Nghệ thuật tinh tế viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-08-02 14:03:24

Có những trường hợp ứng viên tham gia phỏng vấn cho một vị trí nào đó, tuy nhiên vì nhiều lý do mà nhà tuyển dụng đã không lựa chọn họ và gửi lại một thư thông báo về việc không đậu phỏng vấn. Khi đó để giữ thái độ lịch sự, ứng viên nên trả lời lại bằng một bức thư cảm ơn khi bị từ chối công việc. Vậy viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc như thế nào để thể hiện thái độ lịch sự và chuyên nghiệp? Khi bị từ chối công việc ứng viên nên làm gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên.

1. Nên làm gì nếu bị nhà tuyển dụng từ chối công việc?

1.1. Giữ bình tĩnh sau khi bị từ chối

Ứng viên có thể có rất nhiều cảm xúc sau khi bị nhà tuyển dụng từ chối công việc. Một số người buồn bã và thất vọng. Một số người bực bội và giận dữ với nhà tuyển dụng.

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện sau khi bị nhà tuyển dụng từ chối
Cảm xúc tiêu cực xuất hiện sau khi bị nhà tuyển dụng từ chối

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện sau khi bị từ chối công việc là không thể tránh khỏi, tuy nhiên đừng để những cảm xúc đó ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và công việc của bạn. Một số ứng viên thậm chí có những phản ứng thái quá và làm “lố” sau khi bị từ chối. Đa số mọi người đều rất khó thừa nhận và nhìn nhận lại bản thân mình. Thay vào đó họ lại đi đổ lỗi cho nhà tuyển dụng.

Khi bị nhà tuyển dụng từ chối, trước hết bạn cần giữ được bình tĩnh và tiếp nhận thông tin. Có rất nhiều lý do để nhà tuyển dụng quyết định xem sẽ lựa chọn ứng viên nào. Đôi khi bạn bị loại không phải vì thiếu năng lực mà do chưa thực sự phù hợp với chính sách tuyển dụng của công ty ở một số điểm nào đó. Thay vì giận dữ và làm hỏng mọi thứ thì hãy bình tĩnh và tự nhìn nhận lại bản thân.

Nhiều trường hợp ứng viên không phù hợp với vị trí công việc này nhưng nhà tuyển dụng khá ấn tượng với họ. Sau đó nhà tuyển dụng đã cho họ cơ hội thử thách bản thân trong một vị trí công việc khác. 

Bạn có thể có một cơ hội khác nếu khéo léo
Bạn có thể có một cơ hội khác nếu khéo léo

Việc bày tỏ thái độ tiêu cực với nhà tuyển dụng là không nên. Hãy giữ bình tĩnh và tỏ ra mình là người lịch sự, biết đâu bạn sẽ có được một cơ hội khác trong tương lai.

1.2. Viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng

Đúng vậy đấy, kể cả bạn bị nhà tuyển dụng từ chối thì vẫn nên viết thư cảm ơn họ.

Một lá thư cảm ơn sẽ gây được thiện cảm tốt đối với nhà tuyển dụng rằng bạn biết công ty là lựa chọn rất tuyệt vời để tìm kiếm một công việc, tuy nhiên bạn cũng tự nhận thức được bản thân chưa phải là người thích hợp nhất cho vị trí công việc đó.

Một lá thư cảm ơn sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên, biết đâu hồ sơ của bạn sẽ được lưu lại và nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại với bạn trong tương lai để đề nghị cho bạn một vị trí công việc khác.

Nên viết thư cảm ơn kể cả khi bị từ chối công việc
Nên viết thư cảm ơn kể cả khi bị từ chối công việc

Một lá thư cảm ơn cũng khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn khao khát có được công việc đó như thế nào. Nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy nhiệt huyết và đam mê của ứng viên đối với vị trí công việc mà họ ứng tuyển. Biết đâu người được lựa chọn lại cảm thấy không thực sự thích công việc và rời đi sau một vài ngày thử việc. Khi đó cơ hội có thể sẽ được trao lại cho bạn.

1.3. Thể hiện tinh thần cầu tiến

Kể cả bạn bị nhà tuyển dụng từ chối công việc, hãy lịch sự và khéo léo hỏi lại vì sao họ không quyết định lựa chọn bạn. Bạn có thể nhận được câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng và cải thiện rất nhiều những yếu điểm của bản thân.

Bên cạnh đó, khi nhà tuyển dụng phản hồi về những lý do không lựa chọn bạn, hãy xem xét kỹ lưỡng và phân tích những gì mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Hãy tỏ ra mình là người chuyên nghiệp và có tinh thần cầu tiến, ngay cả khi những phản hồi của nhà tuyển dụng là những điều bạn không thích nghe.

Sẵn sàng nhận khuyết điểm là một tính cách tốt
Sẵn sàng nhận khuyết điểm là một tính cách tốt

Bạn nên học cách nhận khuyết điểm để trưởng thành hơn và quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của bản thân mình.

2. Hướng dẫn viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc

2.1. Những điều cần chú ý khi viết thư cảm ơn

2.1.1. Gửi thư tới đúng người

Nếu bạn muốn viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc thì hãy tìm hiểu kỹ để lá thư của bạn đến đúng địa chỉ cần đến. Đừng gửi bức thư của bạn đến địa chỉ email chung của công ty. Điều bạn cần làm là gửi email cho người đã phỏng vấn bạn hoặc người đã trực tiếp gửi thông báo cho bạn.

Nếu gửi sai địa chỉ lá thư của bạn có thể sẽ bị lãng quên và bạn có thể sẽ đánh mất đi những cơ hội trong tương lai đấy.

2.1.2. Giữ thái độ lịch sự và cầu tiến

Dù bạn rất buồn và thất vọng vì không được nhận vào làm ở vị trí công việc mà mình ưa thích, nhưng bạn vẫn phải tỏ ra mình là người lịch sự và cầu tiến.

Hãy tỏ ra lịch sự và cầu tiến
Hãy tỏ ra lịch sự và cầu tiến

Trước tiên hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian xem xét hồ sơ và tử tế khi gửi thông báo từ chối công việc đến cho bạn. Trong phần này bạn cũng nên tỏ ra thấu hiểu khi nhà tuyển dụng phải xử lý với rất nhiều hồ sơ ứng viên để từ trong đó chọn ra một người phù hợp nhất.

Dù vậy, hãy cứ bày tỏ nỗi buồn và sự thất vọng bản thân khi không được nhà tuyển dụng lựa chọn. Những hãy chú ý cách diễn đạt sao cho nhà tuyển dụng không hề nghĩ rằng bạn đang tức giận và muốn tranh cãi về quyết định của họ.

2.1.3. Tự đề xuất bản thân cho một cơ hội khác trong tương lai

Hãy đề cập đến sự thích thú của bạn với môi trường và cách thức làm việc của công ty. Bên cạnh việc bày tỏ bản thân rất buồn vì không được nhà tuyển dụng lựa chọn thì bạn cũng cần  tự đề cử bản thân cho những lần tuyển dụng khác trong tương lai. Hãy tỏ ra rằng mình là một người chuyên nghiệp và thực sự mong muốn được làm việc công ty.

Nên giữ liên lạc với nhà tuyển dụng
Nên giữ liên lạc với nhà tuyển dụng

Việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng có thể mang lại những điều bất ngờ thú vị trong tương lai đấy.

2.2. Gợi ý mẫu thư cảm ơn khi bị từ chối công việc

Nội dung trong thư cảm ơn khi bị từ chối công việc rất quan trọng. Nếu bạn không thể viết khéo léo thì tối thiểu hãy giữ thái độ lịch trong bức thư.

Ví dụ về mẫu thư cảm ơn khi bị từ chối công việc:

“Kính gửi Ông/ Bà XXX,

Xin tự giới thiệu lại một lần nữa, tôi là Đinh Quang Huy, người đã tham gia phỏng vấn vào 2h30 phút chiều thứ ba tuần trước cho vị trí Phó phòng kinh doanh của Quý công ty. Hôm nay tôi đã nhận được email thông báo từ phía Quý công ty về việc tôi chưa thực sự phù hợp với vị trí Phó phòng kinh doanh.

Trước tiên tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn của mình với ông/ bà vì đã dành thời gian xem xét hồ sơ của tôi và cho tôi một cơ hội tham gia phỏng vấn trực tiếp.

Tôi cảm thấy rất ấn tượng với môi trường làm việc và cách thức vận hành của Quý công ty. Mặc dù khá buồn và thất vọng khi không thể trở thành một thành viên và cống hiến cho sự phát triển của quý công ty. Tuy nhiên tôi cũng hiểu bản thân mình chưa thực sự thích hợp cho vị trí công việc đó và tôn trọng quyết định từ Quý công ty.

Nếu được tôi rất mong sẽ nhận được phản hồi thêm từ ông/ bà để biết được lý do bản thân không được lựa chọn cho vị trí Phó phòng kinh doanh. Từ đó tôi có thể nghiêm túc xem xét lại khuyết điểm của bản thân và có phương án cải thiện những khuyết điểm đó trong tương lai.

Một lần nữa tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn đối với Qúy công ty và hy vọng sẽ có được một cơ hội khác để hợp tác với Quý công ty trong tương lai. Chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Thân mến,”

Rất nhiều ứng viên không có thói quen viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc vì cho rằng điều này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên thư cảm ơn khi bị từ chối công việc có thể giúp bạn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và đôi khi sẽ mang đến những cơ hội mà bạn không ngờ tới đấy.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: