Đạo đức kinh doanh là gì? Kinh doanh cần phải có đạo đức

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2024-04-17 16:13:56

Đạo đức kinh doanh là gì? những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là gì, nhận định, biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều đó.

1. Tìm hiểu về đạo đức

1.1. Đạo đức là gì?

Đạo đức có rất nhiều lý luận và triết lý khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản đạo đức chính là việc ta đi giải nghĩa của cụm từ đạo đức, “ Đạo” có nghĩa là đường đi, lối sống của con người, còn “Đức” chính là đức tính, nguyên tắc lý luận, nhân đức của con người. Chung quy lại chúng ta có thể hiểu đạo đức chính là những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội mà mọi người cho đó là đúng, đó là lẽ phải người có đạo đức là người làm theo những chuẩn mực đó. Việc một người hành động và làm việc có đạo đức sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, mọi người sẽ gần nhau hơn, vậy đạo đức trong kinh doanh nó là gì? Đạo đức trong kinh doanh giúp ích gì cho xã hội. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Đạo đức là gì?
Đạo đức là gì?

1.2. Trả lời câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh có thể được định nghĩa và hiểu theo như sau đó chính là một tập hợp các nguyên tắc trong việc kinh doanh, những nguyên tắc này theo chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn, đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, nó mang tính chất đúng với đạo lý xã hội được gọi là đạo đức kinh doanh.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đạo đức kinh doanh được đưa ra để làm thước đo và được vận dụng, xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây được xem là một dạng của đạo đức nghề nghiệp và là tiền đề để xây dựng và phát triển cá nhân và doanh nghiệp một cách vững mạnh, mà mỗi người kinh doanh cần biết và hiểu để làm theo. Từ đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Trả lời câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì?
Trả lời câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh, tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là hoạt động kinh doanh gắn với lợi ích về kinh tế chính vì vậy mà có ở một khía cạnh nào đó ứng xử trong đạo đức kinh doanh sẽ không hoàn toàn giống với hoạt động kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh có đặc thù của hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh này gắn liền với các lợi ích kinh tế, nên đôi khi những người làm kinh doanh đã quên đi đạo đức kinh doanh mà làm những vấn đề sai trái, thực dụng trong kinh doanh, buôn bán hàng giả hàng kém chất lượng. Những hoạt động kinh doanh còn gắn với những hoạt động khác của xã hội như quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái đó cũng là một trong những hoạt động gây ảnh hưởng đến hoạt động đạo đức kinh doanh.

Xem thêm: Tìm việc làm kinh doanh

2. Nêu lên được những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Có rất nhiều nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh mà những người làm kinh doanh cần phải biết để có những hành động đúng với nguyên tắc và chuẩn mực đó. Dưới đây là một số nguyên tắc và chuẩn mực bạn cần phải biết.

+ Tính trung thực: Trong kinh doanh rất cần phải trung thực không nên sử dụng những thủ đoạn gian dối để kiếm lợi nhuận. giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, trung thực được gọi là một đức tính tốt đẹp mà những người làm kinh doanh cần có, việc trung thực trong kinh doanh được thể hiện ở việc chấp hành đúng theo pháp luật đề ra, tuyệt đối trong kinh doanh người trung thực sẽ không bao giờ trốn thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Việc trung thực còn thể hiện khi hợp tác với các đối tác, hay trung thực với chính khách hàng của mình. Không bán những sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm hàng giả, quảng cáo sai sự thật…. đây là những thủ đoạn và hình thức không trung thực trong hoạt động kinh doanh.

Nêu lên được những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Nêu lên được những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

+ Tôn trọng con người: Trong hoạt động kinh doanh thì tôn trọng con người cũng là một trong những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Đối với những người cấp dưới, nhân viên, cộng sự cần phải tôn trọng phẩm giá quyền lợi một cách chính đáng, tôn trọng hạnh phúc của người nhân viên để người nhân viên cảm thấy được tông trọng và cống hiến hết sức mình với công việc. Đối với khách hàng, tôn trọng sở thích, nhu cầu, tôn trọng tâm lý khách hàng để tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái nhất. Việc tôn trọng trong đạo đức kinh doanh không chỉ đối với khách hàng và nhân viên mà việc tôn trọng này còn được thể hiện ở việc tôn trọng đối thủ của mình.

+ Để thực hiện được đạo đức kinh doanh người kinh doanh cần phải gắn lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng và xã hội. Coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội là những điều cần được quan tâm hàng đầu trong đạo đức kinh doanh, mà doanh nghiệp, cá nhân cần phải biết.

Đọc thêm: Cạnh tranh lành mạnh là gì?

3. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai?

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai? Bạn cần phải hiểu và trả lời được câu hỏi này để có những hành động đúng với đạo đức kinh doanh, vậy đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh đó chính là chủ thể hoạt động kinh doanh. Có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn đó chính là những chủ thể liên quan đến các quan hệ và hành vi kinh doanh thì đều được xem là những đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh.

+ Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Là tất cả những người lãnh đạo, những người quản lý… nhân viên

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai?
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ai?

+ Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh doanh của bản thân, đều có tâm ký muốn được phục vụ, muốn được sử dụng những dịch vụ tốt và muốn mua được hàng rẻ. Còn tâm lý của giới doanh nhân lại thích mua rẻ bán đắt, do vậy cần phải có những định hướng chung cho đạo đức kinh doanh. Để điều chỉnh hành vi của khách hàng tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế thượng đế của mình để xâm phạm danh dự và nhân phẩm của doanh nhân. Làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức.

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh đó là tất cả những thể chế của xã hội, những tổ chức những gì liên quan và tác động đến hoạt động kinh doanh, thể chế chính trị, phù phủ công đoàn, cổ đông và chủ doanh nghiệp…. rất nhiều tầng lớp, cá nhân tập thể đều nằm trong phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh.

Tham khảo: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

4. Đạo đức kinh doanh có quan trọng không

Để trả lời được đạo đức kinh doanh có quan trọng hay không mới các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây.

4.1. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm, nói đến khía cạnh đạo đức hay vấn đề mang tính đạo đức, từ những góc độ khác nhau sẽ có những cách suy nghĩ và giải quyết khác nhau. Với những cá nhân, tổ chức khi gặp những tình huống khó xử phải lựa chọn một trong những cách giải quyết khác nhau, chính sự lựa chọn giải quyết vấn đề khác nhau sẽ đưa đến những nhận định đúng sai theo cách khác nhau, giữa một vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khác biệt rất lớn.

Mâu thuẫn cũng xuất hiện ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nội cộm nhất là đạo đức nghề nghiệp của người bác sĩ, khi điều tra yếu tố trách nhiệm mà có chứa yếu tố đạo đức, người ta luôn tìm cách giải quyết chúng, và đã có rất nhiều trường hợp việc giải quyết này thường diễn ra ở tòa án, có rất nhiều trường hợp đã để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chính vì vậy mà cần phải có những chuẩn mực để đánh giá và làm tiêu chuẩn để thực hiện đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp.

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh
Vấn đề đạo đức trong kinh doanh

4.2. Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh

Vấn đề đạo đức kinh doanh tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của hoạt động quản lý và kinh doanh. Có thể nói đạo đức kinh doanh là nguồn gốc của nhiều vấn đề, nếu không có đạo đức kinh doanh sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Các doanh nghiệp càng ngày càng nhận rõ vai trò và coi trọng việc xây dựng những công ty, những thương hiệu có chất lượng để đi vào lòng người khách hàng, đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu.

Để xây dựng được đạo đức trong kinh doanh, việc nhận biết đúng về đạo đức kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ khi nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân mới có thể hành động đúng. Việc xác định được điểm mấu chốt giữa đạo đức kinh doanh và những thủ đoạn không lành mạnh trong kinh doanh tương tự như việc chẩn đoán và điều trị bệnh, rất cần được thực hiện một cách đơn giản và chính xác.

Bạn cần xác định những người liên quan, họ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, bạn cần xem xét mức độ ảnh hưởng, khảo sát các đối tượng liên quan một cách chính xác để đưa ra quan điểm và nhận định chính xác nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể trả lời được câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì? Hiểu được để có thể nhận diện đúng về đạo đức kinh doanh để từ đó có những hành động đúng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: