Top 10 những câu hỏi phỏng vấn ngành kinh doanh phổ biến nhất

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2024-04-08 14:52:25

Việc làm ngành kinh doanh hiện nay rất rộng mở, tuy nhiên cạnh tranh công việc cũng vô cùng gay gắt. Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn ngành kinh doanh cùng gợi ý trả lời cho bạn.

1. Câu hỏi 1: Hãy kể về cuộc đàm phán khó nhất mà bạn từng trải qua?

Gợi ý trả lời:

Hãy kể lại 1 cách ngắn gọn và đưa ra những ưu điểm của bạn trong cuộc đàm phán đó, để ghi điểm trong mắt NTD bạn nên đưa ra đc phương pháp mà bạn thuyết phục được khách hàng, đừng chỉ kể lại cho có. Một mẹo nhỏ cho bạn khi trả lời dạng câu hỏi tình huống như vậy đó là trả lời theo phong cách STAR: đưa ra tình huống cách thức giải quyết và kết quả bạn đạt được.

Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình trong kinh nghiêm thực tế, nhiệm vụ đưa ra quyết định tốt trong các tình huống thử thách. Bắt đầu với một câu chuyện cho thấy bạn đã thành công trong việc giải quyết một vấn đề khó khăn cùng cách thức mà bạn đàm phán giải quyết như thế nào và điều đó đã mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp hay sếp cũ của bạn.

Với bất cứ ví dụ nào bạn sử dụng, hãy chắc chắn rằng nó làm nổi bật kỹ năng, trình độ và vai trò của mình. Vì lẽ, sự linh hoạt và khả năng điều hướng thay đổi, kỹ năng đàm phán, sự kiên trì chính là yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh.

Hãy kể về cuộc đàm phán khó nhất mà bạn từng trải qua?

Bước đầu tiên của bạn là đưa ra chính xác thử thách là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với bộ phận mà bạn đang làm việc. Tiếp theo sẽ đề cập đến các phương án và thành tựu đã đạt được.

Người phỏng vấn có thể thử đặt ra một câu hỏi như thế này ngay giữa những câu hỏi hóc búa về kỹ năng và kinh nghiệm không chỉ để nghe câu trả lời của bạn, mà còn để xem bạn cảm thấy thoải mái như thế nào khi bạn trả lời. Biết những gì bạn có thể dự đoán trước cuộc phỏng vấn có thể giúp bạn bớt lúng túng và câu trả lời sẽ hoàn hảo hơn.

Tham khảo: Tìm việc làm nhân viên kinh doanh

2. Câu hỏi 2: Theo bạn khi đàm phán trực tiếp và đàm phán thông qua điện thoại thì việc nào khó hơn?

Gợi ý trả lời:

Ở câu này, bạn nên nhớ rằng, việc nào cũng có khó khăn riêng, bạn hãy trả lời thật khéo léo để thuyết phục được NTD. Và hãy cho NTD thấy ưu điểm của bạn trong cả 2 lĩnh vực này.

“Việc nào cũng có 2 mặt của nó. Về mảng đàm phán trực tiếp, yếu cần là ngoại hình chỉnh chu, giao tiếp ứng xử với khách hàng, nắm bắt biểu cảm trên khuôn mặt khách hàng để suy đoán về suy nghĩ của họ. Còn việc giao tiếp bằng điện thoại yêu cầu phải biết cách nắm bắt tâm lý của khách hàng bằng giọng nói của họ, cách họ len tông giọng hay hạ tông giọng cũng chính là biểu hiện về tâm lý của họ. Và tôi nghĩ mỗi cách đàm phán sẽ mang lại cho nhân viên những trải nghiệm tốt và rèn luyện bản thân, họ cũng sẽ có những phương pháp phù hợp”.

Theo bạn khi đàm phán trực tiếp và đàm phán thông qua điện thoại thì việc nào khó hơn?

3. Câu hỏi 3: Bạn có đánh giá gì về sản phẩm hay loại hình kinh doanh của chúng tôi?

Gợi ý trả lời:

NTD muốn biết bạn đã tìm hiểu về công ty và sản phẩm như thế nào, bạn cảm nhận về sản phẩm ra sao. Nếu bạn yêu thích sản phẩm đó, thấy sản phẩm đó tốt thì bạn mới có thể tư vấn cho khách hàng tốt và chốt đơn nhiều.

Để đáp ứng tốt câu hỏi này mà không làm phật lòng nhà tuyển dụng, bạn có thể đánh giá một khía cạnh khác về sản phẩm hoặc doanh nghiệp như: bao bì, phẩm chất. khả năng tiếp thị quảng cáo, các đối thủ cạnh tranh. Đôi khi bạn cũng có thể lồng một số quan điểm cá nhân (có thể là tiêu cực) khi đánh giá sản phẩm.

Ví dụ về cách bạn đánh giá sản phẩm như sau: “Tôi biết rằng dầu dừa có khả năng phục hồi tóc hư tổn, giữ ẩm và như một chất chống xoăn. Dầu dừa là một thành phần thô có sẵn khá rộng rãi trên mạng và ngoài thị trường, và tôi có thể dễ dàng mua nó tại các cử hàng cũng như siêu thị địa phương. Tuy nhiên, tôi vẫn chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình vì chất lượng đã được kiểm chứng, giá thành rẻ và, …”

Vị dụ một cách khác để trả lời: “Công ty Công nghệ XYZ bán hai cấp lưu trữ đám mây: cấp độ đầu tiên hướng đến người tiêu dùng và theo đánh gái của tôi việc đưa tin trên phương tiện truyền thông là bạn đang muốn tăng cường tiếp thị cho sản phẩm. Đồng thời, XYZ cũng bán cho các đị lý, các doanh nghiệp khác điều đó thực sự thúc đẩy doanh số có ý nghĩa hơn.”

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng ngành kinh doanh bất động sản

4. Câu hỏi 4: Khi gặp khách hàng “ chê bai”, “mắng nhiếc” về sản phẩm bạn sẽ phản ứng thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi gặp khách hàng “ chê bai”, “mắng nhiếc” về sản phẩm bạn sẽ phản ứng thế nào? Là cách nhà tuyển dụng dùng để kiểm chứng việc bạn phản ứng như thế nào trong các tình huống và sự nhanh nhạy của bạn ra sao. Ví dụ “ Sản phẩm nào cũng có những ưu và nhược điểm của nó, có thể với người này nó phù hợp nhưng với người khác thì chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của họ. Khi gặp tình huống khách hàng như vậy, tôi sẽ cố gắng nghe hết phản hồi của họ, khi họ đã bình tĩnh lại 1 chút, tôi sẽ hỏi thăm về quá trình mà họ tiếp xúc hoặc sử dụng sản phẩm, gặp những vấn đề gì và đưa ra những giải pháp cho họ. Quan trọng là đúng tâm lý khách hàng”

Khi gặp khách hàng “ chê bai”, “mắng nhiếc” về sản phẩm bạn sẽ phản ứng thế nào?

Là một nhân viên kinh doanh, trong mọi trường hợp bạn đều phải thể hiện tính cách ấm áp, thân thiện và chuyên nghiệp của mình. Thể hiện được khả năng kiểm soát cảm xúc và ứng phỏ linh hoạt sẽ bạn sẽ tạo một ấn tượng không hề nhỏ với nhà tuyển dụng.

5. Câu hỏi 5: Bạn sẽ làm gì nếu trong 1 tháng bạn không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng đánh giá về việc chăm sóc khách hàng?

Gợi ý trả lời:

Đã làm kinh doanh thì việc không đạt doanh thu là chuyện có thể hiểu được, kinh doanh có mùa. Nhưng bạn cũng không thể đánh giá việc này là chuyện thường trong mắt NTD, công ty nào cũng vậy, không thể không có doanh thu trong bất cứ tháng nào, như vậy đâu thể lấy thu bù chi. Vậy nên hãy đưa ra giải pháp để chứng minh rằng dù bạn không có doanh thu tháng này nhưng bạn sẽ tạo ra doanh thu trong tháng sau đó.

6. Câu hỏi 6: Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng nói rằng bạn mất quá nhiều thời gian để xử lý một vấn đề?

Gợi ý trả lời:

Người phỏng vấn muốn xem cách bạn xử lý phản hồi tiêu cực và tình huống căng thẳng như thế nào. Bạn có thể trả lời bằng chính những kinh nghiệm thực tế của mình hoặc những đánh giá của bản thân.

Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng nói rằng bạn mất quá nhiều thời gian để xử lý một vấn đề?

Ví dụ câu tả lời: “Thông thường, tôi cố gắng tránh phản hồi đó bằng cách đưa ra ước tính trước cho khách hàng về thời gian thực hiện một nhiệm vụ và tại sao nó có thể mất một thời gian. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng có thể giả quyết tốt vấn đề. Nếu tôi nhận được phản hồi này, tôi sẽ bắt đầu bằng cách thừa nhận nó mà không cần đề phòng. Tôi có thể nói điều gì đó như "Tôi xin lỗi rằng vấn đề này mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để giải quyết". Sau đó, tôi sẽ tìm giải pháp thực tế. Chẳng hạn, tôi có thể gọi lại cho khách hàng, cung cấp thông tin cập nhật qua email hoặc làm điều gì đó sẽ giải phóng thời gian của người đó. Điều đó sẽ giúp khách hàng kết thúc sự tương tác hài lòng.”

7. Câu hỏi 7: Chỉ tiêu ở công ty cũ của bạn để đánh giá về 1 nhân viên kinh doanh?

Gợi ý trả lời:

Câu hỏi này để NTD đánh giá về công việc cũ của bạn cũng như đánh giá khả năng của bạn, mức chịu áp lực của bạn và lợi nhuận mà bạn có thể mang lại. Hãy nhớ rằng, NTD có rất nhiều cách để biết được câu trả lời chính xác, vậy nên bạn hãy trung thực nhé.

8. Câu hỏi 8: Theo anh chị, ở vị trí này chúng tôi nên lựa chọn những nhân viên như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Hãy trả lời theo cách gợi ý đáp án cho NTD theo những yêu cầu mà họ đã có trong bản mô tả công việc, vì bạn sẽ không thể đoán được ý đồ của họ. Bạn hãy đưa ra 1 số tiêu chí mà là điểm mạnh của bạn trong công việc này, như vậy sẽ chứng minh cho NTD thấy bạn là người phù hợp.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh online

9. Câu hỏi 9: Với 1 khách hàng tiềm năng mà bạn đang chăm sóc, khi nào bạn sẽ ngừng theo đuổi họ?

Gợi ý trả lời:

Khách hàng tiềm năng là gì? Bạn phải nắm được kỹ nhé, họ là những ng đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn rồi, vậy nên bạn cần tự tin khẳng định rằng bạn sẽ có cách để họ tin tưởng và sử dụng sản phẩm. 

10. Câu hỏi 10: Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải đối phó với một khách hàng khó tính và cách bạn xử lý nó?

Gợi ý trả lời;

Người phỏng vấn muốn biết bạn sẽ phản ứng như thế nào và khuếch tán những cảm xúc tiêu cực từ những khách hàng thách thức ra sao. Đây chính là một ví dụ về một câu hỏi phỏng vấn hành vi. Một câu trả lời mạnh mẽ sẽ thể hiện các kỹ năng giải quyết xung đột của bạn và cách bạn có thể giữ bình tĩnh, tôn trọng và hữu ích để đối phó với những khách hàng không hài lòng.

Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải đối phó với một khách hàng khó tính và cách bạn xử lý nó?

Ví dụ bạn có thể trả lời như sau: “Một lần, một khách hàng vô cùng khó chịu với bữa ăn của mình. Khi tôi nhìn vào cái đĩa, tôi không phát hiện ra vấn đề gì. Trước hết, tôi hỏi anh tại sao anh không vui. Hóa ra anh ta bị dị ứng với sữa, và cái đĩa có rắc phô mai lên nó. Tôi thừa nhận tình hình và xin lỗi sự đồng cảm của người giúp đỡ. Sau đó, tôi đề nghị được làm lại bếp. Tôi cũng đã đề cập với người quản lý của mình, người đã có thể cung cấp cho anh ta một đồ uống miễn phí. Cuối cùng, anh ấy đã để lại một lời khuyên lớn và xin lỗi vì đã không đề cập đến dị ứng của anh ấy từ đầu bữa ăn khi tôi hỏi về sở thích ăn kiêng và dị ứng.”

Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ hệ thống những câu hỏi phỏng vấn ngành kinh doanh cho mình cùng những gợi ý trả lời cho từng câu hỏi đó.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: