Thời hiệu là gì? Những vấn đề xung quanh thời hiệu

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2024-04-03 12:42:06

Dù không nắm rõ các điều khoản của bộ luật Việt Nam, nhưng với một công dân nên nắm được những luật cơ bản, những điều khoản dân dụng hiện thời để có thể phục vụ bản thân trong những trường hợp cần thiết. Điều cần chú ý nhất trong bộ luật mà ta cần chú ý là thời hiệu. Vậy hãy tìm hiểu thời hiệu là gì? Khái niệm, vai trò, phân loại của thời hiệu cũng như những vấn đề xung quanh thời hiệu hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.  

1. Tìm hiểu khái niệm thời hiệu là gì?

Tìm hiểu khái niệm thời hiệu là gì?

1.1. Khái niệm

Thời hạn có thể hiểu là cơ sở để thiết lập hoặc hủy bỏ một sự việc nào đó thông qua việc xác định mốc thời gian để xem nó còn trong thời gian giải quyết hay đã hết hạn giải quyết. 

Theo bộ luật dân sự tại điều 149: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này hoặc Bộ luật khác khi có liên quan.

Hiểu đơn giản hơn thì thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì công dân được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, hưởng quyền dân sự hoặc yêu cầu quyền giải quyết việc dân sự, mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, được quy định tại điều 154 Bộ luật dân sự.

Ví dụ: khi cá nhân nào đó vi phạm luật dân sự như chiếm dụng đất trái phép thì người bị chiếm dụng sẽ khởi kiện người chiếm dụng. Người bị chiếm dụng sẽ chứng minh về nguồn gốc đất đai cũng như xác minh tài sản,...Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian xác minh kéo dài càng lâu thì vụ việc càng khó giải quyết. Do đó, pháp luật ra quy định về mặt thời gian giải quyết, đưa ra thời hạn nhất định cho sự phát sinh…hoặc là chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người này, thời hạn đó chính là thời hiệu. 

Thời hiệu là một trong những quy định quan trọng nhất trong luật tố tụng dân sự cũng như pháp luật dân sự. Thời hiệu được chú ý trong những trường hợp như trong quá trình nhận đơn khởi kiện và thụ lý, giải quyết các vụ việc có liên quan đến thời gian cần xác định rõ như: thời hạn giải quyết, thời gian kháng án, thời hạn xét xử,...Ngoài ra, trong quá trình giải quyết các vụ án cũng cần xác định xem vụ án đó còn trong thời gian xử lý không.

1.2. Sự khác nhau giữa thời hiệu và thời hạn

+ Khác nhau ở khái niệm: Thời hiệu là căn cứ giúp chúng ta xác lập hoặc xóa bỏ đi một quyền lợi nào đó của con người. là khoảng thời gian được xác định mà ở đó chủ thể có quyền và có nghĩa vụ cần thực hiện. Còn khái niệm về thời hạn là chỉ đến thời gian xác định nào đó mà ở đó con người sẽ biết thời gian bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời hạn sẽ được xác định bởi năm, tháng, ngày giờ cụ thể nào đó.

+ Khác nhau ở cách tính: Thời hiệu được tính là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến ngày cuối cùng kết thúc. Còn thời hạn sẽ được tính theo nguyên tắc cụ thể, tính bằng thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc vấn đề hay sự kiện nào đó.

+ Khác nhau về cách phân loại: Dựa vào tính chất riêng của từng loại thời gian, tính chất áp dụng, đối tượng áp dụng, mục đích sử dụng có những cách phân loại khác nhau giữa 2 loại thời hiệu và thời hạn.

Gợi ý: Tìm việc làm Luật - Pháp lý 

2. Phân loại các loại thời hiệu

Phân loại các loại thời hiệu

Dựa vào bộ luật được ban hành và sửa đổi năm 2024, dựa theo nội dung yêu cầu thì thời hiệu được phân làm 4 loại

2.1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà người dân được khởi kiện để yêu cầu Tòa án hay nhà chức trách giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi cho người dân bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc cũng tức là hết quyền khởi kiện.

2.2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Thời hạn này áp dụng đối với người có nghĩa vụ quân sự. Đây là thời hạn khi mà người đang trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên đến hết thời hiệu thì người đó không phải tham gia nghĩa vụ nữa.

2.3. Thời hiệu hưởng quyền dân sự

Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự

2.4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà người dân yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ lợi ích và quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, nếu hết thời hạn thì mất quyền yêu cầu.

Kể từ ngày phát sinh yêu cầu tố tụng, thời hạn yêu cầu Tòa án giải quyết sự việc dân sự là một năm.

2.4.1. Vai trò của thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Vai trò của thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Về mặt lý luận và thực tiễn sẽ có những vai trò cụ thể như sau:

- Thứ nhất, thời hiệu giải quyết việc dân sự sẽ giúp bạn có thể yêu cầu từ chối giải quyết của tòa án khi hết thời hiệu, và trong thời hiệu giải quyết mọi vấn đề của bạn đều được tòa án xem xét giải quyết.

- Thứ hai, pháp luật mới chỉ thừa nhận quyền của chủ thể dân sự có thể yêu cầu trong thời hạn xác định được bởi pháp luật, đây chính là nguyên nhân làm gia tăng những phức tạp của vụ án và gia tăng sự phức tạp cho các bên.

