[Giải đáp] Chuyên viên là gì? Câu trả lời cho bạn từ A - Z

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2024-04-17 16:50:25

Nếu như là một người thường xuyên theo dõi những công việc tuyển dụng được đăng tải trên site của vieclam88.vn, chắc hẳn bạn cũng đã từng gặp không ít các công việc như: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên tuyển dụng,...Tuy nhiên không phải bất kỳ người nào cũng có thể dễ dàng hiểu được chuyên viên là gì hay như những tiêu chuẩn của các chuyên viên hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này.

​1. Chuyên viên là gì? - Cái nhìn chung nhất

Chuyên viên là ngạch công chức hành chính xếp cho người có nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học trở lên có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo cơ quan nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ nào đó.

Chuyên viên là chức vụ có vai trò tư vấn hoặc giám sát một vấn đề, công việc nào đó giúp cho tiến độ công việc đảm bảo hoàn thành đúng tuyến độ và đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.

Thuật ngữ chuyên viên được áp dụng trong những ngành như: bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư, lịch sử,...

Chuyên viên là gì?
Chuyên viên là gì?

Những ngành nghề cần có sự giám định cao mang tính đúng sai mà phải có người hiểu sau về nó như những chuyên viên đảm nhiệm mới có thể làm được.

Hiện nay thì nhu cầu về chuyên viên của mỗi ngành là rất cao vì hầu như ngành nào cũng cần có sự kiểm định chất lượng để đảm bảo được độ chuẩn xác của sản phẩm trong mỗi lĩnh vực.

2. Vai trò của một chuyên viên

Khi làm lên chức vụ chuyên viên thì bạn phải hiểu rằng trách nhiệm của bạn trong trong công việc là cực kỳ lớn. Ngoài công việc chuyên môn của mình, bạn còn phải đảm bảo những yêu cầu khác. Đó là trách nhiệm của một chuyên viên. Vậy những vai trò của một chuyên viên đó là:

+ Đảm bảo được chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm lĩnh vực bạn đảm nhiệm. Ví dụ như bạn làm chuyên viên y tế thì bạn cần phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm y tế trước khi đưa vào sử dụng. Nếu bạn đang làm chuyên viên kỹ sư công trình, bạn cần đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành.

+ Bao quát công việc của bộ phận mình phụ trách. Ví dụ bạn là chuyên viên tuyển dụng thì bạn cần phải đảm bảo công việc tuyển dụng cần được diễn ra đúng kế hoạch và đảm bảo đủ số lượng tuyển dụng trong thời hạn nhất định.

Nói chung là đã lên chức vụ chuyên viên thì bạn có một trách nhiệm khá lớn, luôn phải đứng ra chịu mọi kết quả của lĩnh vực, phòng ban mà bạn phụ trách.

3. Các ngạch chuyên viên

Ngạch chuyên viên là như thế nào?
Ngạch chuyên viên là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về ngạch chuyên viên thì ta cần phải hiểu thuật ngữ ngạch là như thế nào? Ngạch được dùng trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam. Các bộ phận như cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên được chia ra từng bộ phận nhỏ khác nhau tùy vào mức độ chuyên môn cũng như khả năng. Đó gọi là ngạch. 

Nghĩa là mỗi một bộ phận đều có thứ bậc từ cao đến thấp. Ví dụ bạn nói ngạch nhân sự cấp cao, ngạch nhân sự cấp thấp. Được hiểu là nó cùng là một chức vụ nhưng được chia ra ở các bộ phận khác nhau.

Vậy chuyên viên cũng thế. Ngạch chuyên viên dùng để chỉ các chức vụ cao thấp, thể hiện khả năng trình độ của mỗi bộ phận. Hiện nay ở Việt Nam chia chuyên viên ra từng ngạch như sau:

3.1. Ngạch chuyên viên cao cấp

Đây là chức vụ cao cấp nhất trong lĩnh vực chuyên viên. Các chức vụ tương đương của chuyên viên cao cấp như thanh tra viên cao cấp, kiểm toán viên cao cấp, kế toán viên cao cấp,... Công việc của một chuyên viên cao cấp đó là kiểm tra chất lượng công việc chuyên môn mà mình phụ trách và có quyết định cao nhất đối với kết quả kiểm định sản phẩm chuyên môn.

Chuyên viên cao cấp là như thế nào?
Chuyên viên cao cấp là như thế nào?

Để làm được công việc thuộc ngạch này thì đòi hỏi bạn phải có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm và có óc phân tích, bóc mẽ vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc để đưa ra một kết quả chuẩn xác và chi tiết nhất.

Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên kế toán

3.2. Ngạch chuyên viên chính

Đâu là một trong những chức vụ tiếp theo của ngạch chuyên viên mà bạn cần phải biết. Đó là ngạch chuyên viên chính. Với các chức vụ tương đương như thanh tra viên chính, kiểm toán viên chính, kế toán viên chính,...

Đây là một ngạch có chức vụ vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Để làm được công việc này bạn cần phải có kinh nghiệm thật tốt về chuyên môn của mình.

Gợi ý: Việc làm chuyên viên Marketing

3.3. Ngạch chuyên viên

Những ngạch chuyên viên cần biết
Những ngạch chuyên viên cần biết

Ngạch chuyên viên tương đương với các chức vụ như Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Kế toán viên,... Là những chức vụ vô cùng quan trọng trong bộ phận công chức. Tuy là ở mức thấp nhất nhưng công việc và vai trò của vị trí này cũng không kém phần quan trọng. Đảm bảo được công việc tiến hành đúng tiến độ. Có kiến thức chuyên ngành khá cao thì mới có thể bước đến vị trí này.

Ba chức vụ này là ba chức vụ chính trong ngạch chuyên viên được chia ra ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn cố gắng thì bạn có thể từng bước tiến lên ngạch cao nhất là chuyên viên cao cấp. Mỗi bộ phận lại có chức vụ khác nhau nên cái nào cũng có tầm quan trọng riêng của nó.

4. Tiêu chí trở thành chuyên viên bao gồm những điều kiện gì?

Tầm quan trọng của một chuyên viên
Tầm quan trọng của một chuyên viên

Tiêu chí trở thành chuyên viên bao gồm những điều kiện gì?

Để có thể được đánh giá là một chuyên viên chính hiệu, làm tốt công việc có trách nhiệm cao cả như thế này thì đòi hỏi ở người muốn hướng tới những tiêu chí cụ thể như sau:

+ Có kiến thức chuyên sâu, sự am hiểu của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể và có khả năng trong việc áp dụng thực hành các kiến thức đó vào trong công việc một cách chuyên nghiệp.

+ Có khả năng chấp nhận công việc một cách nhanh chóng, xử lý tình huống bất ngờ và các kỹ năng khác cần thiết trong lĩnh vực đảm nhận và phụ trách.

+ Với những lĩnh vực, ngành nghề có đầu tư theo chiều sâu và đòi hỏi chất lượng công việc cao như: Các hoạt động tổ chức dịch vụ, khả năng nghiên cứu, kỹ năng thuyết trình, tính sáng tạo, tư vấn, khả năng quản lý, hành chính, năng lực tiếp thị,... Hoặc các công việc khác cần có sự nỗ lực, đầu tư chuyên sâu đều nằm trong sự đảm nhiệm của chuyên viên.

+ Có tinh thần và trách nhiệm làm việc chuyên nghiệp, biết cách vận dụng những phương pháp làm việc sáng tạo khoa học dựa trên những tính chất bài bản, chuyên nghiệp để đưa đến một kết quả công việc cao nhất.

+ Phải giữ cho mình một ý chí kiên định, không để tình cảm cá nhân vào công việc. Gây ảnh hưởng đến chất lượng và nghiệp vụ chuyên môn. Đó là điều cấm kỵ khi làm lĩnh vực chuyên viên.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề chuyên viên là gì và hy vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời tổng quan nhất về lĩnh vực chuyên viên.

Tiêu chí để trở thành một chuyên viên
Tiêu chí để trở thành một chuyên viên

Nếu như bạn cảm thấy những kiến thức trong bài đem đến khá nhiều hữu ích, hay muốn tìm hiểu thêm thông tin cần thiết về chủ đề nào thì đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé, vieclam88.vn sẽ chọn lọc và gửi phản hồi đến bạn một cách nhanh nhất!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: