Mortgage là gì? Những điều liên quan đến mortgage mà bạn nên biết

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-04-28 10:42:38

Đối với những người làm trong lĩnh vực ngân hàng thì chắc hẳn đã quá quen với mortgage, tuy nhiên đối với những người không làm những công việc liên quan đến ngân hàng thì chắc hẳn vẫn đang rất thắc mắc mortgage là gì.

Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của vieclam88.vn, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích đó.

1. Mortgage là gì?

Như những gì đã nói trên thì đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng và được dùng chỉ hình thức thế chấp tài sản.

Thế chấp tài sản là hình thức một bên dùng tài sản thuộc sự sở hữu của mình để thực hiện một nghĩa vụ dân sự và không giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Hình thức thế chấp này đã được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Mortgage là gì?
Mortgage là gì?

Theo quy định thì bên thế chấp sẽ là bên giữ tài sản thế chấp, hai bên có thể thực hiện thỏa thuận về việc có nên giao tài sản thế chấp này cho người thứ 3 giữ hay không hay để bên thế chấp giữ.

Trong quan hệ thế chấp thì bên nào sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì sẽ là bên thế chấp. Còn bên còn lại có quyền thì sẽ là bên nhận thế chấp, những chủ thể của thế chấp cần đủ điều kiện cho phép của pháp luật đối với người tham gia giao dịch.

Như vậy, với những thông tin trên bạn đã có thể hiểu sơ qua về khái niệm mortgage là gì và để có thể tìm hiểu kỹ hơn thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Xem thêm: Việc làm ngân hàng

2. Một số đặc điểm của mortgage

Một số đặc điểm dưới đây của mortgage giúp bạn có thể phân biệt được hình thức thế chấp với các hình thức khác như:

2.1. Thế chấp không cần thực hiện việc chuyển giao tài sản

Tài sản đem đi thế chấp sẽ không được trực tiếp chuyển giao cho bên nhận thế chấp, thay vào đó người thế chấp sẽ chỉ cần chuyển giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó.

Thế chấp không cần chuyển giao tài sản
Thế chấp không cần chuyển giao tài sản

Và trong thời gian thế chấp tài sản đó thì bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng những tài sản thế chấp đó

2.2. Một số tài sản thường sử dụng để thế chấp

Tài sản được đem ra thế chấp có thể là vật thể hoặc những giấy tờ có giá và có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong thời gian tương lai, bên cạnh đó những tài sản cho thuê hoặc cho mượn cũng có thể sử dụng để thế chấp. Với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì phải tuân theo quy định của pháp luật.

2.3. Các bên có thể thỏa thuận về việc thế chấp toàn bộ tài sản hoặc một phần

Hai bên có thể thỏa thuận để sử dụng toàn bộ tài sản để thế chấp hoặc chỉ dùng một phần tài sản đó. Khi đó sẽ xảy ra những trường hợp dưới đây:

- Trong trường hợp thế chấp toàn bộ động sản và bất động sản hoặc những vật phụ của động sản và cả vật phụ của bất động sản thì những tài snar đó cùng thuộc vào tài sản thế chấp, chỉ trừ trường hợp có những thỏa thuận khác trước đó.

- Và khi thế chấp một phần động sản và bất động sản thì những vật phụ đi kèm với nó cũng sẽ là tài sản thế chấp

Thỏa thuận về tài sản thế chấp
Thỏa thuận về tài sản thế chấp

- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà có những tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì những tài sản đó chúng thuộc vào tài sản thế chấp

- Trong những trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết được việc tài sản được bảo hiểm. Khi đó bên phía tổ chức bảo hiểm sẽ trực tiếp chi trả tiền cho bên nhận thế chấp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Nếu như bên thế chấp không thông báo việc tài sản được thế chấp cho bên tổ chức bảo hiểm biết thì tổ chức bảo hiểm sẽ trả tiền theo hợp đồng bảo hiểm và khi đó bên thế chấp sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho bên nhận thế chấp.

3. Các loại thế chấp (mortgage)

Thế chấp được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung, tính chất và nguồn gốc của tài sản thế chấp đó và số lần thế chấp

3.1. Chia theo nội dung thế chấp

Căn cứ theo nội dung thế chấp thì có thể chia thế chấp ra thành hai loại đó là thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng.

- Thế chấp pháp lý: 

Trong trường hợp bên thế chấp không thể đủ khả năng trả nợ thì sẽ phải chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. 

Chia theo nội dung thế chấp
Chia theo nội dung thế chấp

Và khi đó bên nhận thế chấp có quyền làm bất cứ điều gì với tài sản đó ngay cả bán, cho thuê mà không liên quan gì đến việc tố tụng.Với hình thức thế chấp này điểm hạn chế duy nhất đó chính là rất tốn kém về mặt chi phí.

- Thế chấp công bằng:

Với hình thức này thì bên thế chấp chỉ giữ giấy tờ sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó của bên thế chấp và việc xử lý tài sản đó sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

3.2. Căn cứ vào số lần thế chấp

- Đối với lần thế chấp đầu tiên thì tài sản thế chấp sẽ đảm bảo cho món nợ đầu tiên

- Đối với thế chấp lần thứ hai người vay dùng phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và khoản vay thứ nhất để tiếp tục vay những khoản sau.

3.3. Dựa vào tính chất và nguồn gốc của tài sản đó

- Đối với những tài sản hình thành từ vốn thì sẽ thực hiện thế chấp trực tiếp

- Còn những tài sản khác với tài sản thế chấp bằng vốn thì sẽ sử dụng hình thức thế chấp gián tiếp

Dựa vào tính chất và nguồn gốc của tài sản đó
Dựa vào tính chất và nguồn gốc của tài sản đó

Trên đây là các hình thức thế chấp được chia theo những yêu cầu khác nhau, tùy vào nội dung và tính chất của tài sản đó thì sẽ sử dụng một hình thức thế chấp khác nhau.

Đó là những thông tin liên quan đến thế chấp, và bên trên chúng ta đã tìm hiểu được mortgage là gì và những loại thế chấp. Vậy xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp như thế nào?

Xem thêm: BIDV là ngân hàng nào

3.4. Dựa vào tính chất tài sản 

-  Thế chấp toàn bộ: là dùng toàn bộ tài sản để thế chấp bao gồm cả các phần phụ của tài sản

- Thế chấp một phần: là hình thức dùng một phần tài sản để thế chấp. Trường hợp có phần phụ của tài sản thì phần phụ sẽ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa  

4. Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp tài sản

4.1. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên thế chấp không có khả năng thực hiện việc trả nợ hoặc thực hiện nhưng không đúng với nghĩa vụ đó thì tài sản thế chấp đó sẽ được xử lý nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ.

Xử lý tài sản thế chấp
Xử lý tài sản thế chấp

Thông thường thì việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Nếu các bên có thể thỏa thuận trước hoặc đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ về phương thức xử lý tài sản thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo thỏa thuận của hai bên.

Khi tài sản thế chấp được xử lý thì bên nhận thế chấp sẽ được ưu tiên trả nợ từ số tiền đã đấu giá được sau khi trừ đi các loại chi phí như chi phí bảo quản và các chi phí liên quan khác.

Trang  vàng doanh nghiệp

4.2. Những trường hợp có thể chấm dứt việc thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản sẽ được chấm dứt khi gặp một trong số những trường hợp sau đây:

- Nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng thế chấp được chấm dứt

Chấm dứt việc thế chấp tài sản
Chấm dứt việc thế chấp tài sản

- Hình thức thế chấp tài sản được hủy bỏ và thay vào đó là hình thức bảo đảm khác

- Tài sản thế chấp đã được xử lý xong xuôi

- Kết thúc theo thỏa thuận của cả hai bên đã thỏa thuận trước đó

Đây là những trường hợp có thể chấm dứt được việc thế chấp tài sản và bên thế chấp sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau đó nữa.

Trên đây, vieclam88.vn đã giúp bạn hiểu được mortgage là gì và chia sẻ cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích có liên quan đến thế chấp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức về tài chính ngân hàng và có thể áp dụng khi có nhu cầu vay vốn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: