Thông tin xoay quanh các thủ tục phân tích trong kiểm toán

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2021-04-16 15:40:30

Những hoạt động kiểm toán ở Việt Nam được hình thành từ năm 1991 và có dấu mốc phát triển mạnh mẽ đầu tiên khi Nghị định 105/2004/NĐ-CP dành riêng cho ngành này. Thị trường kiểm toán càng ngày càng lớn mạnh, song song với đó chính là sự cạnh tranh giữa những công ty kiểm toán trong nước, thậm chí là cả công ty quốc tế. Sự tranh chấp lành mạnh này vừa là áp lực, đồng thời cũng là động lực để cá nhân, tổ chức trong ngành chủ động tìm tòi, nghiên cứu thêm nhiều kiến thức, phương pháp làm việc, để hiệu quả công việc ở mức tối ưu nhất. Thủ tục phân tích trong kiểm toán là một phần quan trọng trong số này và để biết thêm về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau của vieclam88.vn nhé!

1. Định nghĩa thủ tục phân tích trong kiểm toán là gì?

Một trong các công cụ hữu ích, phương pháp giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán hiệu quả để đưa ra các kết luận phù hợp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán đáng kể mà các công ty tại Việt Nam ngày nay đang hướng đến chính là thủ tục phân tích trong kiểm toán. Đây là thủ tục khá đơn giản, giảm thiểu tốn kém thời gian, chi phí. Nếu vận dụng tốt thủ tục phân tích này, kiểm toán viên có thể tối ưu hiệu quả công việc, quy trình nhanh chóng, khoa học, cũng như tiết kiệm về tài chính. Chính nhờ những lợi ích mà thủ tục phân tích trong kiểm toán mang lại mà việc tăng cường, phát huy thế mạnh của nó là điều đáng để làm. Từ đó, phương pháp này hỗ trợ mạnh mẽ cho mọi hoạt động kiểm toán liên quan một cách khoa học, mạnh mẽ và phù hợp với xu hướng của toàn thế giới. 

Định nghĩa thủ tục phân tích trong kiểm toán
Định nghĩa thủ tục phân tích trong kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 520 thì thủ tục phân tích  trong kiểm toán chính là thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính, để đánh giá thông tin tài chính. Tức là, kiểm toán viên sẽ cần điều tra, phân tích, so sánh các vấn đề liên quan đối với chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách chính xác, xem xét có sự khác biệt, chênh lệch giữa các số liệu ước tính và thực tế hay không. Từ các dữ liệu này, đưa ra nhận xét để giải quyết vấn đề cốt lõi trong tài chính.

Ngoài ra, thủ tục phân tích trong kiểm toán là một công cụ hữu dụng, nhằm đưa ra các quyết định khi các bản báo cáo tài chính có chứa các vấn đề cũng như những khoản mục bất hợp lý. Thủ tục phân tích này có thể được thực hiện từ việc so sánh, phân tích từ mức độ đơn giản tới phức tạp, từ đó tìm ra và giải quyết biến chuyển bất thường.

Xem thêm: Việc làm kiểm toán

2. Những chức năng và giá trị của thủ tục phân tích trong kiểm toán

Thủ tục phân tích trong kiểm toán có chức năng và giá trị to lớn đối với cả ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc vận dụng các thủ tục này của nhiều công ty kiểm toán lại chưa thật sự tối ưu và đúng đắn. Như vậy, cụ thể phải làm thế nào trong từng giai đoạn từ khi thiết lập kế hoạch đến kết thúc?

Chức năng và giá trị của thủ tục
Chức năng và giá trị của thủ tục

Trang vàng

2.1. Giai đoạn đầu tiên - lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích trong kiểm toán chủ yếu có vai trò như một phương pháp đánh giá những rủi ro mà có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Cách thực hiện sẽ là xác định những biến động bất hợp lý để khoanh vùng các khu vực mà ở đó có nguy cơ xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng cần phải sửa chữa. Tuy vậy, trong thực tế nhiều kiểm toán viên không sử dụng phương thức này để kiểm soát rủi ro trong quy trình lập kế hoạch. Ngược lại, nếu có, thì đối tượng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán vẫn chưa được thành thục và vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Ví dụ cụ thể, nhân viên kiểm toán hầu như chỉ thực hiện quá trình phân tích với Báo cáo kết quả kinh doanh, hay Bảng cân đối kế toán mà hoàn toàn không vận dụng cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Bên cạnh đó, đối tượng này còn không vận dụng đa dạng các thủ tục phân tích  trong kiểm toán như phân tích dọc, phân tích tính phù hợp mà chỉ tập trung xử lý phân tích ngang với các bộ phận. Chính vì lẽ đó, phần đông kiểm toán viên chỉ nhận biết được tình hình biến chuyển tăng giảm của các khoản mục giữa các kỳ mà không đưa ra được đánh giá tổng quan về mối quan hệ giữa những chỉ tiêu với nhau. Thêm nữa, nhân viên kiểm toán chưa đi sâu vào trong quá trình phân tích kết hợp với các dữ liệu phi tài chính khác như chiến lược kinh doanh, tài chính của đơn vị, hay chính sách của Nhà nước cũng như một số yếu tố khác. Việc nhận biết và đánh giá một cách có chiều sâu hơn các biến động bất thường sẽ trở nên khó khăn, và khả năng phát hiện ra rủi ro cũng sẽ không cao.

Áp dụng phương thức đa dạng
Áp dụng phương thức đa dạng

Xem thêm: Chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán

2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đa phần một công ty kiểm toán chuyên nghiệp không thể không xây dựng chương trình kiểm toán với đầy đủ nội dung và hình thức vận dụng những thủ tục phân tích trong kiểm toán, với mục đích là giảm thiểu kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ cũng như số dư tài khoản. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian hoặc trình độ, nhiệt huyết về chuyên môn nên nhiều kiểm toán viên đã thực hiện qua loa hoặc thậm chí bỏ qua hoàn toàn phương pháp này.

Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán

Chính vì thế, số lượng theo dõi chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản tăng lên, gây mất thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Với một số công ty kiểm toán ở ngoài nước và có tầm cỡ, kiểm toán viên thường áp dụng kỹ thuật phân tích ngang và phân tích dọc với các chỉ tiêu với mức độ phân tích chi tiết hơn như (theo tháng, theo sản phẩm, theo nội dung của hạng mục,...). Nhân viên kiểm toán cũng tự xây dựng các ước tính trong trường hợp các dữ liệu áp dụng cho ước tính có độ tin cậy cao. Phương pháp phân tích này có thể cung cấp bằng chứng để thay thế một số thử nghiệm theo dõi chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản qua một số cơ sở dẫn liệu nhất định. Ngoài ra, bằng cách phân tích các thông tin phi tài chính, các kiểm toán viên ở các hệ thống công ty, doanh nghiệp về kiểm toán này có thể dễ dàng thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các số dư tài khoản.

2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thủ tục phân tích trong kiểm toán được tiến hành đối với giai đoạn cuối cùng này với mục tiêu chủ yếu là phân tích báo cáo tài chính lần cuối và đánh giá tiềm năng hoạt động liên tục của khách hàng. Đa phần ở các công ty kiểm toán vừa và nhỏ, kiểm toán viên rất ít khi vận dụng thủ tục phân tích để thực hiện phương pháp hữu ích này. Không chỉ vậy, nhiều nhân viên kiểm toán và công ty kiểm toán cũng không tiến hành phân tích về tiềm năng hoạt động liên tục của khách hàng như đã nói ở trên.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sự thật đáng báo động chính là hầu hết các công ty kiểm toán Việt Nam đều chưa biết đến việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán để truy xét dấu hiệu lỗ liên tục trong nhiều năm, khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn hay tính thanh khoản thấp hoặc không nhận được sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ,....

Tóm lại, việc nghiên cứu và áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính ở các công ty kiểm toán Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Hy vọng là với những thông tin bổ ích mà vieclam88.vn chia sẻ về phương pháp này, các bạn sẽ có thể góp phần làm phát triển ngành kiểm toán ở phạm vi trong nước, cũng như phát triển ra quốc tế nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: