí quản lý mà nói, nhà tuyển dụng sẽ muốn thấy nhiều hơn minh chứng về sự phù hợp của ứng viên ở trên mọi thể hiện, chứ không đơn thuần chỉ qua bản CV vắn tắt. Vậy nên đó cũng là giá trị cuối cùng của lá thư xin việc dành cho quản lý mang đến. Những ưu điểm của bản thân ứng viên được tiếp tục nhắc lại và nhấn mạnh hơn. Cụ thể chính là tư chất lãnh đạo của bạn được thể hiện thông qua từng kinh nghiệm hoạt động, làm việc hay những mục tiêu sự nghiệp trong tương lai của bạn. Ứng viên cũng có thể viết so sánh giữa tiêu chí tuyển dụng và nền tảng chuyên môn của mình, từ đó làm nổi bật hơn sự phù hợp. Đây là một chức năng mà chỉ thư xin việc mới làm được mà bản CV không thể bộc lộ được hết. 

2. Đặc trưng của thư xin việc dành cho quản lý 

Mặc dù nhìn chung thư xin việc dành cho quản lý vẫn giữ nguyên được những phần “xương” chính như các thư xin việc khác, song tạo nên đặc trưng riêng của nó nằm ở chỗ cách chúng ta “đắp thịt” lên lá thư xin việc ấy như thế nào. Bạn phải làm sao khi lá thư xin việc ấy đập vào mắt nhà tuyển dụng trong vòng 3 giây là họ có thể biết được bạn ứng tuyển vị trí nào mà bạn có nổi bật với chuyên môn quản lý hay không. 

2.1. Bố cục nội dung thư xin việc

Thứ nhất là về bố cục nội dung của thư xin việc dành cho quản lý. Khác với một lá đơn xin việc, thư xin việc dành cho quản lý không cần đảm bảo những nguyên tắc nội dung của một lá đơn như quốc hiệu, quốc ngữ, tên đơn, … Thay vào đó nó chỉ có 3 phần chính đó là: lời chào, nội dung (vấn đề), lời kết như một lá thư bình thường. Khác biệt duy nhất đó là thay vì bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc của mình thật đơn thuần, bạn cần bày tỏ rõ về mong muốn làm việc của mình, đồng thời gây hứng thú với nhà tuyển dụng để bạn có cơ hội gặp lại họ trong vòng phỏng vấn. 

Bố cục nội dung thư xin việc
Bố cục nội dung thư xin việc

Đương nhiên một lá thư thì cần phải có thông tin đầy đủ của người gửi, bao gồm: Tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ email, Số điện thoại, Nơi ở. Tiếp đó là một lời chào hỏi trang trọng nhất đến nhà tuyển dụng. Sau đó là nội dung chính của lá thư bao gồm: trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và các ưu điểm trong công việc. Đến cuối thư, ứng viên gửi đến một lời cảm ơn cùng với những hứa hẹn cho nhà tuyển dụng nói riêng và cho công ty mà bạn ứng  tuyển nói chung. 

2.2. Điểm nhấn trên thư xin việc

Nếu đơn thuần chỉ gồm có những thông tin trên, chắc chắn thư xin việc quản lý của bạn cũng chung chung như các thư xin việc cho vị trí nhân viên khác. Vậy nên bạn cần tạo những điểm nhấn về chính vị trí ứng tuyển đó ngay trên lá thư xin việc này. Bạn nên nắm rõ một người quản lý thì cần nhất là những điều gì, thì những điều đó cần phải được viết suôn suốt trong lá thư. Ở đây chính là khả năng dẫn dắt, trách nhiệm, và công bằng. Những điều này cần được khéo léo lồng ghép ở các phần về mục tiêu nghề nghiệp, nền tảng cá nhân và các chứng nhận. 

Thiết kế của thư xin việc
Thiết kế của thư xin việc 

Bên cạnh đó, yếu tố lãnh đạo để phù hợp với vị trí quản lý cũng cần được thể hiện thông qua các hoạt động đoàn thể hay tính cách, tác phong làm việc của bạn ở môi trường làm việc trước đó. Ví dụ như việc là nhóm trưởng ở các CLB thời sinh viên cũng minh chứng cho khả năng quản lý của bạn. Tất cả những phần thông tin không bổ trợ cho phần năng lực chuyên môn của bạn thì không nên đưa vào trong thư xin việc dành cho quản lý. 

2.3. Thiết kế của thư xin việc 

Một lá thư xin việc dành cho quản lý đương nhiên về phần hình thức cũng phải làm nổi bật lên những phẩm chất cũng như bản lĩnh phù hợp. Để làm được điều này từ phần trình bày, phông chữ, kiểu chữ đến bố cục của một lá thư phải đạt được độ chuẩn chỉnh, tinh tế nhưng vẫn thể hiện được cá tính riêng của ứng viên. Các bạn nên sử dụng phông chữ thẳng, đứng đắn như Times new roman hay Arial, Vntimes để trông lá thư được trang trọng hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các dòng phải thoáng, khoảng 1,25pt và khoảng cách lề trái phải là 2. 

Thư xin việc dành cho quản lý không nhất thiết phải được trình bày một tờ A4 nguyên bản quá cứng nhắc, các bạn có thể lựa chọn trang trí thêm bằng các hình khối và sắc màu. Tuy nhiên các bạn nên nhớ đừng nên dùng những màu sắc quá lòe loẹt hay những hình khối quá màu mè tiểu tiết. Nó có thể khiến cho thư xin việc của bạn trông có vẻ rối mắt hay hơi thiếu nghiêm túc, điều này là tối kỵ đối với một lá thư xin việc dành cho quản lý. Những gam màu xanh, vàng, hồng, lục nhạt sẽ khiến cho lá thư của bạn trông vừa chuyên nghiệp với môi trường làm việc văn phòng, lại toát lên được phẩm chất lãnh đạo của bạn. 

3. Cách nâng sức mạnh câu chữ thư xin việc dành cho quản lý 

Thư xin việc dành cho quản lý là một loại "vũ khí" tối tân
Thư xin việc dành cho quản lý là một loại "vũ khí" tối tân

Không phải ngẫu nhiên mà một lá thư xin việc dành cho quản lý với ứng viên này thì là “vũ khí” tối tân nhưng với ứng viên khác lại là điểm trừ. Bởi đó là do bạn không sử dụng được hết sức mạnh của câu chữ trên lá thư xin việc dành cho quản lý. Hãy theo dõi ngay những bí quyết dưới đây về những câu chữ nên đưa vào thư xin việc giúp bạn trở nên nổi bật. 

Mặc dù ai cũng biết rằng một thư xin việc ở bất kỳ vị trí nào cũng hướng đến mục đích cuối cùng là thể hiện mong muốn được làm việc tại nơi ứng tuyển đó. Thế nhưng điều ấy không có nghĩa là các bạn sẽ đưa những câu kiểu như van xin, nài nỉ có phần ủy mị trên lá thư ấy. Chẳng hạn như những câu chứa cụm từ “làm ơn”, “mong đợi”, “thành khẩn”, “ngóng trông”, … tuyệt nhiên không nên có trên lá thư xin việc dành cho quản lý. Bởi vì nó sẽ khiến cho sự tự tôn của bạn bị mất đi, đồng thời nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp bản lĩnh cũng như chuyên môn của bạn, nghi ngờ về khả năng lãnh đạo. 

Thay vào đó, các bạn hãy sử dụng một giọng văn trung tính, một sự tự tin nhất định với những gì mình đã trình bày ở trên. Các bạn vẫn có thể thể hiện được sự trân trọng của mình đối với công việc đó bằng những từ khác có yếu tố trung tính hơn như “hy vọng”. Một lời khuyên nữa dành cho các bạn khi viết thư xin việc dành cho quản lý đó là nên viết ít nhất một bản nháp trước khi lấy đó làm bản chính thức gửi đi. Và bạn có thể gửi cho những người bạn, người quen của mình đang làm vị trí quản lý để đọc thử và xin kinh nghiệm ứng tuyển của họ. 

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen viết thư thường luôn bắt đầu bằng ngôi xưng “tôi”. Tuy nhiên điều này cũng là tối kỵ trong thư xin việc dành cho quản lý. Các bạn không nên nhấn mạnh và tập trung quá nhiều vào bản thân mình khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một kẻ tự kiêu. Thay vào đó, các bạn nên nói đến những nhu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó mới lồng ghép thông tin của bản thân mình vào những phần đó. Nó sẽ vừa giúp cho nhà tuyển dụng “mát lòng” hơn những cũng cho họ thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí quản lý. 

Cách nâng sức mạnh câu chữ thư xin việc dành cho quản lý
Cách nâng sức mạnh câu chữ thư xin việc dành cho quản lý 

Bài viết trên đây là những bí quyết đắt giá cho ứng viên khi viết thư xin việc dành cho quản lý. Hy vọng rằng, nó sẽ khiến cho các bạn ứng viên có được những bản lề vững chắc nhất và sự tự tin nhất định, đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển cho bạn.