Cách viết thư xin việc kinh doanh ấn tượng với nhà tuyển dụng

Nếu bạn đã quá chán ngấy với việc nộp CV xin việc mà vẫn bị từ chối tuyển dụng hay không nhận được lời hồi đáp thì đừng lo, vẫn còn sự trợ giúp của chiếc phao cứu sinh “thư xin việc kinh doanh” đây nhé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách viết thư xin việc kinh doanh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mời bạn đọc tham khảo cùng Timviec365.com.vn nhé!

Danh sách mẫu thư xin việc Kinh doanh hot nhất


1. Thế nào là một lá thư xin việc kinh doanh gây ấn tượng

1.1. Khái niệm thư xin việc kinh doanh

Khái niệm thư xin việc kinh doanh
Khái niệm thư xin việc kinh doanh

Có lẽ nhiều ứng viên chưa hoặc rất ít khi nghe đến thư xin việc kinh doanh thay vì CV và hồ sơ xin việc đúng không nào? Vậy, thư xin việc kinh doanh có nghĩa là gì? Thư xin việc là khái niệm được sử dụng để chỉ một loại thư trình bày những mong muốn và mục đích của người lao động xin việc dành cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, ứng viên phải thể hiện được mục đích rằng bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó, tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí đó và bạn có những kĩ năng, kinh nghiệm như nào để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Trong trường hợp bạn viết thư xin việc kinh doanh thì chứng tỏ ứng viên này đang xin vào một vị trí nào đó liên quan đến kinh doanh và điều bạn cần phải làm được đó là bày tỏ mong muốn, lí do và khả năng của bản thân nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thay vì những ứng viên khác.

1.2. Khi nào bạn cần viết thư xin việc kinh doanh

Vậy thì khi nào bạn cần phải viết thư xin việc kinh doanh? Đây có lẽ là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều các ứng viên hiện nay bởi không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận thư xin việc kinh doanh. Dưới đây là 10 trường hợp mà ứng viên nên viết thư xin việc kinh doanh với nội dung bao hàm:

  • Khi ứng viên cần một lá thư xin việc với nội dung bao hàm đối với một công việc bán thời gian thuộc lĩnh vực kinh doanh
  • Khi ứng viên vừa mới tốt nghiệp ra trường
  • Khi ứng viên được chuyển tiếp từ công việc của chủ cũ sang chủ mới hoặc nơi làm việc mới
  • Khi ứng viên nhận được cuộc gọi bất kỳ từ công ty nào đó mà bạn không mong đợi
  • Khi ứng viên cần gửi thư xin việc kinh doanh đệ trình cho một nhà tuyển dụng
  • Khi ứng viên thay đổi công việc kinh doanh
  • Khi ứng viên có nhu cầu đi du học hay thực tập tại trong và ngoài nước
  • Khi ứng viên tìm việc dựa trên một bài quảng cáo tuyển dụng
  • Khi ứng viên đang thất nghiệp
  • Khi ứng viên viết thư xin việc kinh doanh với nội dung học thuật
Khi nào bạn cần viết thư xin việc kinh doanh
Khi nào bạn cần viết thư xin việc kinh doanh

2. Cách viết thư xin việc kinh doanh ấn tượng với nhà tuyển dụng

2.1. Đầu tư hiệu quả về mặt thời gian

Trước tiên bạn cần phải hiểu rằng tất cả các giấy tờ, thủ tục liên quan đến tuyển dụng đều cần đầu tư hiệu quả về mặt thời gian, ngay cả thư xin việc kinh doanh cũng vậy. Đơn giản bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên dựa trên sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và yếu tố dành thời gian của bạn, qua đó đánh giá được độ nghiêm túc, tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, chắc chắn của bạn cho công việc sau này, nhất là các công việc kinh doanh rất cần sự chính xác và chu đáo của ứng viên bên trong đó.

Chính vì vậy, ứng viên hãy đầu tư thật hiệu quả thời gian của bản thân cho thư xin việc kinh doanh, dành thời gian nghiên cứu thật kĩ càng về những nội dung mà bạn định nêu ra trong thư xin việc kinh doanh. Thư xin việc kinh doanh phải thể hiện được những điểm nổi bật cá nhân của bạn một cách khéo léo, nếu không sẽ thành khoa trương, thể hiện. Nói cách khác, bạn phải xây dựng được thương hiệu cá nhân của mình trong thư xin việc kinh doanh mà không gây cảm giác khoa trương cho nhà tuyển dụng, thay vào đó là sự khiêm nhường nhưng vẫn tự tin về bản thân. Bởi trong hàng tá thư xin việc kinh doanh mà ai cũng giống ai thì sẽ tạo sự nhàm chán, do đó bạn phải có nét riêng biệt hơn cả.

2.2. Tránh đặt những câu hỏi mơ hồ

Một lưu ý vô cùng quan trọng khi viết thư xin việc kinh doanh đó là hạn chế đặt những câu hỏi mơ hồ, không rõ nét nghĩa vì đơn giản sẽ tạo hiểu lầm và khó hiểu cho các nhà tuyển dụng, cũng như đánh giá bạn thiếu đi kĩ năng trình bày mà các công việc kinh doanh rất cần đến. Vì vậy, đừng cố tỏ ra bản thân nguy hiểm bằng cách đặt ra hàng tá câu hỏi chung chung, mơ hồ cho nhà tuyển dụng, thư xin việc kinh doanh như vậy sẽ không có giá trị gì hết. Thay vì đặt những câu hỏi chung không rõ nghĩa thì hãy tập cách đưa ra những câu hỏi mà khả năng nhận lại giá trị, khai thác thông tin được nhiều hơn. Đặc biệt hơn, ứng viên tuyệt đối không được đặt các câu hỏi tu từ trong thư xin việc kinh doanh vì đây là thư, không phải bài văn.

Tránh đặt những câu hỏi mơ hồ
Tránh đặt những câu hỏi mơ hồ

2.3. Viết thư chân thực và khách quan

Viết thư xin việc kinh doanh hay làm gì liên quan đến xin việc thì bạn cũng nên thể hiện 90% là chân thực, chính xác và khách quan nhất về bản thân. Đừng “đo ly đón giày” hay khoa trương khoác lác về những thông tin của bản thân vì nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay bạn có đang nói dối hay không thôi. Nội dung bên trong thư xin việc kinh doanh cần phải vừa vặn với giá trị bản thân bạn hơn là quá thừa hoặc quá thiếu, khiến cho nhà tuyển dụng phải hoài nghi và từ chối bạn. Tuy nhiên, ứng viên cũng nên tùy cơ ứng biến trong các buổi phỏng vấn trước các câu hỏi xoay của nhà tuyển dụng nhé!

3. Hình thức một lá thư xin việc kinh doanh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

3.1. Mở bài

Cũng giống như bao lá đơn khác, thư xin việc kinh doanh bao gồm các thông tin chính sau:

  • Thông tin nhân khẩu (họ tên, địa chỉ nơi ở, giới tính, quốc tịch, quê quán, địa chỉ liên lạc như Email, số điện thoại,…)
  • Thời gian viết thư xin việc kinh doanh
  • Địa chỉ gửi và nhận của công ty hay hòm thư nhận (ứng viên gửi thư đến đâu? Đến ai? Đến bộ phận nào? công ty nào?). Cụ thể ở đây chính là bộ phận, phòng ban nhân sự vì đó là nơi phụ trách tuyển dụng nhân sự. Địa chỉ cần được viết rõ ràng để tránh gửi nhầm lẫn

3.2. Thân bài

Thân bài của lá thư xin việc kinh doanh
Thân bài của lá thư xin việc kinh doanh

Để đảm bảo được thư xin việc kinh doanh hoàn chỉnh về mặt hình thức thì các ứng viên phải hoàn thiện thân bài gồm 3 phần:

  • Giới thiệu khái quát các thông tin nhân khẩu về bản thân và bày tỏ mong muốn bạn đang muốn nói đến
  • Triển khai ý và tập trung làm nổi bật 2 điều sau: giá trị bản thân (khả năng, trình độ chuyê môn) và phẩm chất của bạn (nêu từ 2-3 phẩm chất có liên quan và ví dụ kèm theo nếu có)
  • Liệt kê các kinh nghiệm và kĩ năng học hỏi được ở các công việc trước đây từng làm một cách ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng và khái quát nhất có thể, mang tính chọn lọc và liên quan tới công việc hiện tại

Thân bài là phần rất quan trọng nên bạn phải tập trung làm nổi bật được mục đích và lí do bạn xin ứng tuyển vào công việc này cũng như tại sao nhà tuyển dụng nên lựa chọn bạn thay vì các ứng viên khác nhé.

3.3. Kết bài

Chốt lại vấn đề của một lá thư xin việc kinh doanh là lời cảm ơn của bạn đối với đề nghị được biết thêm thông tin về buổi phỏng vấn (nếu có). Sau đó, ứng viên có thể hỏi thêm các thông tin khác về buổi phỏng vấn như: thời gian, địa điểm, cần chuẩn bị những gì, phỏng vấn như thế nào, phản hồi sớm từ công ty,…

Quan trọng nhất, ở phần kết bài, ứng viên phải thể hiện được sự tha thiết và mong muốn có được công việc về những cơ hội nghề nghiệp bạn có thể nhận được như mức lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, học hỏi,… Cuối cùng, ứng viên phải ký và ghi rõ họ tên người gửi ở phần kính thư với những từ ngữ trang trọng như: Kính thư, trân trọng, kính mến, thân mến, chân thành, thân ái,… tùy vào đối tượng nhận thư.

4. Những yêu cầu cơ bản đối với một lá thư xin việc kinh doanh ấn tượng

Những yêu cầu cơ bản đối với một lá thư xin việc kinh doanh ấn tượng
Những yêu cầu cơ bản đối với một lá thư xin việc kinh doanh ấn tượng

4.1. Đáp ứng đầy đủ về nội dung và hình thức

Một lá thư xin việc kinh doanh hoàn hảo và gây ấn tượng phải đáp ứng các yêu cầu về cả hình thức lẫn nội dung:

  • Về hình thức: thư xin việc kinh doanh phải có đầy đủ 3 mục nêu trên và được trình bày sạch sẽ, quy củ trên tờ giấy A4 1 mặt (nên đánh máy), cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman, căn lề đều và theo đúng quy định
  • Về nội dung: trình bày rõ ràng, khách quan, chân thành, trung thực, khiêm nhường, không lan man, khoa trương, không rườm rà và nói quá nhiều về thành tích bản thân, đáp ứng các yêu cầu đã được nêu ở phía trên

4.2. Theo sát vấn đề phù hợp với công ty

Bên cạnh đó, thư xin việc kinh doanh gây ấn tượng phải bám sát vấn đề phù hợp với công ty. Để làm được điều này, các ứng viên nên tìm hiểu trước về quá trình hình thành và phát triển của công ty, yêu cầu tuyển dụng, quy mô công ty, thương hiệu và sản phẩm của công ty để nắm rõ các thông tin nền cho sự chuẩn bị kĩ càng, chi tiết hơn. Điều này cũng khiến cho nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn khi các ứng viên có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc với công việc như vậy.

4.3. Viết theo chiều hướng tích cực

Viết theo chiều hướng tích cực
Viết theo chiều hướng tích cực

Một lá thư xin việc kinh doanh được viết theo chiều hướng tích cực sẽ được đánh giá cao hơn so với thư xin việc kinh doanh tiêu cực. Ai cũng sẽ có thiện cảm với những điều tích cực và sẽ tuyển dụng những ứng viên tự tin, lạc quan, chủ động hơn vì nó sẽ khiến cho năng suất công việc gia tăng, môi trường làm việc của công ty được năng động, truyền lửa hơn. Vì vậy, ứng viên hãy nên lựa chọn các ngôn từ và cách viết thư xin việc kinh doanh theo chiều hướng tích cực nhé!