Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV đốn gục nhà tuyển dụng

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2024-04-02 17:09:49

Trình độ học vấn là cụm từ được xuất hiện nhiều trong các mẫu CV xin việc, nhưng không phải ai cũng hiểu và định nghĩ đúng cụm từ này, dẫn đến việc nhiều bạn sinh viên hay ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV viết sai và hiểu nhầm giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn trong CV. Vậy trình độ học vấn là gì?

1. Trình độ học vấn là gì?

Theo định nghĩa của tổ chức văn hóa, khoa học thì trình độ học vấn đạt được của một người được hiểu là trình độ học vấn ở lớp học cao nhất mà người đó hoàn thành được trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học, được gọi là trình độ học vấn. Nếu các bạn để ý trong các tài liệu hướng dẫn cách tạo CV xin việc luôn luôn đề cập tới việc các bạn cần phải điền đầy đủ mục trình độ học vấn của mình để tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Hệ thống giáo dục quốc dân được bao gồm là hệ thống giáo dục chính quy, hệ thống giáo dục thường xuyên, hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta bao gồm từ những cấp bậc mầm non, bậc tiểu học, cấp trường trung học cơ sở, giáo dục phổ thông, dạy nghề, cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp đấy được gọi là hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.

Trình độ học vấn là gì?

 

2. Tầm quan trọng của trình độ học vấn trong CV xin việc

Nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến những ứng viên có được trình độ học vấn cao trong CV. Phần nội dung trình độ học vấn trong CV cũng là một trong những phần giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Theo các chuyên gia thì hầu như các bạn ứng viên bỏ trống mục trình độ học vấn thường bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng ngay từ  những giây phút đầu tiên dù cho đó là cv viết tay một cách tỉ mỉ và cẩn thận, hoặc đó là một bản CV xin việc online được thiết kế siêu độc đáo.

Tầm quan trọng của trình độ học vấn trong CV xin việc

Những thông tin bạn đưa vào phần học vấn trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Trình độ học vấn là thước đo mà nhà tuyển dụng dùng khi so sánh giữa các ứng viên, không phải ai có bằng cấp cao, ai có trình độ học vấn cao ghi vào CV cũng được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Đôi khi nghệ thuật ghi trình độ học vấn trong CV xin việc cũng là một phần giúp nhà tuyển dụng.

Tham khảo: Việc làm bán hàng

3. Cách viết phần trình độ học vấn trong CV?

Để có một CV xin việc chuyên nghiệp bạn cần phải đầu tư rất nhiều vào cả nội dung và hình ảnh, một trong những phần mà nhà tuyển dụng quan tâm là trình độ học vấn trong CV, với những bạn ứng viên mới ra trường ít kinh nghiệm viết CV xin việc thì luôn lựa chọn cách viết cv theo mẫu có gì viết đó, kể chi tiết, liệt kê hết các cấp học mình đã từng trải qua, những cách viết này không phải là cách viết để tạo nên một CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp, nội dung bên dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo để có thể viết được trình độ học vấn thu hút mọi nhà tuyển dụng khi nộp hồ sơ, cùng tham khảo nhé.

3.1. Nên viết gì vào mục trình độ học vấn?

Nên viết gì vào mục trình độ học vấn là câu hỏi của khá nhiều sinh viên mới ra trường, những người ít kinh nghiệm viết CV, họ còn chưa phân biết được sự khác nhau giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn dẫn đến việc không biết viết gì. Để có một CV xin việc chuyên nghiệp thì mục trình độ học vấn bạn nên đưa vào những nội dung sau đây.

Thứ nhất là chọn những cấp học cao nhất mà bạn có được, ví dụ như bạn đã học xong đại học thì trình độ học vấn bạn sẽ ghi là Đại học, nếu bạn mới tốt nghiệp cấp 3 không đi học đại học mà đi làm thì bạn có thể ghi là trình độ học vấn là 12/12, hoặc với những bạn học nghề xong thì có thể ghi là trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề… đây là những ví dụ về trình độ học vấn bạn cần phải phân biệt rõ với trình độ chuyên môn.

Yếu tố đầu tiên để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó là bạn nên viết đúng, sau khi đã hiểu về trình độ học vấn và viết đụng bạn cần phải tìm hiểu cách viết CV ấn tượng lôi cuốn nhà tuyển dụng.

Bạn nên lựa chọn những thông tin cần thiết để đưa vào nội dung phần trình độ học vấn trong CV, bạn không nên liệt kê tất cả các cấp học từ bậc tiểu học đến đại học, như vậy sẽ khiến cho CV xin việc của bạn không đúng trọng tâm và quá dài dòng. Nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những CV như vậy đồng nghĩa với việc bạn đã làm mất cơ hội của mình.

Bạn nên chọn những cấp học cao nhất có liên quan đến vị trí đang tuyển dụng như vậy thông tin của bạn mới được đánh giá cao và có tính thuyết phục.

Tiếp theo là bạn nên lựa chọn viết trình độ học vấn theo thứ tự thời gian có như vậy thì nhà tuyển dụng mới dễ theo dõi và điều đó cũng khẳng định được thông tin bạn đưa ra có tính thuyết phục.

Cách viết phần trình độ học vấn trong CV?

3.2. Trình độ học vấn nên để ở phần nào trong CV xin việc

Trong một CV xin việc có nhiều phần, việc chọn vị trí để liệt kê trình độ học vấn cũng là vấn đề khó khăn cho nhiều người, vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn về việc đặt trình độ học vấn ở đâu trong CV xin việc, hãy tham khảo nội dung dưới đây.

Một CV xin việc sẽ có các phần như thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, hoạt động khác… vậy bạn nên đặt phần trình độ học vấn ở vị trí nào của CV.

Có thể thấy hiện nay có rất nhiều mẫu CV xin việc file word được thiết kế và trình bày theo nhiều cách khác nhau, không có một văn bản luật nào quy định ứng viên phải viết theo một quy định có sẵn, chính vì vậy mà sáng tạo là vô biên vậy bạn nên đặt trình độ học vấn ở đâu.

Vị trí đầu tiên của bản CV đây là một vị trí không được cho là thiên thời địa lợi nhân hòa, vì đầu tiên của CV bạn nên dùng để giới thiệu về những thông tin cá nhân để nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Không nên để trình độ học vấn ở vị trí đầu của CV. Vị trí thích hợp nhất bạn nên để đó chính và vị trí giữa của CV, sau khi đã giới thiệu đôi chút về bản thân như họ tên, địa chỉ liên lạc, email, số điện thoại… sau phần thông tin cá nhân là đến các phần về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc… về thứ tự các phần thì không bắt buộc bạn phải tuân thủ các thứ tự, bạn sẽ dựa vào mục đích của CV của mình, ở phần này bạn có thể đưa nội dung của trình độ học vấn vào, để nhà tuyển dụng thấy được.

Tìm hiểu thêm: Cách trình bày trình độ tiếng Anh trong CV xin việc

4. Những lưu ý khi viết trình độ học vấn trong CV

Không phải ai cũng có thể viết tốt ngay từ những lần đầu tiên viết CV, họ cần phải có được những kinh nghiệm qua nhiều lần viết thì mọi chuyện mới trở nên đơn giản. Các bạn đừng nên coi nhẹ mục này vì đối với các ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như các ngành về công nghệ thông tin thì các nhà tuyển dụng khá là kĩ tính, ví dụ như các bạn nộp một bản CV it cho nhà tuyển dụng để ứng tuyển và nếu mục trình độ học vấn của các bạn bỏ trống thì bản CV đó sẽ trở thành một mớ giấy trắng trong mắt nhà tuyển dụng đó. Dưới đây là một số lưu ý khi viết cv, trình độ học vấn trong CV mà bạn cần biết để có thể có được những mẫu CV đốn tim nhà tuyển dụng.

4.1. Viết ngắn gọn nhưng phải chi tiết

Công thức để tạo nên một CV chuyên nghiệp là nội dung cần phải ngắn gọn súc tích nhưng đủ ý, chính vì vậy mà bạn nên chọn lọc những câu từ, những thông tin để đưa vào nội dung phần trình độ học vấn. Bạn nên nêu ra một số cấp học cao nhất của bạn, những cấp học có liên quan đến vị trí tuyển dụng, sau đó chọn một cấp học cao nhất và chi tiết nó, đấy là mẹo để bạn thiết kế CV đẹp, chuyên nghiệp.

4.2. Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ

Tiếp theo là bạn không nên bỏ qua những chi tiết nhỏ, những chi tiết nhỏ mà có võ thì nên tập trung để đưa vào, những cái này sẽ giúp bạn khác biệt với CV của ứng viên khác. Ghi điểm trong ánh mắt của nhà tuyển dụng, đó chính là cách để bạn nổi bật so với các ứng viên khác.

4.3. Bỏ qua những điểm trung bình thấp

Với những ứng viên có điểm trung bình thấp, hay bằng cấp không được như mong muốn thì bạn nên lựa chọn cách nói giảm nói tránh, không nên nói thẳng vấn đề, hoặc với những con điểm thấp bạn nên bỏ qua, không nên đề cập đến, đây được xem là bí quyết của việc đẹp khoe ra còn xấu thì che lại, hãy quảng cáo bản thân một cách tinh tế nhất để thu hút được nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc

4.4. Quảng cáo những thành tích tốt

Còn đối với những bạn có bằng cấp cao, thành tích tốt trong học tập thì đây chính là cơ hội để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng chúng để quảng cáo bản thân một cách tốt nhất, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm mạnh của mình để nhà tuyển dụng có cơ sở lựa chọn bạn mà không phải ứng viên khác.

4.5. Không nên ghi những cấp học thấp

Việc ghi chi tiết trình độ học vấn là cách để nhà tuyển dụng dễ theo dõi thông tin của bạn đưa ra, những với nhiều ứng viên lại mắc lỗi kể quá chi tiết từ những cấp học thấp, nó không phục vụ cho vị trí ứng tuyển của ứng viên mà nó làm cho CV của bạn trở nên dài dòng, không cô đọng và súc tích. 

4.6. Thành thật khi cung cấp thông tin

Việc viết về trình độ học vấn bạn cần phải thành thật vì nó còn liên quan đến những giấy tờ khác trong CV của bạn, bạn không thể nói bạn đã tốt nghiệp trường đại học A, đại học B nhưng khi nhà tuyển dụng yêu cầu bằng cấp bạn lại không có, như vậy bạn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, mà việc không thành thật này ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định chọn bạn hay chọn ứng viên khác, vì nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên trung thực, thật thà, họ sẽ không tuyển những ứng viên gian dối ngay từ những thông tin đưa vào CV, chính vì vậy mà bạn nên thành thật cung cấp những thông tin mà mình có. Ngoài ra để nhà tuyển dụng có thêm sự tin tưởng đối với các bạn thì các bạn có thể thêm mục người tham chiếu trong CV, việc này sẽ giúp cho bản CV của các bạn có thêm giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Đọc ngay những lưu ý về thông tin thêm trong cv để biết cách chọn lọc những thông tin có giá trị cho cv xin việc của bản thân.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho các bạn ứng viên có thêm được những kinh nghiệm viết phần trình độ học vấn trong CV xin việc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: