Bỏ túi mẹo viết thư xin việc kiến trúc chuyên nghiệp nhất!

Liệu các bạn kiến trúc sư tương lai đã biết thiết kế cho mình thư xin việc kiến trúc hay chưa? Rõ ràng, cùng với sơ yếu lý lịch và CV việc làm, một lá thư xin việc cũng mang tầm quan trọng không thể phủ nhận trong hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng hiểu được mong muốn của bạn đối với công việc ứng tuyển. Thậm chí, một lá đơn được ghi cẩn thận có thể giúp chúng ta trở nên nổi bật so với những đối thủ khác đó. Muốn biết thư xin việc kiến trúc viết thế nào, xin mời các bạn hãy theo dõi bài dưới đây!

Danh sách mẫu thư xin việc Kiến trúc hot nhất


 

khái quát về thư xin việc kiến trúc
Bạn biết gì về thư xin việc kiến trúc?

1. Tầm quan trọng của thư xin việc kiến trúc trong thị trường việc làm

Trước khi bắt đầu tìm thiết kế một lá thư xin việc kiến trúc, hãy cùng nhau tìm hiểu qua những nội dung cơ bản nhất về ngành kiến trúc hiện nay bạn nhé.

1.1. Triển vọng của ngành kiến trúc trong xã hội hiện nay

Xã hội ngày càng văn minh, con người càng có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng sống của mình. Với vũ khí là khoa học công nghệ cùng sự kết nối toàn cầu, họ không ngừng kiếm tìm sự cải tiến trong cuộc sống, hoặc những điều giúp họ thỏa mãn mục tiêu của mình. Cuộc đời thì ngắn lắm, mà chúng ta ai chẳng muốn thực sự được “sống”. Với con người hiện đại, “tồn tại” và “sống” mang ý nghĩa khác nhau, bạn “tồn tại” là khi những nhu cầu cơ bản nhất như có chỗ ở, được ăn uống hoặc cơ thể vẫn trao đổi chất và hoạt động 24/24h, tức là những yêu cầu cơ bản nhất về vật chất được đáp ứng. Còn để thực sự “sống”, chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện và cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nghĩa là bạn phải làm thế nào để mọi thứ xung quanh thỏa mãn tâm hồn mình. 

Nghệ thuật trong cuộc sống
Kiến trúc cũng là nghệ thuật và kiến trúc sư là người nghệ sĩ

Và chắc chắn, một trong những thứ đóng vai trò là công tắc điều khiển cảm xúc của chúng ta chính là “nghệ thuật”. Như nhà thơ Guillaume Apollinaire từng nói: “Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ sớm chán ngấy sự đơn điệu của tự nhiên” (Without poets, without artists, men would soon weary of nature’s monotony). Chúng ta có thể tìm thấy nghệ thuật ở khắp mọi nơi và thậm chí, ngay cả việc thiết kế nay cũng đã trở một nghệ thuật - nghệ thuật thưởng thức không gian sống.

Rõ ràng, chúng ta ai cũng muốn sống trong không gian được thiết kế chỉn chu, nhìn vào đã muốn sắm sửa đồ dùng, tạo cảm hứng làm việc hơn là một nơi được thiết kế theo kiểu chắp vá, tạm bợ. Càng ở những thành phố, đô thị văn minh, con người càng yêu cầu về một kiến trúc sư giỏi có khả năng tạo ra giá trị tinh thần cao cho họ. Các kiến trúc sư bởi vậy không bao giờ sợ thất nghiệp.

Hơn thế nữa, khi kiến trúc cũng là một nhánh của nghệ thuật, rất nhiều người mang tố chất nghệ sĩ cũng muốn thử sức với công việc năng động, không ngừng đổi thay này. Trước thị trường việc làm rộng mở cùng nhiều nhân tố cạnh tranh tiềm năng, liệu yếu tố nào có thể đóng vai làm chiếc vé thông hành đưa bạn tới trạm dừng cuối cùng? Đó chính là lá thư xin việc !

1.2. Giá trị của thư xin việc kiến trúc đối với nhà tuyển dụng và người ứng tuyển

giá trị của thư xin việc kiến trúc
Giá trị to lớn của lá thư xin việc đối với ngành kiến trúc

Thư xin việc kiến trúc sư là một loại đơn được thiết kế riêng cho ngành kiến trúc nói chung và với vị trí kiến trúc sư nói riêng. Cũng giống như bất kỳ thư xin việc trong ngành nghề khác, thư xin việc kiến trúc bao gồm thông tin cơ bản nhất về bạn cùng với đó là kinh nghiệm, các kỹ năng, nguyện vọng của bạn tại vị trí làm việc. Cùng với sơ yếu lý lịch và CV kiến trúc, thư xin việc kiến trúc nằm trong bộ hồ sơ xin việc của người tìm việc.

Có lẽ chỉ đơn giản là một tờ giấy vô tri không hơn không kém, xong một lá thư xin việc kiến trúc vẫn có giá trị và tầm quan trọng nhất định đối với cả hai phía - nhà tuyển dụng và ứng cử viên:  

Đối với nhà tuyển dụng, thư xin việc kiến trúc của ứng viên sẽ là tài liệu quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá, phân loại sơ bộ người trong vòng đơn. Nếu như CV chỉ thể hiện trình tự kinh nghiệm làm việc, hoạt động và kỹ năng của bạn thì một lá thư xin việc sẽ bao gồm cả nguyện vọng, mong muốn làm việc tại công ty. Thường nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phần này để đánh giá mức độ mong muốn và sự chuyên nghiệp của người làm đơn. Nhà tuyển dụng không dựa vào thư xin việc để đánh giá năng lực của bạn, tuy nhiên thiện cảm đầu tiên cũng rất quan trọng đúng không nào? 

Viết thư xin việc kiến trúc
Bạn định hình bản thân thế nào trong lá đơn xin việc ngành kiến trúc?

Đối với ứng viên, đơn xin việc chính là đại diện cho chính con người bạn. Cách bạn làm một việc cũng chính là cách bạn làm mọi việc, nếu như không thể hiện sự cẩn thận, chỉnh chu trong cách xây dựng một lá đơn xin việc, chẳng khác nào bạn muốn nói với nhà tuyển dụng rằng mình đang coi thường cơ hội của bản thân. Hơn nữa, ngành kiến trúc là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, nếu biết thể hiện chúng dưới lá thư tuyển dụng thì cơ hội đến với bạn sẽ hơn hẳn những ứng cử viên khác đó. 

Hiện nay, một số nơi không yêu cầu người ứng tuyển phải viết đơn xin việc ngay từ vòng nộp hồ sơ xin việc mà chỉ cần một bản CV cùng đơn xin việc gửi qua mail là đủ. Tuy nhiên, giữa vô vàn những ứng cử viên sáng giá khác, việc thể hiện sự chuyên nghiệp, đầy đủ của bản thân trước nhà tuyển dụng cũng là việc nên làm. Mặt khác, bạn có thể sử dụng luôn đơn xin việc kèm bộ hồ sơ lý lịch tự thuật mua tại bất cứ nhà sách nào, tuy nhiên với hình thức khô khan, rập khuôn thì việc sáng tạo một lá thư xin việc mới mẻ của riêng mình sẽ được đánh giá cao hơn. 

Nếu đã xác định được tinh thần của bài viết này, hãy cùng timviec365.com.vn khám phá bản hướng dẫn viết thư xin việc kiến trúc ở ngay phần dưới đây nhé!  

2. Các mục cần có trong lá thư xin việc kiến trúc

Các mục cần có trong thư xin việc kiến trúc
Thư xin việc kiến trúc gồm ba phần chính

Cho dừ bạn theo đuổi bất cứ ngành nghề nào, mỗi lá thư xin việc bạn viết ra đều sẽ tuân theo hình thức cụ thể. Nội dung gồm kết cấu ba phần như sau:

- Phần mở đầu: Phần này bao gồm quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, kính gửi và giới thiệu ngắn gọn thông tin cá nhân người viết.

- Phần nội dung: Nêu rõ công ty và vị trí ứng tuyển, giải thích lý do xin việc, nguyện vọng, kinh nghiệm bản thân và kỹ năng liên quan tới vị trí ứng tuyển

- Phần kết: Bày tỏ mong muốn được tham gia buổi phỏng vấn, gửi lời cảm ơn, cam đoan với tuyển dụng cùng với thời gian làm đơn và chữ ký người viết đơn ở cuối lá thư xin việc.

Như vậy, một lá thư xin việc ngành kiến trúc phải đáp ứng đầy đủ nội dung ba phần như trên. Một điểm cần chú ý trong quá trình viết thư đó chính là nội dung các phần nên có sự liên kết với nhau bằng một đoạn văn hoàn chỉnh và không nên có quá nhiều gạch đầu dòng nếu đó không phải là mục mới. Đây cũng chính là điểm phân biệt giữa CV kiến trúc và thư xin việc kiến trúc. 

3. Hướng dẫn viết thư xin việc kiến trúc chi tiết nhất

Hướng dẫn viết thư xin việc kiến trúc
Viết thư xin việc kiến trúc theo từng phần

3.1. Phần mở đầu

3.1.1. Quốc hiệu quốc ngữ 

Cũng như các loại văn bản hành chính, đơn từ khác, một lá thư xin việc kiến trúc phải bắt đầu bằng quốc hiệu quốc ngữ. Quốc hiệu quốc ngữ được trình bày bằng hai dòng đầu tiên của lá đơn. Trong đó “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được viết in hoa tất cả và căn giữa, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” viết thường và cũng căn giữa. 

Mẫu trình bày như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - hạnh phúc

3.1.2. Tên thư xin việc

Thông thường, tên một lá thư xin việc có thể được viết là “ĐƠN XIN VIỆC” căn chính giữa, cỡ chữ to. Tuy nhiên, đối với ngành kiến trúc, bạn có thể ghi tên đầy đủ hơn là: ĐƠN XIN VIỆC KIẾN NGÀNH TRÚC SƯ/VỊ TRÍ KIẾN TRÚC SƯ. Khi đó vị trí bạn ứng tuyển sẽ được nhấn mạnh rõ ràng hơn.

3.1.3. Kính gửi 

Sau quốc hiệu tiêu ngữ và tên đơn là kính gửi. Ở phần này, yếu tố quan trọng nhất chính là không được đánh sai tên người được gửi và không nên chỉ ghi quá chung chung nơi tuyển dụng như “công ty kiến trúc ABC”. Bởi lẽ, người tuyển dụng bạn sẽ nằm ở vị trí ban nhân sự hoặc ở vị trí khác không phải giám đốc. 

Chính vì vậy, hãy nên tìm kiếm thông tin về công ty trên website của họ để biết người thực hiện việc tuyển dụng là ai, bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp đến họ để được nghe hướng dẫn chi tiết. Sau khi đã nắm được thông tin cụ thể đó, hãy ghi rõ ràng tên người tuyển dụng, vị trí và công ty ứng tuyển. 

Ví dụ: “Kính gửi bà Đặng Phương Linh, trưởng phòng nhân sự cùng công ty TNHH kiến trúc và xây dựng Phương Lan. 

3.2. Phần nội dung chính

Nội dung chính của thư xin việc kiến trúc
Nội dung cốt yếu của thư xin việc kiến trúc chính nằm ở phần hai này

3.2.1. Thông tin cá nhân

Trong phần này, bạn cần tóm lược thông tin cơ bản nhất về bản thân mình, bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, trình độ đại học. 

3.2.2. Dẫn dắt vấn đề 

Trong phần dẫn dắt vấn đề, hãy nêu qua về nguồn mà bạn đã tìm thấy công việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài nguyện vọng của bạn, các nhà tuyển dụng cũng muốn nắm bắt hiệu quả truyền thông của một số trang web cụ thể. Bởi vậy, cấu trúc thường thấy sẽ có thể như sau: “Thông qua website tuyển dụng timviec365.com.vn, tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí kiến trúc sư, tôi cảm thấy mình hoàn toàn có đủ năng lực và chuyên môn để đáp ứng công việc này nên tôi xin được ứng tuyển vào vị trí mà công ty yêu cầu.” 

trình độ học vấn trong thư xin việc kiến trúc
Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc sẽ quyết định bạn có phải là nhân tố phù hợp của ngành kiến trúc hay không

3.2.3. Trình độ học vấn

Trong phần này, hãy nêu rõ ràng và đầy đủ với nhà tuyển dụng quá trình học tập của bạn theo thời gian: nơi theo học, chuyên ngành đào tạo, cùng với đó là liệt kê thêm một số môn phù hợp với công việc bạn theo đuổi. Trong phần này, bạn cũng có thể liệt kê thêm một số giải thưởng học thuật, các lớp học ngắn hạn bạn đã từng theo đuổi liên quan tới việc thiết kế, kiến trúc.

3.2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc ở bất cứ giấy tờ hồ sơ nào cũng là mục quan trọng nhất để nhà tuyển dụng hiểu rõ thực lực của bạn. Bởi vậy, hãy cố gắng trình bày thật khéo léo, chi tiết công việc bạn từng đảm nhận, cùng với đó là các kỹ năng, , thành tựu đạt được trong quá trình phấn đấu hoàn thiện mình. 

Ví dụ:

Tôi vừa tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chuyên ngành Thiết kế nội thất vào tháng 6/2018. Trong quá trình học hỏi trải nghiệm bản thân với các dự án, công việc thiết kế, tôi nhận thấy bản thân mình có rất nhiều thế mạnh phù hợp với ngành này. Cụ thể, ở công việc trước đây tại công ty TNHH kiến trúc và xây dựng Sean Xiao ở vị trí thực tập sinh kiến trúc, tôi là một người (kể một số điểm mạnh)... Trong quá trình làm việc, tôi đã từng đảm nhận nhiệm vụ (nêu nhiệm vụ tại đây) và được lãnh đạo tín nhiệm giao cho nhiều vị trí trọng yếu khác”

Không chỉ vậy, trong quá trình học tập và làm việc, tôi đã luôn cố gắng trau dồi kỹ năng cho mình. Gần đây nhất vào năm 2018 - 2019, tôi đã giành được (một giải thưởng hoặc sự tín nhiệm dành cho kiến trúc sư),...”

Kỹ năng trong thư xin việc kiến trúc
Nên liệt kê những kỹ năng nào để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?

Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể khéo léo ghép công việc của mình với những kỹ năng bạn đã từng tiếp xúc với vị trí kiến trúc sư đặc biệt là việc áp dựng các phần mềm thiết kế. Một số kỹ năng có thể nêu ở đây là: 

  • Sử dụng các phần mềm thiết kế kiến trúc như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe, Etabs…
  • Thành thạo tin học văn phòng Microsoft Office từ word - excel - Powerpoint hoặc các phần mềm nâng cao khác.
  • Thành thạo các phần mềm trực tuyến: Gmail, Zalo, các mạng xã hội, website kỹ thuật, ..
  • Kỹ năng làm việc, quản lý đội nhóm và xử lý tình huống
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Khả năng giao tiếp với khách hàng
  • Trình độ ngoại ngữ chuyên môn và khả năng giao tiếp cơ bản. Bạn có thể nêu các chứng chỉ ngoại ngữ mà mình có trong phần này.
nguyện vọng trong thư xin việc kiến trúc
Cần cẩn thận hoàn thiện những bước cuối cùng trong thư xin việc bạn nhé

3.2.5. Nguyện vọng của bản thân

Sau khi trình bày toàn bộ lý do chứng minh bản thân phù hợp với công việc kiến trúc trong lá thư xin việc, hãy kết lại nội dung phần hai bằng cách bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại nơi bạn lựa chọn

“Với những kinh nghiệm và phẩn chất kể trên, tôi tin rằng mình hoàn toàn phù hợp với vị trí kiến trúc sư nội thất công ty hiện đang tuyển dụng. Bởi vậy, tôi rất mong quý công ty có thể xem xét nguyện vọng này của tôi và trao cho tôi cơ hội thử sức với buổi phỏng vấn sắp tới”

3.3. Phần cuối: Lời cảm ơn và cam kết

Cách kết lại một lá thư xin việc kiến trúc hiệu quả nhất chính là lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng và cam kết các thông tin bạn đã khai đều đúng với sự thật. Dòng chữ “Tôi xin trân trọng cảm ơn!” khép lại lá thư sẽ được đặt ở một dòng riêng biệt để thể hiện sự tôn trọng của bạn đến với nhà tuyển dụng. 

Cuối cùng, kết lại lá đơn cùng với phần người làm đơn và chữ ký kịch lề phải tờ giấy A4. 

4. Những lưu ý khi viết thư xin việc kiến trúc

Bạn có thể tìm thấy các mẫu thư xin việc kiến trúc ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, nếu ai ai cũng áp dụng phương pháp viết như trên thì cũng chỉ đáp ứng được một phần sự hài lòng của nhà tuyển dụng. Cái họ cần không chỉ là sự hoàn thiện mà phải là điểm nhấn. Vậy làm thế nào để tạo nên điểm nhấn từ lá thư xin việc kiến trúc này đây?

Lưu ý khi viết thư xin việc
Cần lưu ý gì khi viết thư xin việc kiến trúc?

Thứ nhất, chú ý độ dài lá thư. Thư xin việc vốn là nơi để người ứng tuyển bộc lộ nguyện vọng, mong muốn của bản thân cùng với đó là các kinh nghiệm của mình, bởi vậy, nhiều người đã giữ tâm thế: càng viết nhiều thì nhà tuyển dụng càng choáng, càng hài lòng. Trên thực tế thì không phải vậy, nhà tuyển dụng trung bình chỉ có 30 - 40s để đọc lá đơn của bạn mà thôi, họ còn ghé qua CV nữa mà. Vậy nên, lá thư xin việc không nên vượt quá một mặt giấy A4 và chỉ nên bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc sát nhất với vị trí bạn sắp ứng tuyển.

Thứ hai, cẩn thận và cố gắng tránh lỗi sai không đáng có. Những lỗi sai không đáng có kể đến ở đây có thể là sai chính tả, lỗi phông chữ và định dạng văn bản (đối với những người đánh máy thư xin việc). Những lỗi sai dù nhỏ nhặt cũng có thể khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm về bạn. Hơn thế nữa, kiến trúc là một công việc cao quý, đòi hỏi sự cẩn thận cao, nếu nộp lên nhà tuyển dụng lá đơn sai chính tả hoặc mắc các lỗi sơ đẳng thì chẳng khác nào bạn cho họ thấy mình hoàn toàn không phải là ứng cử viên tiềm năng họ cần tìm cả. 

Bởi thế, sau khi viết thư xin việc kiến trúc,hãy kiểm tra câu từ thật kỹ, rà soát các lỗi chính tả. Nếu như trình bày qua bản word, bạn nên để ý xem phông chữ và cỡ chữ đã thống nhất trong cùng một văn bản chưa. Còn nếu trình bày bằng tay, hãy giữ giấy sạch sẽ, không bị nhòe mực, quăn mép hoặc rách.

Thận trọng khi viết thư xin việc kiến trúc
Muốn thiết kế nên không gian sang trọng như vậy sao? Trước hết hãy hoàn thiện thư xin việc cẩn thận đi đã nhé!

Ngoài ra, một tips khác dành cho các bạn kiến trúc sư tương lai là khi thiết kế đơn xin việc trên word, hãy sử dụng các phông chữ dễ nhìn, chuyên nghiệp như Time New Roman, Arial, Roboto, Calibri… với cỡ chữ trong khoảng 12 - 14. Bởi áp dụng các phông chữ nhiều nét thanh nét đậm, không rõ ràng thì chỉ khiến nhà tuyển dụng thêm rối mắt mà thôi.

Ngoài ra, nếu như bạn lựa chọn viết lá thư xin việc kiến trúc theo cách viết tay truyền thống, cần chú ý tới một số đặc điểm sau: Hãy trình bày đơn trên khổ giấy A4 sạch sẽ, không bị nhàu nát hay quăn mép. Khi trình bày, cần viết bằng một loại mực duy nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân viết giúp nhưng tốt nhất chỉ nên để một kiểu chữ duy nhất. Ngoài ra, nếu không thể chắc chắn vào khả năng viết đều từng dòng kẻ, bạn nên dùng thước kẻ mờ các dòng để viết và xóa đi sau khi hoàn thành. 

Cuối cùng, trước khi nộp lên nhà tuyển dụng, hãy nhờ người thân xem xét lá thư xin việc kiến trúc của bạn, họ sẽ không chỉ soát lỗi chính tả đâu mà còn đóng vai là nhà tuyển dụng giúp bạn cải thiện khả năng viết lách của mình rất nhiều đó.

6. Nên tải mẫu thư xin việc kiến trúc tại đâu?

Tải mẫu thư xin việc kiến trúc
Tải mẫu thư xin việc kiến trúc tại timviec365.com.vn

Trên đây là toàn bộ những nội dung quan trọng nhất về cách viết thư xin việc kiến trúc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi cuối cùng đặt ra là chúng ta nên viết thư xin việc theo cách nào? Bạn có thể lựa chọn cách viết thư xin việc bằng tay hoặc qua bản word, nhà tuyển dụng sẽ không quá khắt khe về vấn đề này bởi mỗi cánh viết hoàn toàn có khả năng giúp bạn bộ lộ các thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên, một lưu ý dành cho bạn là nếu không thể viết chữ sạch đẹp, rõ ràng thì lựa chọn bản word sẽ là phương án tối ưu nhất và download các mẫu đơn có sẵn trên mạng sẽ càng hỗ trợ người tìm việc tốt hơn khi rõ ràng, để hoàn thành một bộ hồ sơ xin việc, bạn không thể chỉ ngồi cả ngày để viết lá đơn được. 

Hiện nay, rất nhiều website đã ra đời cung cấp tính năng thiết kế thư xin việc kiến trúc, tuy nhiên, không phải trang web nào cũng đáp ứng đầy đủ về mặt hình thức và nội dung bên trong. Timviec365.com.vn ra đời chính là để khắc phục những hạn chế này, thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, timviec365.com.vn đã cung cấp đa dạng các mẫu đơn xin việc cho từng ngành nghề khác nhau, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất. Mong rằng, ngôi nhà timviec365.com.vn sẽ làm bạn hài lòng!