- Thứ ba, trong khoảng thời hiệu được pháp luật quy định thì chủ thể dân sự sẽ có quyền yêu cầu tòa án và được bảo về quyền dân sự của mình

2.4.2. Đặc điểm cơ bản của thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự

Thời hiệu vụ việc mang 2 đặc điểm cơ bản sau mà ở hầu hết các quy định của pháp luật ở tất cả các nước:

- Thứ nhất, là một loại thời hạn được quy định bởi pháp luật, là thời hạn được thỏa thuận bởi quan hệ dân sự giữa các bên với nhau. Nếu không tuân thủ thời hiệu theo quy định có thể dẫn đến các hậu quả không như mong muốn.

- Thứ hai, là thời hạn mà chủ thể có quyền dân sự của mình là yêu cầu tòa án bảo vệ quyền dân sự của mình và công nhân quyền dân sự của mình. Trong thời hạn còn thời hiệu thì tòa án không được phép viễn dẫn lý do để từ chối giải quyết sự việc dân sự của chủ thể.

Đọc thêm: Luật dân sự là gì và những hiểu biết cần nắm rõ trong tay

3. Tìm hiểu vai trò cụ thể của thời hiệu

Tìm hiểu vai trò cụ thể của thời hiệu

Từ ngày xa xưa, khi pháp luật bắt đầu hiện hữu và được thực thi thì đều có những hạn định về mặt thời gian đối với hành vi và quyền lợi của công dân. Vấn đề thời hiệu có thể đã được xác lập hình thành từ quy luật chung cũng như ở thời điểm này.

Thời hiệu được xác lập và sự thành tự của việc phát triển xã hội, ra đời do nhu cầu của cuộc sống. Vì phát sinh dựa trên nhu cầu của cuộc sống, nên thời hiệu của mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, có sự khác biệt và những điểm tương đồng nhất định.

Vai trò của thời hiệu không hiện hữu rõ ràng giữa cuộc sống đời thường một cách thường xuyên. Tuy nhiên nhìn vào những lợi ích của thời hiệu thì ta có thể thấy thời hiệu có tác dụng ổn định các mối quan hệ xã hội. Việc kiện tụng không được xử phạt trong thời gian vô hạn định mà phải có thời gian quy định cụ thể.

Xuất phát điểm khi triển khai nội dung của hiệu lực nhằm có sự công bằng, cái nhìn thấu đáo về quy định pháp luật cũng như thời gian thực hiện.

Nếu tìm hiểu về lịch sử cũng như luật cổ, thì ta có thể dễ nhận thấy từ xa xưa thời hiệu cũng đã hiện hữu. Tiếc rằng do hoàn cảnh lịch sử nên nhiều văn tịch về luật pháp thời xưa đã bị mất và thất lạc nên việc nghiên cứu thời hiệu của lịch sử gặp khó khăn. Hiện tại đã xác định được thời đại pháp lý đã tồn tại trong thời kỳ nhà Lý- Trần, xuất hiện trong bộ luật về kiện tụng đất đai.

Từ đó cho thấy vai trò không nhỏ của thời hiệu vào pháp luật. Thời hiệu được áp dụng vào luật pháp từ xa xưa đến ngày nay, mang nhiệm vụ công bằng, mang lại nhân sinh cho xã hội.

Tìm hiểu thêm: Cơ sở pháp lý là gì? Kiến thức luật lệ cần thiết cho mọi người

4. Những vấn đề xung quanh thời hiệu

Những vấn đề xung quanh thời hiệu

4.1. Đơn vị tính

Đơn vị tính của thời hiệu là tính theo năm. Khác với thời hạn, thời hạn được tính linh hoạt. Thời hạn được tính bằng bất cứ đơn vị nào (ngày, tháng, năm,..) hoặc tính theo một sự kiện có thể xảy ra

Nhưng đơn vị tính của thời hiệu thì nhất quán, không thay đổi và được pháp luật quy định bằng năm.

4.2. Điểm bắt đầu và kết thúc thời hiệu

Cách tính thời hiệu: thời hiệu được tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc theo quy định của pháp luật, tính cả hai ngày bắt đầu và kết thúc của thời hiệu.

Ví dụ thời hiệu từ ngày 23/11/1997 đến 23/11/2024 thì điểm bắt đầu sẽ là 0h ngày 23/11/1997 đến 23/11/2024

Tuy nhiên thời cách tính thời hạn lại có sự khác biệt một chút. Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn. Ví dụ: thời hạn từ này 23/11/1997 đến 23/11/2024 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 24/11/1997 đến 23/11/2024

4.3. Vấn đề gia hạn

Nếu như thời hạn đã hết có thể xin gia hạn thêm, kéo dài thời hạn thì thời hiệu không được. Theo quy định, thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hay kéo dài bởi bất cứ lý do gì ( di thời hạn được pháp luật quy định).

4.4. Hậu quả pháp lý khi hết thời gian

Với thời hiệu: Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Vơi thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả lợi nào đó.

4.5. Trường hợp áp dụng

Thời hiệu được áp dụng trong trường hợp với cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật quy định.

Thời hạn được áp dụng với trường hợp: - Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể

4.6. Chủ thể áp dụng

Thời hạn: - Cơ quan nhà nước

                - Cá nhân, tổ chức

Thời hiệu: Cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát.

Thông qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp qua bài viết trên, mong giúp được bạn nắm rõ được khái niệm thời hiệu là gì, tránh nhầm lẫn giữa thời hiệu và thời hạn, có những thông tin bổ ích về những vấn đề xung quanh thời hiệu để có thể phục vụ bản thân trong những trường hợp cần thiết.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: