Đặc cách là gì? Quy định về việc xét đặc cách đối với viên chức

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-05-11 10:59:47

Chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ đặc cách khi nhắc đến các quy chế, quy định đối với viên chức. Nếu như bạn đang tìm hiểu mọi thứ liên quan đến viên chức thì hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn đặc cách là gì.

1. Khái niệm đặc cách là gì?

Đặc cách là chỉ ai đó có điểm đặc biệt và được ưu tiên hơn. Thuật ngữ đặc cách được định nghĩa là cách thức áp dụng riêng đối với chế độ liên quan đến vấn đề thuộc về học tập như đặc cách lên lớp, đặc cách nhập học, đặc cách thi cử chẳng hạn,… Người ta thường sử dụng "đặc cách" trong trường hợp khi một ai đó đạt được thành tích xuất sắc hay có tài đặc biệt mà những điều đó lại thuộc vào diện đáp ứng tốt các tiêu chuẩn và đặc điểm trong quy định chung thì sẽ được xét ở diện đặc cách. Trong đó áp dụng cụ thể cho học sinh thì sẽ đặc cách dành cho khi vượt cấp, lên lớp hoặc thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp.

Khái niệm đặc cách là gì?
Khái niệm đặc cách là gì?

2. Những quy định về đặc cách đối với viên chức

Vấn đề đặc cách đối với viên chức là nội dung được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật, cụ thể là ở điều số 14 của Nghị định 29, ban hàng năm 2012 của Chính phủ kèm theo Thông tư 15 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn việc tuyển dụng viên chức, quy định đối với việc xét tuyển đặc cách trong những trường hợp dưới đây.

Xem thêm: Việc làm công chức viên chức

2.1. Đối tượng được xét đặc cách vào viên chức

Thứ nhất, những người đã có kinh nghiệm làm việc đã được quy định tại Điều số 14, cụ thể trong Điểm a, Khoản 1 của Nghị định 29, đang làm việc trong lĩnh vực cần tuyển dụng viên chức, làm việc liên tục trong thời gian đủ từ 36 tháng, được yêu cầu về năng lực, về trình độ, các nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm. Trong suốt quá trình làm việc thì viên chức sẽ không vi phạm pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thay vào đó, viên chức còn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ tốt sẽ càng là lý do để được xét đặc cách nhiều hơn, dễ dàng hơn.

Quy định về đặc cách đối với viên chức
Quy định về đặc cách đối với viên chức

Đối tượng thứ hai là những người đã tốt nghiệp thuộc các diện sau đây: sinh viên tốt nghiệp loại giỏi bậc đại học, người tốt nghiệp các chức danh thạc sĩ, tiến sĩ; người có chuyên ngành đào tạo phù hợp. Sau khi tốt nghiệp đã làm đúng chuyên ngành công tác hoặc lĩnh vực có xét tuyển viên chức không bị vi phạm pháp luật.

Đối tượng thứ ba là những người có năng khiếu, tài năng đặc biệt đã được nêu rõ theo quy định, đã được cấp cho văn bằng đào tạo, chứng chỉ, hoặc được tuyển dụng vào các lĩnh vực như thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật,...

2.2. Khi nào việc xét đặc cách viên chức sẽ được xem xét với một đối tượng?

Lấy điều kiện dự tuyển viên chức kèm theo những yêu cầu cơ bản của vị trí công việc làm cơ sở để quy định rõ thời điểm nào có thể xét một cá nhân vào diện đặc cách viên chức. Theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây bạn sẽ biết rõ những đối tượng trên sẽ được xét đặc cách khi nào?

Khi nào xét đặc cách viên chức?
Khi nào xét đặc cách viên chức?

Về vấn đề này, tại Điều số 13 thuộc Nghị định 115 đã nêu rõ, một người có thể xem xét đặc cách viên chức khi:

- Có trình độ từ cấp đại học và có từ 5 năm làm việc tại những vị trí phù hợp với vị trí đang xét đặc cách viên chức, tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Những trường hợp này thường sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:

+ Các công chức, cán bộ đang làm việc ở cấp xã

+ Những người đang làm việc chuyên môn theo diện hợp đồng tại các đơn vị công lập hay ngoài công lập.

+ Cá nhân làm việc ở các tổ chức cơ yếu, được hưởng lương trong lực lượng vũ trang.

+ Người hoạt động trong các tổ chức bao gồm: doanh nghiệp có 100% hoặc hơn 50% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ.  

+ Người làm việc ở các tổ chức bao gồm chính trị - xã hội,

Quy định xét đặc cách đối với viên chức
Quy định xét đặc cách đối với viên chức

- Khi cá nhân đã từng làm việc và giữ chức vụ là công – viên chức, cán bộ nhưng sau đó đã được chuyển tới hoạt động tại các tổ chức (chính trị, xã hội, doanh nghiệp Nhà nước,...), tại bộ phận cơ yếu hay lực lưỡng vũ trang.

Lưu ý đối với điều kiện về việc đóng bảo hiểm bắt buộc, đối tượng được xét đặc cách viên chức phải có thời gian đóng là 5 năm không bao gồm việc tính thời gian thử việc, tập sự, thời gian đóng bảo hiểm cũng được cộng diễn khi diễn ra không liên tục, chưa từng nhận trợ cấp một lần.

Qua thông tin trên, những người đứng đầu tại các tổ chức sự nghiệp công lập sẽ được xem xét đặc cách viên chức nếu thỏa mãn các điều kiện tương ứng như đã nêu trên. Để việc xét đặc cách diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm bắt thủ tục xét đặc cách một cách rõ ràng, chi tiết.

2.3. Thủ tục xét đặc cách viên chức chi tiết

Về vấn đề quy định thủ tục xét đặc cách viên chức, tại điều 13, Khoản 2 của Nghị định 115 đã đưa ra nội dung rất rõ ràng, được thực hiện qua các bước cơ bản dưới đây. Hãy theo dõi để quá trình và những yêu cầu cụ thể để việc xét tuyển diễn ra đơn giản, nhanh chóng.

Thủ tục xét đặc cách viên chức chi tiết
Thủ tục xét đặc cách viên chức chi tiết

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch viên chức

2.3.1. Chuẩn bị hồ sơ xét tuyển đặc cách

Những giấy tờ sau sẽ đòi hỏi người xin xét đặc cách cần chuẩn bị:

- Sơ yếu lý lịch viên chức: văn bản này phải đáp ứng yêu cầu về thời gian lập ít nhất là 30 ngày tính đến thời điểm bạn nộp hồ sơ đi, cần được cơ quan công tác xác nhận.

- Các văn bằng, chứng chỉ bản sao

- Giấy chứng nhận sức khỏe

- Văn bản tự đánh giá, nhận xét về bản thân trên các phương diện: phẩm chất đạo đức, chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn, quá trình làm việc. Bản tự đánh giá này cũng cần được xác nhận bởi đơn vị làm việc.

2.3.2. Xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định tiếp nhận

Có hai trường hợp cần xem xét để xét tuyển đặc cách vào hai diện có giữ chức vụ quản lý và không giữ chức vụ quản lý. Từng trường hợp này sẽ có thủ tục, quy định thực hiện như thế nào?

* Đặc cách không giữ chức vụ quản lý

Xét đặc cách viên chức như thế nào?
Xét đặc cách viên chức như thế nào?

Các đối tượng được xét trong diện này sẽ chỉ áp dụng đối với các trường hợp đã có kinh nghiệm làm việc trong thời gian ít nhất là 5 năm ở vị trí đòi hỏi từ trình đại học, tham gia đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Sau khi đã lọc được đối tượng đáp ứng tiêu chí trên thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập Hội đồng sát hạch. Hội đồng có nghĩa vụ kiểm tra lại các tiêu chuẩn đáp ứng, các chứng chỉ, văn bằng được đòi hỏi đồng thời tiến hành sát hạch trình độ của đối tượng. Kết quả được báo cáo lại cho người đứng đầu tại đơn vị.

* Đặc cách giữ chức vụ quản lý

Đối tượng được xem xét để đặc cách vào giữ chức vụ quản lý sẽ là tất cả những trường hợp trong diện đặc cách viên chức.

Trong trường hợp này, không tiến hành kiểm tra, sát hạch nhưng cũng sẽ xem xét đến các tiêu chuẩn để đảm bảo có đủ điều kiện đặc cách. Nếu được quyết định bổ nhiệm thì đồng nghĩa là cá nhân sẽ được nhận vào viên chức.

3. Những quy định về đặc cách trong giáo dục

Đặc cách trong giáo dục phổ biến hiện nay là đặc cách xét tốt nghiệp THPT. Trong một số trường hợp xảy ra các bạn học sinh bị lỡ mất kì thi để tốt nghiệp ra trường muốn thực hiện các thủ tục để được xét tốt nghiệp phục vụ cho công việc sau này. 

Trường hợp 1: Đối với các thí sinh chưa thi một môn thi nào do bị ốm hoặc xảy ra các tình huống bất ngờ dẫn đến không thể tham dự kì thi. Lưu ý: thời hạn thông báo không quá 10 ngày so với ngày thông báo tổ chức. Điều kiện được đặc cách là thí sinh cần có học lực và hạnh kiểm năm ở năm lớp 12 đều từ loại Khá trở lên.

Thủ tục chuẩn bị hồ sơ bảo gồm: 

+ Cung cấp các giấy tờ liên quan tới việc nhập viện, ra viện và được cấp bởi chính bệnh viện từ cấp huyện trở lên (điều kiện này sẽ áp dụng cho các trường hợp bị ốm). 

+ Cung cấp giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của mình đối với các trường hợp đột xuất đặc biệt. 

+ Cung cấp giấy biên bản đề nghị đặc cách xét tốt nghiệp từ phía nhà trường nơi mà cá nhân thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp

Trường hợp 2: Đối với các thí sinh đã thi được ít nhất một môn thi xảy ra các trường hợp đột xuất hay ốm không thể tham dự thi thi điều kiện để được đặc cách là điểm các môn dự thi phải đạt 5 điểm trở lên kèm theo đó là loại học lực của năm lớp 12 đạt loại trung bình trở lên và hạnh kiểm từ loại khá trở lên. Chuẩn bị thủ tục xét đặc cách như sau:

+ Cung cấp giấy xác nhận của Hội đồng thi tại địa điểm thi 

+ Cung cấp các giấy tờ liên quan tới việc nhập viện, ra viện và được cấp bởi chính bệnh viện từ cấp huyện trở lên (điều kiện này sẽ áp dụng cho các trường hợp bị ốm). 

+ Cung cấp giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của mình đối với các trường hợp đột xuất đặc biệt. 

Những thông tin trên đây vừa cho chúng ta hiểu rõ đặc cách là gì lại vừa như kim chỉ nam giúp bạn nắm bắt được cần chuẩn bị những gì để đủ điều kiện được đặc cách vào diện viên chức và biết rõ ràng quy trình thực hiện. Mong rằng bài viết sẽ có ích để bạn dễ dàng trở thành viên chức theo diện được đặc cách.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: