8 cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý đem lại hiệu quả cao

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-15 14:46:08

Bạn luôn cho rằng việc học đang bị quá tải, dù học ngày học đêm mà kết quả vẫn không cải thiện. Đó là bởi vì quá trình học tập của bạn chưa được phân bổ hợp lý. Bạn cần có thời gian biểu phù hợp với lịch trình của bản thân. Vậy cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý là như thế nào?

1. Lập danh sách chi tiết những công việc cần làm trong ngày

Trước khi bắt đầu một ngày mới thì bạn nên dành ra 5 phút để liệt kê toàn bộ những công việc bạn cần làm trong ngày và đánh dấu những công việc ưu tiên cần phải hiện thiện trong hôm đó để thực hiện trước. Tuy nhiên hãy chỉ chọn lọc những công việc cần thiết cho từng hôm đừng nên ôm đồm quá nhiều việc khiến cho bản thân bị quá tải khó đảm bảo chất lượng.

Ví dụ như trong một hôm bạn chỉ nên liệt kê những bài tập của những môn học có deadline sát nhất với thời điểm thực hiện hoặc chỉ học từ 1 - 2 môn trong một ngày để bản thân có thể tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức cần học.

Lập danh sách các công việc cần làm cùng thời gian biểu hợp lý
Lập danh sách các công việc cần làm cùng thời gian biểu hợp lý

Sau đó lên kế hoạch cụ thể bằng cách phân chia từng khoảng thời gian hợp lý và phù hợp với bản thân để có thể hoàn thành những công việc đã đề ra. Đồng thời tuân thủ đúng thời gian biểu đã lập ngay cả khi hết thời gian cho công việc đó bạn cũng nên dừng lại và tiếp tục làm theo kế hoạch như vậy sẽ tạo một thói quen tốt và sau này bạn cũng sẽ có ý thức đẩy nhanh tốc độ thực hiện để đảm bảo hoàn thiện theo đúng những gì mình đã làm.

Xem thêm: Giúp bạn học giỏi toàn diện với các phương pháp tự học hiệu quả nhất

2. Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi hợp lý

Giữa các công việc bạn nên để thời gian để bản thân nghỉ ngơi không nên học tập một mạch từ sáng đến tối khiến đầu óc bị quá tải gây ra stress và ảnh hưởng sức khỏe. Bạn nên chia thời gian hợp lý đan xen khoảng nghỉ ngơi ngắn dài tùy lịch trình của bản thân. Đồng thời bạn có thể tận dụng những lúc rảnh rỗi hợp lý bằng các phương thức giải trí hữu ích như đọc sách, xem video liên quan đến môn học đang nghiên cứu, nghe nhạc,... Như vậy vừa thư giãn vừa có thể đổi cách học mới khiến cho bộ não có thể linh hoạt tiếp thu những kiến thức khác nhau.

Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi hợp lý
Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi hợp lý

3. Biết cách từ chối

Tại sao bạn cần phải biết cách từ chối người khác? Trong những trường hợp cụ thể, việc làm thêm những công việc, nhiệm vụ khác ngoài phạm vi và thời gian cho phép của bản thân thì nên từ chối. Chẳng hạn như bạn chuẩn bị có ngày thi vào ngày hôm sau mà bạn bè rủ đi chơi hoặc phải làm thêm những việc không liên quan thì nên biết từ chối các lời đề nghị tập trung vào việc học.

4. Lựa chọn thời gian học hợp lý

Sắp xếp thời gian học vào lúc bạn cảm thấy đầu óc mình minh mẫn nhất và có thể tập trung hoàn toàn vào việc học. Mỗi người sẽ có những khoảng thời gian tập trung tốt trong ngày có thể là buổi sáng, buổi tối hoặc buổi đêm. 

Bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho việc học như vậy vừa không hiệu quả lại khiến bản thân mệt mỏi dù chỉ học 30 - 1 tiếng mà tinh thần bạn tốt tập trung vào công việc thì sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Chọn thời gian học phù hợp với bản thân
Chọn thời gian học phù hợp với bản thân

5. Luôn luôn ôn lại những kiến thức đã học mỗi ngày

Trước khi bắt đầu học lượng kiến thức mới thì hãy đảm bảo mình đã nắm chắc những nền tảng như vậy sẽ không bị hổng kiến thức và có thể tiếp tục nâng cao trình độ lên. Để nhớ được nhiều bài học như vậy thì bạn phải luyện tập mỗi ngày, sau khi học xong hãy hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy đề tổng hợp lý thuyết sau đó áp dụng vào các bài tập để nhớ lâu và sâu hơn.

Tuy nhiên, nên để không nên ôn lại các kiến thức đã học hôm qua hãy để cách 2,3 ngày để não bộ quên hết rồi mới hệ thống lại. Đây là cách học hiệu quả giúp các bạn nhớ được nhiều lượng kiến thức trong thời gian dài.

6. Thực hiện các chế độ sinh hoạt điều độ

Sức khỏe rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện công việc vậy nên hãy luôn ưu tiên nâng cao sức khỏe bằng việc sinh hoạt điều độ. Không nên thức quá khuya khiến cho bản thân mệt mỏi, ngủ đúng giờ và đủ giấc như với người lớn chỉ nên ngủ 8 tiếng/ngày nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút để tỉnh táo và minh mẫn hơn khi làm việc buổi chiều. 

Kết hợp sinh hoạt điều độ nâng cao sức khỏe bản thân
Kết hợp sinh hoạt điều độ nâng cao sức khỏe bản thân

Ngoài ra chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, không nên bỏ bữa hoặc ăn nhiều đồ gây hại đến sức khỏe như đồ chiên dầu, thức ăn nhanh, rượu bia, cà phê,... Có thể những loại đồ ăn đó khiến bạn no bụng và tỉnh táo nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này vậy nên hãy hạn chế để bản thân có sức khỏe tốt như vậy việc học tập cũng sẽ hiệu quả hơn.

Xem thêm: Làm sao để viết văn hay? Tuyệt chiêu viết văn tràn đầy cảm xúc!

7. Đặt mục tiêu rõ ràng vừa sức với bản thân

Ngoài việc lên kế hoạch các công việc cần thiết phải làm thì bạn cần phải đặt mục tiêu theo ngày/tuần/tháng/năm để phấn đấu như vậy bạn sẽ biết cần phải làm gì để đạt được điều đó. Mục tiêu càng rõ ràng càng giúp bạn định hướng những công việc cần phải làm. Chẳng hạn như, bạn đặt mục tiêu cuối tháng thi IELTS được 8.0 thì bạn cần phải lên kế hoạch học tiếng Anh cả tháng phân chia theo từng tuần phải đạt được số điểm cao cho từng kỹ năng trong các bài thi thử như vậy bạn sẽ cố gắng nỗ lực hơn để có được điều đó.

Tuy nhiên không nên đặt ra những mục tiêu quá tầm với của bản thân, thiếu tính thực thế dẫn đến sự thất bại và gây chán nản. Ví dụ như bạn không thể đặt mục tiêu trở thành giám đốc của một trung tâm tiếng Anh mà ngay cả chứng chỉ ngoại ngữ bạn còn chưa đạt được. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ mà bản thân mình có thể phấn đầu được, sau khi hoàn thành từng mục tiêu đề ra thì tiếp tục nâng cao mục tiêu lên như vậy sẽ chắc chắn hơn.

Đặt mục tiêu thực tế và rõ ràng vừa sức với bản thân
Đặt mục tiêu thực tế và rõ ràng vừa sức với bản thân

8. Luôn mang sổ tay cá nhân bên mình để ghi chú

Bạn sẽ không thể nhớ hết những công việc đề ra nên luôn cần có sổ tay để ghi chú lại những thông tin cần thiết hoặc đánh dấu những việc đã hoàn thiện theo kế hoạch như vậy có thể theo dõi tiến độ thực hiện và kết quả của mình. Trong trường hợp có những công việc phát sinh bạn cũng nên ghi lại để hết một ngày tổng kết lại những điều đã làm được.

Thời đại công nghệ phát triển các bạn có thể không cần phải đem theo sổ tay mà có thể dùng điện thoại cá nhân để tiện ghi chú như vậy sẽ tránh trường hợp quên sổ. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng điện thoại giúp các bạn có thể lập kế hoạch, thời gian biểu cá nhân và đặt hẹn giờ nhắc nhở khi tới giờ làm việc như vậy sẽ tiện cho bạn cũng như dễ dàng theo dõi quá trình và thời gian thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả học tập các bạn cần tạo cho mình những thói quen khoa học, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý cùng với những phương pháp học phù hợp với bản thân. Mỗi người có một tính cách và lịch trình khác nhau, các bạn có thể linh hoạt những cách sắp xếp thời gian học tập bên trên sao cho hợp lý nhất. 

Luôn có sổ tay hoặc điện thoại để ghi chú lại những công việc đã hoàn thành
Luôn có sổ tay hoặc điện thoại để ghi chú lại những công việc đã hoàn thành

Bên trên là những bí kíp hướng dẫn các bạn cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý và hiệu quả. Học tập là cả một quá trình không chỉ ngày một ngày hai là có thể đạt được kết quả như mong muốn mà cần sự quyết tâm và nỗ lực của mỗi người. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp học tập bổ ích truy cập website vieclam88.vn

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: